.3 Bảng các phiên bản của Android

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BÁN LAPTOP CỦA CỬA HÀNG TÂN HƯNG TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG (Trang 35 - 45)

Android 11 là phiên bản mới nhất của hệ điều hành android, mang đến những thay đổi mới giúp việc sử dụng smartphone trở nên dễ dàng hơn như quay video màn hình, tùy chỉnh giao diện theo sở thích của bản thân, bảo mật tốt hơn với tính năng chia sẻ vị trí một lần,….

Hệ điều hành Android được ưa chuộng nhất thế giới với vô vàn điểm thú vị, được cả thế giới yêu thích. Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn biết nhiều thông tin hấp dẫn về Android giúp bạn sử dụng hệ điều hành tốt hơn.

2.3.2 Kiến trúc hệ điều hành Android

+ Tầng Applications: Là tầng chứa các ứng dụng danh bạ, gọi điện, trình duyệt, Nghe nhạc, … các ứng dụng này thường mua máy về chúng ta đã có sẵn rồi.

+ Tầng Framework: Là tầng chứa các API để làm việc với hệ điều hành như lấy thông tin danh bạ, quản lý các Activity (Activity là gì thì giờ chúng ta chưa cần quan tâm, các bài sau sẽ giải thích kĩ), quản lý địa điểm, quản lý các View (cũng chưa cần quan tâm).

+ Tầng Libraries: Chứa các thư viện, API gần như là cốt lõi của Android, bao gồm bộ quản lý bề mặt cảm ứng (Surface Manager), OpenGL (phục vụ cho việc dựng đồ họa phức tạp), …

+ Tầng Android Runtime: Chứa các thư viện lõi của Android và máy ảo Dalvik Virtual Machine (từ Android 4 trở lên chúng ta có thêm máy ảo ART).

+ Tầng Kernel: Là nhân lõi của hệ điều hành, chứa các tập lệnh, driver giao tiếp giữa phần cứng và phần mềm của Android.

Trong quá trình làm việc, chúng ta sẽ gần như chỉ làm việc với tầng xanh lam (Applications và Application Framework) và xanh lá (Libraries). Chương trình Android được viết bằng ngôn ngữ Java và được máy ảo DVM / ART trong mỗi thiết bị Android biên dịch ra mã máy.

Hình 2.1 Tổng quan hệ điều hành Android2.4 Cấu hình phần cứng tối thiểu 2.4 Cấu hình phần cứng tối thiểu

- Cấu hình tối thiểu cài đặt Android Studio:

+ Microsoft® Windows® 10/8/7 (32 or 64-bit) + 4 GB RAM. (Khuyến cáo là 8GB)

+ Chip core I3 trở lên

+ 400 MB hard disk space + ít nhất 1GB cho Android SDK, emulator + Độ phân giải tối thiếu 1366 x 768

- Một số tính năng nổi bật của Android Studio:

+ Bộ công cụ build ứng dụng dựa trên Gradle (thay vì Maven). + Chức năng dò và sửa lỗi nhanh, hướng Android.

+ Công cụ chỉnh sửa màn hình dạng kéo thả tiện lợi.

2.5 Các phần mềm nền tảng 2.5.1 Giới thiệu Android Studio

Android Studio là một phầm mềm bao gồm các bộ công cụ khác nhau dùng để phát

triển ứng dụng chạy trên thiết bị sử dụng hệ điều hành Android như các loại điện thoại smartphone, các tablet... Android Studio được đóng gói với một bộ code editor, debugger, các công cụ performance tool và một hệ thống build/deploy (trong đó có trình giả lập simulator để giả lập môi trường của thiết bị điện thoại hoặc tablet trên máy tính) cho phép các lập trình viên có thể nhanh chóng phát triển các ứng dụng từ đơn giản tới phức tạp.

Hình 2.2 Logo Android Studio

Android Studio lần đầu tiên được công bố tại hội nghị Google I/O vào năm 2013 và được phát hành cho công chúng vào năm 2014 sau nhiều phiên bản beta khác nhau. Trước khi được phát hành, các nhà phát triển Android thường sử dụng các công cụ như Eclipse IDE, một IDE Java chung cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Công cụ hỗ trợ lập trình Android: - Android Studio

- SQLite - Java

2.5.2 Giới thiệu về Java

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) và dựa trên các lớp (class), ban đầu được phát triển bởi Sun Microsystems do James Gosling khởi xướng và phát hành vào năm 1995. Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtime environment) chạy.

Hình 2.3 Logo Ngôn Ngữ Java

Java hỗ trợ tối đa cho hệ điều hành Android. Vì thế ngôn ngữ lập trình này được áp dụng rất nhiều vào các ứng dụng dành cho Android. Số người sử dụng Android chiếm hơn một nửa thị phần vì vậy có thể thấy, nhu cầu sử dụng các ứng dụng là rất lớn.

