Thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 (Trang 30)

Bắt đầu từ sau 1965, Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vấn đề nổi bật lên trong tác phẩm Nguyễn Khải thời kỳ này là mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, là khả năng con người có thể vượt ngoại cảnh để vươn lên theo xu hướng tiến bộ cách mạng.

Khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gay go, ác liệt thì mọi giá trị đều được xác định lại ở mức chân thật nhất của nó. Mỗi con người dều phải đấu tranh với bản thân một cách nghiêm khắc để giữ vững lòng tin và thêm nghị lực chiến đấu.

Với tư cách của một người chiến sĩ, Nguyễn Khải đã xông xáo đến những nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt nhất :ra Cồn Cỏ- nơi đầu sóng ngọn gíó để cho ra đời Họ sống và chiến đấu; đến với các chiến sĩ công binh trên con đường

huyết mạch Trường Sơn ông viết Đƣờng trong mây; vào tuyến lửa Vĩnh Linh- nơi có những con người ngày đêm xông pha vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, ông có Ra đảo; tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào ông

có Chiến sĩ; và Tháng Ba ở Tây Nguyên được viết khi Nguyễn Khải tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam…Ở những tác phẩm này, Nguyễn Khải tập trung “lý giải những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí đến những vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, dân chủ và tập

trung, bảo thủ và tiên tiến, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và

hậu phương, tinh thần và vũ khí, chống Mỹ và xây dựng CNXH”. [38-72].

Chiến sĩ là tiểu thuyết lấy câu chuyện về một anh lính tăng đi lạc đơn vị, lạc mất đồng đội. Mọi truyền thống, kỷ cương trước kia nay đều không còn nữa. Người lính được sống hoàn toàn tự do,không cần khuôn phép. Song trong hoàn cảnh đó, anh ta không buông thả mình, sống phóng túng mà cố gắng giữ lấy cốt cách , kỷ luật tự giác của một người lính. Chính trong hoàn cảnh đó, phẩm chất của người lính mới thật sự toả sáng. Qua hành trình tìm về lại đơn vị của người lính, tác phẩm đã dựng lên một bức tranh khái quát, có quy mô về một chiến trường dữ dội, phức tạp, ngổn ngang nguy hiểm đầy bất trắc và những bất ngờ thú vị, với những tình huống ngẫu nhiên không sao lường trước được. “Đó là một chiến trường sống, một thực tại, một hiện thực. Đó là một thành công mới của Nguyễn Khải mà nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh chưa đạt được”[38-132].Và trong cuộc chiến đấu ấy, chân dung người lính không chỉ được dựng lên qua những trận đánh, những chiến công mà còn qua cả tình đồng chí, đồng đội, tình yêu thương giữa con người với con người. Chính thứ tình cảm ấy đã mang lại một sức mạnh ghê ghớm “nó nghiêng về phía nào thì toàn bộ sức mạnh trút về phía ấy” [50-63].

Nhìn một cách khái quát thì những tác phẩm viết trong thời kỳ này của Nguyễn Khải đều tập trung khắc hoạ hình tượng người anh hùng cách mạng với tất cả sự sùng kính và lòng trìu mến. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến cho những sáng tác ấy vấp phải những hạn chế. Đó là sự đơn giản hoá, một chiều trong tính cách và đôi khi hình tượng nhân vật được thể hiện theo lối minh hoạ giản đơn. Sau này khi có dịp nhìn nhận lại những sáng tác giai đoạn này, Nguyễn Khải đã nhận xét rất thành thật: “Tôi không thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều. Tôi muốn nhân vật của mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng trong thời chiến, giữa lúc cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mình không thể viết

như thế được”[16-11].

