Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính tri, xã hội của BắcKạn và đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở bắc kạn hiện nay (Trang 40 - 96)

8. Kết cấu luận văn

2.1. Thực trạng và nguyên nhân của đạo đức công vụ cán bộ chủ chốt cấp

2.1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính tri, xã hội của BắcKạn và đặc

2.1.1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Bắc Kạn hiện nay Thứ nhất, đặc điểm vị trí địa lý của Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Tổ quốc với diện tích 4859,41 km2 có vị trí địa lý là trung tâm của tiểu vùng Cao, Bắc, Lạng, Thái Tuyên, Hà.

Phía bắc giáp các huyện Bảo Lâm Nguyên Bình Thạch An của tỉnh Cao Bằng phía Nam giáp huyện Định Hóa Phú Lương Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Giáp các huyện Tràng Định Bình gia của tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp huyện Na Hang của tỉnh Tuyên Quang.

Bắc Kạn có điạ giới hạn từ vĩ độ 22 độ 44 phút b đến vĩ độ 21 độ 48 phút b từ tỉnh lộ 106 độ 14 độ C đến kinh độ 105 độ 26 phút D như vậy từ Bắc xuống Nam của Bắc Kạn có chiều dài 56 độ vĩ độ, từ Đông sang Tây có chiều dài 48 kinh độ

Tỉnh Bắc Kạn là nơi trung chuyển và giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng và miền núi của phía Đông Bắc

Địa lý hành chính

Ngày 06 tháng 11 năm 1996 Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày mùng 1 tháng 1 năm 1997 tại thời điểm tái lập tỉnh Bắc Kạn có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 122 đơn vị hành chính cấp xã. Đến năm 1998 Bắc Kạn có 6 huyện 1 thị xã và đến năm 2003 Bắc Kạn có một huyện 1 thị xã và 112 xã 4 Phường 6 thị trấn

Địa lý tự nhiên Đặc điểm địa hình

Địa hình tỉnh Bắc Kạn có ba hướng dốc chính: hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam phần lớn là vùng đất huyện Ba Bể chợ Đồn. Hướng dốc từ Tây Nam lên Đông Bắc thuộc phạm vi huyện Na Rì. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam thuộc Phạm Vy huyện Bạch Thông Chợ Mới.

Địa hình tỉnh Bắc Kạn là địa hình miền núi cao và bị chi phối bởi các mặt núi cánh cung kéo dài từ Bắc xuống Nam ở hai phía tây và đông. Cánh cung Ngân Sơn chạy dài từ Đông (Cao Bằng) dọc theo phía Đông Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên) uốn thành cánh cung theo phương Bắc Nam hệ thống cánh cùng Ngân Sơn có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 mét như bình phja Khẩu 1.061m; đỉnh Khẩu Xiểm 1.147m; đỉnh Phan Ngân 1.263m; đỉnh Long Siêng 1.146m; đỉnh Pu Len 1.146m; đỉnh Khau Con 1.112m; đỉnh Phia Ngần 1.119m..Cánh cung sông Gâm kéo dài theo dọc phía Tây của tỉnh cấu tạo chủ yếu bằng loại đá phiến thạch anh đá cát kết đá vôi, tạo nên các đỉnh núi cao thấp khác nhau. Trên cánh cứng sông gâm có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 mét như đỉnh Phía Bjooc 1.502m; đỉnh Khuổi Tàng 1.359m; tại xã Nhạn môn sát địa giới Tuyên Quang có đỉnh cao 1640 M( thuộc huyện Pác Nặm) đỉnh tam tao 1328 m

Đặc điểm khí hậu: Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Hàng năm có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa., Tuy nhiên, Do đặc điểm địa hình chi phối nên sự phân hóa khí hậu Bắc Kạn tạo nên các vùng khí hậu đặc trưng.

Tài nguyên nước và đặc điểm thủy văn

Bắc Kạn là nơi khởi nguồn mạng lưới dày đặc các con sông suối. Do đặc điểm của địa hình các con sông Bắc Kạn chạy theo 2 hướng: hướng chảy về phía Nam vào đồng bằng Bắc Bộ có Sông Cầu sông Phó Đáy sông năng. Hướng chạy sang đông bắc đổ vào sông Kỳ Cùng rồi qua Trung

Quốc có Sông Na Rì, sông Bắc Giang, đổ vào Cao Bằng có Sông Hiến sông Bằng Khẩu.