Nếu trong tay bạn đang cầm một chiếc điện thoại chạy trên hệ điều hành Android thì đừng bất ngờ, bất cứ một ứng dụng nào trên đó cũng đều được hình thành và phát triển trên nền tảng Java. Chính điều này đã tạo ra cơ hội lớn cho các lập trình viên Java: nếu họ học tốt và có kỹ năng thì chắc chắn những lập trình Java sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp.

Để bắt đầu học lập trình Java, bạn phải cần thông thạo các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có thể học qua lập trình C để làm quen với những khái niệm của loại lập trình này cũng như có thể hiểu sâu hơn về Java và các công nghệ Java mà nhiều người thường sử dụng như:

- Java Core.

- Enterprise Java Beans. - JSP/Java Severlet. - JDBC và RMI.

2.5.3 Giới thiệu về SQLite

SQLite là một thư viện phần mềm mà triển khai một SQL Database Engine, không cần máy chủ, không cần cấu hình, khép kín và nhỏ gọn. Nó là một cơ sở dữ liệu, không cần cấu hình, có nghĩa là giống như các cơ sở dữ liệu khác mà bạn không cần phải cấu hình nó trong hệ thống của mình.

SQLite engine không phải là một quy trình độc lập (standalone process) như các cơ sở dữ liệu khác, bạn có thể liên kết nó một cách tĩnh hoặc động tùy theo yêu cầu của bạn với ứng dụng của bạn. SQLite truy cập trực tiếp các file lưu trữ (storage files) của nó.

Hình 2.4 Logo SQLite StudioTóm tắt lịch sử của SQLite: Tóm tắt lịch sử của SQLite:

- 2000 - D. Richard Hipp đã thiết kế SQLite cho mục đích không yêu cầu quản trị để vận hành chương trình.

- 2000 - Vào tháng 8, SQLite 1.0 được phát hành với trình quản lý cơ sở dữ liệu GNU. - 2011 - Hipp tuyên bố bổ sung giao diện UNQl vào SQLite DB và phát triển UNQLite

(Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu - Document oriented database).

2.6 Biểu đồ use case và đặc tả use case của hệ thống 2.6.1 Biểu đồ tổng thể mức tổng quát

2.6.1.1 Các biểu đồ chi tiết use case người dùng được phân rã từ biểu đồ tổng quát

Hình 2. 6 Biểu đồ chi tiết được phân rã từ biểu đồ tổng quát của Người dùng.

2.6.1.2 Các biểu đồ chi tiết use case quản lý được phân rã từ biểu đồ tổng quát

2.7 Các use case được phân rã ở mức nhỏ nhất

2.7.1 Các use case được phân rã ở mức nhỏ nhất của Người dùng2.7.1.1 Sơ đồ và đặc tả Use Case đăng nhập 2.7.1.1 Sơ đồ và đặc tả Use Case đăng nhập

Hình 2. 8 Use case đăng nhập cho người dùng

Use Case ID UC-1.1 Use Case Name Đăng nhập

Description Là người dùng, tôi muốn đăng nhập vào ứng dụng, để sử dụng dịch vụ từ ứng dụng.

Actor(s) Người dùng

Priority Có

Trigger Người dùng muốn đăng nhập vào ứng dụng bán laptop online Pre-

Condition(s):

Tài khoản người dùng đã được tạo sẵn Tài khoản người dùng đã được phân quyền

Thiết bị của người dùng đã được kết nối internet khi thực hiện đăng

nhập Post-

Condition(s):

Người dùng đăng nhập ứng dụng thành công

Hệ thống ghi nhận hoạt động đăng nhập thành công vào Activity Trang Chủ.

Basic Flow 1. Người dùng truy cập ứng dụng bán laptop online.

2. Người dùng chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản 3. Người dùng nhập tài khoản và chọn lệnh đăng nhập

4. Hệ thống xác thực thông tin đăng nhập thành công và cho phép người dùng truy cập ứng dụng

5. Hệ thống ghi nhận hoạt động đăng nhập thành công vào Activity Trang Chủ.

Alternative Flow Không có

Exception Flow 4c. Hệ thống xác thực thông tin đăng nhập không thành công và hiển thị thông báo.

4c1. Người dùng chọn lệnh hủy đăng nhập. Use Case dừng lại. Business Rules Không có

Non-Functional Requirement

NFR1.1-1: Timeout cho màn hình đăng nhập dưới 60 giây. NFR1.1-2: Mật khẩu của người dùng phải được hash bằng MD5. NFR1.1-3: Mật khẩu của người dùng phải trên 8 ký tự.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BÁN LAPTOP CỦA CỬA HÀNG TÂN HƯNG TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)