Đất nước thống nhất kéo theo một loạt những thay đổi trong đời sống chính trị xã hội, mở ra một hướng đi mới cho đất nước cũng như trong đời sống văn học. Ngay từ những năm 70 những hướng đi mới, tìm tòi mới đã bắt đầu manh nha. Nguyễn Khải tạm gác lại mối quan tâm đối với mảng hiện thực lao động và chiến đấu ở miền Bắc để chuyển sang khai thác một hiện thực hoàn toàn mới:cuộc sống ở miền Nam sau ngày giải phóng. Thực tế cho thấy, mặc dù miền Nam đã giải phóng, đất nước thống nhất nhưng chưa hẳn là đã yên. Những tàn dư của chế độ cũ còn rơi rớt lại qua những kẻ phản động giấu mình, qua lớp người từng gắn bó với chế độ Sài gòn cũ, thậm chí là qua những tập quán ,thói quen sinh hoạt của một số không nhỏ bộ phận người dân.Vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao và làm thế nào để đưa cuộc sống mới đến với người dân miền Nam. Nguyễn Khải phát hiện ra những đấu tranh gay go, quyết liệt của họ, những trăn trở, đau đớn, dằn vặt trước sự lựa chọn giữa hai chế độ: hoặc chế độ cũ với những điếu thuốc lá thơm, những ly rượu Mácten và những đêm vũ hội với chế độ mới phải san sẻ cuộc sống và quyền lợi với những người xung quanh; hoặc chấp nhận hoặc tiếp tục chống đối…Đó là một cuộc đấu tranh trên bình diện tư tưởng, một chiến trường không khói súng, không có thương vong nhưng cũng không ít những đớn đau, vật vã. Để rồi cuối cùng là sự thắng lợi của cách mạng, không chỉ là chiến thắng trên mặt trận quân sự mà cả trên mặt trận tư tưởng, nhận thức của con người. Với những tìm tòi, trăn trở không ngừng, Nguyễn Khải đã có những sáng tác có giá trị trong thời gian này như: Cách mạng (kịch), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời, Cha và con,

và…Điều tra về một cái chết.

Vở kịch Cách mạng xoay quanh cuộc sống của một số người ở thành phố

vừa được giải phóng, bước vào cuộc sống mới với nhiều mặc cảm, ngỡ ngàng. Dù hổ thẹn vì quá khứ, dù còn đang phân vân nhưng hoàn cảnh bắt buộc họ phải lựa chọn một con đường đi cho mình. Đó là những con người như chị Hoàng, như Huy, phần nào vẫn còn luyến tiếc với những ảo ảnh của một thời vàng son. Họ sống thu mình lại trong bốn bức tường của phòng ngủ, xoa mạt chược, uống Mácten và ăn đêm. Họ là “những cái tử thi thối rữa mà chưa ai chịu chôn đi cho” [50-145]. Nhưng cũng có những người như Phượng, dám

mạnh dạn bỏ, lên án quá khứ thượng lưu chỉ toàn lừa lọc, tranh giành, phản bội, cướp đoạt, để lựa chọn CNXH. Cô là người có bản lĩnh, nghị lực, dám thẳng thắn nhìn vào sự thật, “biết lựa chọn một cách sống trong sạch và lương thiện, tự trọng và có trách nhiệm”[50-143]. Chủ đề sự lựa chọn của những người dưới chế độ Sài Gòn cũ trong vở kịch tiếp tục được triển khai và giải quyết thấu đáo hơn trong Gặp gỡ cuối năm.

Còn Thời gian của ngƣời, một tác phẩm đầy tính chất chính luận, lại đi theo một hướng khác. Ở đó, Nguyễn Khải có dịp phát huy thế mạnh vốn có của một cây bút giàu tính triết lý. Xoay quanh suy nghĩ, hồi tưởng của bốn nhân vật về những quãng đời đã qua: chị Ba Huệ- cán bộ huyện, Quân- sĩ quan quân báo, bác Hai Riềng- công nhân cao su và cha Vĩnh, tác phẩm đã đưa ra một triết lý về thời gian để mọi người cùng trao đổi , suy ngẫm: “Chúng ta đã có những năm tháng sống rất đẹp. Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau. Trong chúng ta, người nào tiếp thu đầy đủ tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống hiện nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu hãnh”[50-143]. Bên cạnh đó, cũng với Cha và con, và…,Điều tra về một cái chết, tác phẩm cũng tiếp tục một vấn đề đã đặt ra ở Xung đột, đó là tôn giáo