Bắc Kạn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong đó có Hồ Ba Bể đây cũng là hồ thiên tạo lớn nhất và cũng là danh thắng nổi tiếng cả nước hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145 mét rộng khoảng 500 ha gồm ba hồ (Pé Lầm; Pé Lù;Pé Lèng) dài gần 9 km, nơi rộng nhất tới gần 2 km, sâu chừng 30 đến 40 mét, Giữa Hồ có ba đảo nhỏ trong đó đảo lớn nhất có tên là An Mã. Ngoài ra còn có hồ bản trang thuộc xã Đức Vân Ngân Sơn; hồ nghĩa Tá Chợ Đồn

Thứ hai, đặc điểm kinh tế,

Miền đất giàu tiềm năng phát triển Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Được tự nhiên ưu ái về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10.000000m2 ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic.... Từ đó, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệsuối là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các công trình thuỷ điện nhỏ, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Thứ ba, đặc điểm văn hóa truyền thống BắcKạn

Miền đất có truyền thống lịch sử cách mạng lâu đời, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị - kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

trong khu vực Việt Bắc. Nơi đây đã từng là trung tâm của căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, đồng thời được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc và nuôi dưỡng, lực lượng vũ trang nhân dân Bắc Kạn đã ra đời, từng bước phát triển và trưởng thành.

Chặng đường lịch sử hơn nửa thế kỷ, Bắc Kạn luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, quyết chiến, quyết thắng của quân đội, của dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn với vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng cùng với các tỉnh trong khu vực Việt Bắc đã trở thành “Thủ đô kháng chiến”; phối hợp tác chiến mạnh mẽ, làm nên những chiến thắng oai hùng, gắnvới những chiến công vang dội như Phủ Thông, Đèo Giàng... Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn được giải phóng. Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), lực lượng vũ trang Bắc Kạn được củng cố và xây dựng vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến, góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước.

Với mục đích phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quốc phòng an ninh của đất nước và khu vực Việt Bắc, ngày 21/4/1965, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 29/12/1978, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách hai huyện Ngân Sơn, Chợ Rã khỏi tỉnh Bắc Thái, sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng. Ngày1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập bao gồm 5 huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rỳ, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Ngày 06/7/1998, Chính phủ ra Nghị định số46/1998 NĐ-CP thành lập thêm huyện Chợ Mới, gồm 15 xã và một thị trấn ở phía Nam huyện Bạch Thông.

Bắc Kạn có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trong đó dân tộc Tày chiếm số đông, tiếp đến là các dân tộc Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Cao Lan, Sán Chí… Đồng bào Tày, Nùng, Kinh, Hoa thường sống tập trung thành làng, bản ởnhững vùng đồi thấp, ven trục đường chính và các huyện lỵ, tỉnh lỵ. Đồng bào Dao, Mông, Cao Lan, Sán Chí… thường sống phân tán ở những vùng núi cao. Miền đất này là nơi tinh hoa văn hóa nhiều dân tộc cùng tụ hội, làm nên bản sắc văn hóa đậm đà, riêng biệt của một tỉnh miền núi vùng cao.

Nét nổi bật phải kể đến trong nền văn hóa của Bắc Kạn là nghệ thuật Hát then, đàn tính. Trong đời sống của người Tày cổ, then được dùng trong những sự kiện trọng đại lễ cầu an, cầu mùa, cấp sắc.... thông qua làn điệu then lời cầu nguyện của người dân được chuyển đến nhà trời. Bắc Kạn còn là miền đất của các lễ hội lồng tồng truyền thống. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được tổ chức vào dịp đầu năm mới, để cúng tế Thần Nông - vịthần cai quản ruộng đồng, với mong muốn mùa màng bội thu, đời sống sung túc, bản làng ấm no, cầu sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân trong thôn bản. Ở mỗi địa phương, lễ hội lồng tồng lại có những nét đặc trưng riêng.

Chợ phiên cũng là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Bắc Kạn. Chợ không chỉ là nơi để trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện và giao lưu văn hóa của bà con nơi đây.Chợ phiên họp 5 ngày một phiên theo ngày âm lịch và được tổ chức xen kẽ, luân phiên ở trung tâm huyện lỵ, trung tâm xã, liên xã. Hàng hoá được bày bán ở chợ cũng rất đa dạng phong phú và chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những sản phẩm do chính người dân nơi đây làm ra.

Bắc Kạn tự hào là miền đất có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng

phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, đưa Bắc Kạn từng bước trưởng thành.

