2.2.1 .Về sự công bằng
2.2.2. Về tình bạn
Nếu các nhà triết học thuộc tr−ờng phái Khắc kỷ tuân theo định h−ớng vào nhà n−ớc, thành bang và chính trị, thì các nhà triết học thuộc tr−ờng phái Êpiquya lại tìm hạnh phúc trong phạm vi hẹp hơn, trong sự liên kết với đôi ba ng−ời bạn cố hữu. Hôraz nói: “Tôi rất không thích những kẻ dân đen thấp hèn và luôn giữ khoảng cách với họ”. Chính các quan hệ chính trị đã ép buộc họ phải tuân theo quan hệ nh− vậy. Con ng−ời sống một cách cá nhân, nh−ng không phải theo h−ớng trở thành kẻ ích kỷ. Thấu hiểu đạo lý này hơn ai hết trong thời đại của mình, Êpiquya đã đi đến kết luận: “Giữa những điều mà khôn ngoan chuẩn bị để đảm bảo hạnh phúc suốt đời, điều lớn nhất là có bạn bè” [Dẫn theo: 45, tr.146]. Bởi lẽ, theo ông, tình bạn là trái ngọt của sự thông thái. Không có gì cao quý hơn, đem lại lợi lộc và khiến cho con ng−ời vui vẻ hơn là tình bạn. Ng−ời ta chọn bạn bè để có đ−ợc sự ham muốn, và ng−ời ta cũng sẵn sàng chia sẻ cả những nỗi đau buồn với bạn bè để nỗi buồn đó vơi đi. Trong cuộc sống con ng−ời, nh− ng−ời ta vẫn th−ờng nói không chỉ có niềm vui, mà còn nhiều sự bất ổn trong mỗi con ng−ời, nh−ng ng−ời ta sẽ v−ợt qua khó khăn trên bằng niềm tin sắt đá vào con ng−ời, vào tình bạn, vào cuộc sống này.
Tình bạn cũng đ−ợc Êpiquya xem là một trong những mục đích quan trọng của cuộc sống hạnh phúc. Bởi với ông, tình bạn sẽ làm tăng sự hiểu biết và niềm tin giữa ng−ời với ng−ời, chấm dứt hận thù, giúp con ng−ời xích lại gần nhau bằng những nút thắt bền chặt và củng cố những lợi ích chung. Những nỗi sợ hãi sinh ra vì không hiểu hoặc không tin t−ởng nhau sẽ đ−ợc tình bạn thay bằng niềm tin, tình đoàn kết và sự tôn trọng lẫn nhau. Ông viết: “Cùng một sự khôn ngoan cho phép chúng ta tin t−ởng rằng không điều xấu nào là vĩnh cửu, hay thậm chí chỉ là lâu dài, thì cũng chính sự khôn ngoan ấy nhận ra rằng trong tình trạng hữu hạn
của chúng ta, sự an toàn hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể đạt đ−ợc là sự an toàn của tình bạn” [Dẫn theo: 45, tr.146].
Theo Êpiquya, tình bạn cũng có tính vụ lợi. Bởi lẽ, cơ sở của tình bạn là lợi ích cá nhân mà mỗi ng−ời đều hy vọng có thể nhận đ−ợc khi tham gia các mối quan hệ hữu hảo với các thành viên khác trong xã hội. Tình bạn cũng là cái có thể đảm bảo sự an toàn cá nhân khỏi sự tấn công có thể xảy ra từ phía các thành viên khác. Bất cứ tính bạn nào đều mong muốn cho riêng mình và cơ sở của nó là lợi ích. Với những quan niệm này, Êpiquya khẳng định: “Những ai có khả năng tốt nhất để chuẩn bị sự yên ổn cho chính mình trong t−ơng quan với những ng−ời khác thì đó là những ng−ời sống thoải mái nhất với ng−ời khác, bởi họ có sự đảm bảo hoàn hảo nhất, và khi đ−ợc h−ởng sự thân mật hoàn hảo nhất, họ không than phiền về cái chết của một ng−ời chết tr−ớc giờ của mình nh− thể đó là một dịp để buồn sầu” [Dẫn theo: 445, tr.147].
Êpiquya còn cho rằng, lợi ích mà tình bạn mang lại lớn hơn việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc của sự công bằng: không làm hại và không gây hậu quả. Trên thực tế, nếu sự công bằng dựa trên thoả thuận giữa con ng−ời với con ng−ời và xác định các lợi ích của đôi bên, hoá giải và phòng ngừa những hận thù hoặc làm cho ng−ời khác không hài lòng, thì tình bạn lại làm cho các cá nhân xích lại gần nhau hơn, biến cá nhân thành chỗ dựa của nhau. Do vậy, trong đạo đức học của mình, Êpiquya đã xem mức độ quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời cao hơn so với sự công bằng, khi kêu gọi con ng−ời đảm bảo cho nhau sự an toàn cá nhân bền vững và dài lâu. Với ông, tình bạn không chỉ mang lại sự an tâm về tinh thần, mà còn có thể sản sinh ra và nuôi d−ỡng niềm tin trong con ng−ời, đồng thời củng cố niềm tin giữa các cá nhân.
Mặc dù cho rằng tình bạn gắn với hy vọng nhận đ−ợc lợi ích nhất định, song Êpiquya đã không coi tình bạn chỉ có lợi ích đơn thuần. Ông còn nhìn thấy trong đó động cơ nằm ngoài sự tính toán ích kỷ cá nhân. Xuất phát trên cơ sở cùng có lợi, vì thế mà tình bạn, theo ông, còn cao hơn lợi ích cá nhân; rằng, ng−ời
không có tình bạn là ng−ời th−ờng đi tìm lợi ích cá nhân, ng−ời có tình bạn không khi nào gắn lợi ích với tình bạn.
Theo Êpiquya, tình bạn không vụ lợi là tình bạn rất đáng quý, vì xét đến cùng đó là sự giúp đỡ trực tiếp lẫn nhau, mang lại cho nhau niềm hy vọng về t−ơng lai. Do vậy theo ông, chúng ta không chỉ cần sự giúp đỡ của bạn bè, mà cần có niềm tin để đ−ợc giúp đỡ và giúp đỡ ng−ời khác.
Êpiquya răn dạy mọi ng−ời một cách tỉ mỉ rằng, khi chọn ai làm bạn thì cần phải tuân theo quy tắc: tránh sự thái quá và phải giữ thái độ trung lập, hay sự đúng mực. Ông phủ nhận và phê phán tình bạn của cả những ng−ời không quyết đoán, hay dao động lẫn những ng−ời nhanh chóng đồng ý làm bạn vì những toan tính vụ lợi.