trong thống nhất đất nước và hoà hợp dân tộc. Lần này những hạn chế trước đó đến đây đã được ông khắc phục. Một mặt, Nguyễn Khải nhìn thấy tôn giáo không chân chính- tôn giáo của những kẻ đội lốt tôn giáo để làm chính trị, đã phá hỏng cuộc sống và tâm hồn con người một cách ghê ghớm như thế nào. Mặt khác, ông cũng tỉnh táo nhận thức được vai trò tích cực của tôn giáo khi nó được trở về với đúng nghĩa của nó. Điều đó có nghĩa là cách mạng không đối lập với tôn giáo mà cách mạng và tôn giáo vẫn có thể hoà hợp, người chiến sĩ cách mạng vẫn có thể là một con chiên ngoan đạo, một cha xứ vẫn có thể đống góp tích cực cho cuộc kháng chiến.” Đi với giáo hữu tuân theo ý muốn của giáo hữu sẽ hoà hợp được tất cả, vì giáo hữu là nền tảng, là cội nguồn. Cách mạng cũng từ đấy mà có.Hội Thánh cũng từ đấy mà có, bổn phận của linh mục

cũng từ đấy mà có”.[50-213] Như thế, càng về sau, ngòi bút Nguyễn Khải

phát hiện ra chỗ có “vấn đề” khi mà người khác chưa thấy. Đồng thời, qua những vấn đề đưa ra đó, chất chiêm nghiệm, triết lý lại được bộc lộ ngày càng đậm nét. Cách đào sâu, lật xới vấn đề không chỉ trong một tác phẩm mà trở lại trong những tác phẩm khác, chứng tỏ ông luôn có những cách làm mới tác phẩm và làm mới lại chính mình.

1.1.2.4.Thời kỳ sau năm 1986

Thời kỳ này người đọc chứng kiến sự nở rộ về truyện ngắn của Nguyễn Khải, hàng loạt các truyện ngắn được ra đời . Ở đây người viết chỉ xin liệt kê những tác phẩm được đánh giá cao, và được chính tác giả tuyển chọn trong

Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Khải (2 tập):

1 Nếp nhà

2 Chúng tôi và bọn hắn 3 Người vợ

4 Người của ngày xưa 5 Nắng chiều

6 Tiền 7 Danh phận

8 Năm tháng qua đi

9 Hậu duệ dòng họ Ngô Thì 10 Một người Hà Nội

11 Đời khổ

12 Làng của danh nhân 13 Đổi đời

14 Anh hùng bĩ vận 15 Người của nghề

16 Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức 17 Một thời gió bụi

18 Đời cứ vui 19 Ông trưởng họ 20 Thầy Minh

22 Ông cháu

23 Chuyện tình của mỗi người 24 Một bàn tay và chín bàn tay 25 Lãng tử

26 Người kể chuyện thuê 27 Nghệ nhân ở làng 28 Lạc thời 29 Những người già 30 Lính chữa cháy 31 Đàn ông 32 Sống giữa đám đông 33 Đất mỏ 34 Đàn bà 35 Nơi về 36 Quê ngoại 37 Làm trai

38 Phía khuất mặt người 39 Một chiều mùa đông 40 Mẹ và bà ngoại 41 Người tự do 42 Chị Mai 43 Mẹ và các con 44 Bạn và con của bạn 45 Ngôi chùa các chị 46 Người ngu 47 Đền miếu và bèo ốc 48 Một mẹ chồng tuyệt vời 49 Luật trời 50 Nhóm bạn thời kháng chiến 51 Má hồng 52 Hoa cỏ may

53 Cái cổ 54 Bạn viết cũ 55 Giận ông giời

Sau năm 1986, những đổi thay của cuộc sống xã hội nhờ chính sánh mở cửa đã kéo theo sự thay đổi của một loạt các vấn đề khác trong xã hội. Đời sống vật chất trở nên đầy đủ hơn, con người sống thoải mái hơn, đồng thời các giá trị trong cuộc sống cũng được xác định lại…Xã hội trở nên đầy biến động với những cuộc”bể dâu” khôn lường. Trước một hiện thực mới mẻ, một chính sách tư tưởng tương đối dân chủ, ngòi bút Nguyễn Khải có điều kiện thoả sức vẫy vùng. Thế giới nhân vật được mở rộng, thể loại sáng tác cũng được chuyển hướng cho phù hợp với tình hình mói. Điều đáng nói là, sự mở rộng ấy lại mang tính chất ”thu hẹp” :thế giới nhân vật ngoài những con người có tính chất đại diện cho một cộng đồng, một thế hệ thì nay lại là những con người bình thường đối với Nguyễn Khải; những bạn bè đồng nghiệp, bà con họ hàng thân thuộc. Những mảnh đất một thời ông đã đi qua nay lại trở lại với tác phẩm của ông. Mỗi người với một số phận riêng đã giúp ông suy ngẫm thêm về cuộc đời. Đặt nhân vật không còn trong cái nền chật hẹp trước mắt mà trong một khung cảnh rộng lớn của lịch sử, các nhân vật của Nguyễn Khải tự nhiên lại hiện lên với nhiều nét xót xa, thương cảm. Đó là những người như Bà Bơ- người đàn bà cũng con dòng cháu giống, hoá ra cả đời lại phục vụ các cháu, về già mới có được chút hạnh phúc riêng [28-165]. Đó là trường hợp bà Hiền- người cô của tác giả trong truyện Một ngƣời Hà Nội, nếu nhìn qua thì chỉ thấy bà là một