2.1.1.2. Đặc điểm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Kạn hiện nay

Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn được rèn luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng, trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên có bản lĩnh chính trị vững vàng trung thành với lý tưởng của Đảng, có tinh thần gương mẫu tích cực trong lao động sản xuất công tác và học tập và tinh thần trách nhiệm nhiệt tình với công việc, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Trung tâm đào tạo cán bộ các cấp ủy đảng ủy chính quyền trung ương đến địa phương từng bước được nâng lên làm cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngày càng tăng, năng lực chuyên môn chính trị cũng được nâng lên góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng an ninh trên toàn tỉnh.

Sự phát triển của tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Quy chế dân chủ cơ sở lắng nghe ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Làm việc theo hướng dân chủ và công khai minh bạch tôn trọng ý kiến của nhân dân.

Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần lớn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷluật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng có chuyển biến tích cực.

Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh đó một số cán bộ có biểu hiện lạm dụng quyền lực, thiếu trách nhiệm, xa rời dân. Trình độ lý luận chuyên môn chưa cao,

học tập nâng cao năng lực mang tính hình thức. Có biểu hiện xuống cấp đạo đức của người cán bộ lãnh đạo. Công tác lãnh đạo chưa thực sự mang lại hiệu quả cao

Bảng 1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

(tỉ lệ %) TT Cán bộ chủ chốt Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Dưới 30 Từ 31 đến 45 Từ 45 đến 51 Từ 51 1 Bí thư 92.3 7.6 11.8 38.9 49.1 2 Chủ tịch UBND 97.5 2.5 31.6 45.8 22.5 3 Chủ tịch HĐND 1 4 Phó bí thư TT Đảng ủy 84 16 38.6 37.8 23.5 5 Chủ tịch hội nông dân 93.3 6.6 0.8 20.4 34.4 41.8

Nguồn: Bảng thống kê số lượng, chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tháng 3 năm 2017 của sở nội vụ Bắc Kạn

Qua bảng cơ cấu giới tính cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là nam giới, cán bộ là nữ giới chiếm tỷ lệ rất thấp chưa đến 10%. Đối với chức danh bí thư nam giới có 109 người chiếm 92,3%, nữ giới là 9 người chiếm 7,6%. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là 117 Người chiếm 97,5% nữ là 3 người chiếm 2,5%. Phó Bí thư thường trực nam giới là 100 người chiếm 84% nữ giới là 19 người chiếm 16%. Chủ tịch hội nông dân xã Nam giới 113 Người chiếm 93,3% nữ là 8 người chiếm 6,6%. Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ yếu là do bí thư và phó bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm trong đó có 101 Chủ tịch Hội đồng nhân dân là do bí thư kiêm nhiệm 16 người là do phó bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm. Do đó vấn đề đặt ra trong những năm tới của tỉnh về chính sách là cần phải quan tâm bồi dưỡng

bố trí sử dụng hợp lý trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phát huy vai trò của phụ nữ trong các cơ quan đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ tạo điều kiện để người phụ nữ có thể phát huy được khả năng thực hiện mục tiêu của Chính phủ là vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Về cơ cấu độ tuổi có thể thấy độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh tỷ lệ tuổi từ 46 đến 50 và từ 51 trở lên chiếm tỷ lệ khá lớn đây cũng là độ tuổi phù hợp với vị trí vai trò lãnh đạo quản lý điều hành ở cơ sở Tuy nhiên số cán bộ trẻ còn ít Chỉ có duy nhất một cán bộ chủ tịch hội nông dân là dưới 30 tuổi, là những người trẻ là người có khả năng học tập tiếp thu kiến thức lý luận khoa học kỹ thuật tiên tiến năng động sáng tạo trong công việc Do vậy cần phải quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ để cho cơ sở thêm vững mạnh khắc phục tình trạng bị thiếu hụt cán bộ trong tương lai thực hiện sự chuyển tiếp cán bộ giữa các độ tuổi một cách hợp lý.

Bảng 2. Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

(tỉ lệ %) TT Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Chuyên môn Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 1 Bí thư 27,9 1,6 31,3 3,3 33,8 0,8 2 Chủ tịch UBND 15,8 31,6 1,6 49,1 1,6 3 Phó bí thư TT Đảng ủy 28,5 0,8 36,9 6,7 28,8 4 Chủ tịch hội nông dân 64,4 1,6 21,4 1,6 10,7

Nguồn: [Bảng thống kê số lượng, chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tháng 3 năm 2017 của sở nội vụ Bắc Kạn

Bảng 3. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở bắc kạn hiện nay (Trang 40 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)