người đàn bà rất bình thường, không có kỳ tích, chiến công gì đặc biệt. Thế nhưng điều đáng để nói ở bà là giữa thời buổi có nhiều biến động này bà vẫn giữ được một cách sống hợp lý, giữ được chồng con, giữ được danh dự, giữ được cả sự thanh thản và cốt cách riêng nữa. Việc Nguyễn Khải, một người đã viết Gặp gỡ cuối năm, Khoảnh khắc đang sống… mà giờ nhìn thấy ở bà Hiền như “một hạt bụi vàng” của Hà Nội và mong mỏi “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói

người ta cũng nhận thấy một sự đối thoại, chất vấn giữa Nguyễn Khải của hôm nay và Nguyễn Khải ngày hôm qua trong việc nhìn nhận và miêu tả những cán bộ, những người cùng cảnh ngộ và tuổi tác với tác giả. Trước đây, trong các trang văn Nguyễn Khải, họ luôn là những nhân vật bừng bừng sức sống với ý chí và cảm xúc mạnh mẽ. Vậy mà nay, các nhân vật ấy đều mất đi vẻ hiếu thắng vốn có. Do tuổi tác ư? Điều đó cũng có thể, nhưng cái chính là do mỗi người bắt đầu cảm thấy mình có một cuộc sống riêng. Họ biết rằng việc đời đâu phải lúc nào cũng chỉ có công tác này, chiến dịch nọ mà còn có gia đình, người thân, những lo toan riêng và những tính toán riêng. Đâu đó, ta bắt gặp một người đàn bà hầu như cả đời chỉ biết lo cho chồng cho con, cúi mặt xuống để sống mà số phận cũng không buông tha; rồi cũng có người thì luôn sống biết điều, cả đời không làm điều gì quá đáng, vậy mà vụng lo vụng tính nên ngay trong gia đình cũng không cảm thấy yên ổn…Liệu có thể nói là so với hôm qua, các nhân vật của Nguyễn Khải hôm nay đang có một sự lột xác hoàn toàn, nghĩa là cái định hướng về cuộc đời ở từng người đã hoàn toàn thay đổi? Đúng ra thì cũng không hoàn toàn như vậy. Những tưởng anh Dụ, anh Tú, chị Vách…sẽ khó lòng sống qua được những hờn tủi, thách thức mà cái thời gió bụi này ném vào mặt họ. Nhưng may thay, qua ngòi bút tác giả, ở họ vẫn tiềm tàng một sức mạnh để rồi họ vẫn tha thiết sống với một sức sống dẻo dai, bền bỉ. Vẫn là những con người luôn thích ứng với hoàn cảnh, chỉ có điều sự thích ứng của họ hôm nay khác với của ngày hôm qua. Cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn cũng thay đổi nhiều, cái sắc sảo có phần đanh đá trước kia dần thay bằng một sự khoan hoà thắm thiết trong những trang viết đầy yêu thương và thông cảm. Cùng với đó, tính chất hiện thực thay đổi, đời sống con người thay đổi khiến những thể loại dài hơi trở nên không còn phù hợp nữa, Nguyễn Khải lại trở về với thể loại truyện ngắn- một thể loại mà ở những ngày đầu cầm bút ông đã thành công.

Điều đáng chú ý là ở thời kỳ này, Nguyễn Khải đã dành không ít trang viết về Hà Nội, nơi ông đã sống và lớn lên một thời tuổi trẻ. Đó có thể là nét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)