Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, bề bộn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 (Trang 45 - 85)

Văn học là nghệ thuật phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn, thế nên, dù là sáng tác theo cách nào lãng mạn, hiện thực hay siêu thực thì cái gốc của văn vẫn là cuộc sống, nên về một khía cạnh nào đó thì nhà văn đúng là “người thư ký trung thành của thời đại”

Khi khảo sát những truyện ngắn trước 86, chúng ta thấy Nguyễn Khải đã đi vào phản ánh rất kịp thời những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. Đó là cuộc sống mới trên nông trường Điện Biên (Mùa lạc, Đứa con nuôi, Ngƣời tổ

trƣởng máy kéo), là công cuộc xây dựng cuộc sống mới với những tàn tích của

lối sống tư hữu vẫn còn tồn tại cản trở không nhỏ đến bước tiến của cách mạng ( Nằm vạ, Tầm nhìn xa…)Phản ánh bộ mặt mới của Điện Biên, Nguyễn Khải đã không tô hồng cuộc sống, không đơn giản hoá con người. Anh biết nhìn và miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng. Cuộc sống ở đây tuy đã đổi mới nhưng không phải tự nhiên có ngay cuộc sống mới. Chủ nghĩa xã hội ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào khác trên miền Bắc nước ta đều xuất hiện qua cuộc đấu tranh chống cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống và trong từng con

người. Nguyễn Khải đã thấy rõ điều đó, nên nhà văn tập trung miêu tả cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, nêu lên những vấn đề thiết thực nóng hổi của đời sống, của con người.

Sau 86, đất nước tiến hành đổi mới, cởi trói cho đời sống văn học. Hiện thực được mở rộng theo cả ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai giúp cho cái nhìn của nhà văn vừa tự do hơn, dân chủ hơn vừa đa dạng hơn. Tiếp tục tính xông xáo của một ngòi bút luôn đi đầu ở những nơi cuộc sống diễn ra sôi động nhất, tiêu biểu nhất, Nguyễn Khải đã đi vào khai thác cuộc sống hôm nay với những tác động của nền kinh tế thị trường đến đời sống xã hội. Chỉ có điều, diện mạo của cuộc sống mới không đến với Nguyễn Khải từ phía những biến cố, những đổi thay có tính quyết định mà bắt đầu từ những điều bình thường, đơn giản trong cuộc sống.

Diện mạo của một xã hội mới được nhận ra trước hết ở sự sụp đổ của một mô hình kinh tế mà trước đó người ta dồn hết tâm trí để xây dựng- kinh tế tập thể. Mô hình kinh tế tự cung tự cấp, vô lo, vô nghĩ lúc đầu đã đem đến cho người dân sự sung sướng, nhàn hạ. Nhưng rồi cái cảnh, ngày nào cũng như ngày nào, cuộc sống cứ thế trôi đi một cách lặng lẽ, buồn tẻ, nhàm chán. Mọi người đều sợ sự thay đổi, khinh rẻ cái cá nhân vì luôn tin vào cái hạnh phúc, may mắn họ đang có là bất di bất dịch. Để rồi một ngày…khi nền kinh tế thị trường ập vào thì tất cả sụp đổ, toà lâu đài họ dày công xây đắp bao lâu bỗng dưng tan biến như bong bóng xà phòng. Đó là một thực tế ở xã N cũng như bao vùng quê khác trên khắp đất nước.Vào những năm 70, họ phất lên, nhận bao nhiêu huân huy chương nhờ nghề dệt cói xuất khẩu. Trồng cói đơn giản, không tốn công sức, đầu tư ít, mẫu mã hàng thì đã có sẵn từ nhiều năm, khách ăn hàng ở các nước XHCN vốn dễ tính, không đòi thay đổi. Thời đánh Mỹ ác liệt thế mà hàng xuất khẩu bán vẫn chạy vậy mà bây giờ…Sự yên tĩnh đang mở ra viễn cảnh phồn thịnh lại khiến cho người dân xã N gặp vô vàn khó khăn. Các mặt hàng quá quen giờ đây không còn thu hút được khách hàng nữa, nó bị chèn ép bởi những hàng mới mẫu mã đẹp hơn. Một thị trường tự do cạnh tranh đã làm thay đổi những thứ tưởng như không bao giờ thay đổi. HTX trồng cói bị phá sản. Người ta lại phải tính quay về nghề trồng lúa với bao khó khăn, thử thách.

Giấc mộng đại đồng đã tan thành mây khói, người giàu cứ giàu, ai nghèo cứ nghèo, người ta đua nhau làm ăn, buôn bán, cạnh tranh, kèn cựa nhau từng tí một kể cả phải dùng đến vũ lực họ cũng không từ. Những thứ xưa vẫn là của chung, nay được đem ra mua bán, thanh lý để rồi tiền lại rơi vào túi “các ông

uỷ ban”, ”bán lúc nào, được bao nhiêu không ai biết. Các quỹ đều rỗng nhưng

tiền thì vẫn có”[28-274].

Sự thay đổi dữ dội có phần bất ngờ với số đông ấy tuy vậy cũng đưa lại những hiệu quả tích cực ban đầu. Đó là cuộc sống đàng hoàng hơn, đủ đầy hơn. Ở Hà Nội bây giờ, người ta không còn tiếp khách bằng những “bữa cơm du kích” theo kiểu có gì ăn nấy nữa mà phải báo trước, phải chuẩn bị trước, “lại ngồi bàn, khăn trải bàn, giấy thơm chùi tay, bát đĩa sáng nhoáng” [28- 286],”làm được nhà vệ sinh riêng dùng nước dội…tắm vòi hoa sen, có vòi nóng vòi lạnh…được uống rượu Tây trước mỗi bữa ăn và nhấm nháp miếng pho mát

vào mỗi buổi chiều” [28-307]. Không chỉ ở thành phố mà sự đổi thay ấy còn

diễn ra ở cả nông thôn, ở những nơi nhà quê. Làm nông nhàn, lại kiếm tiền dễ nên những người trẻ tuổi có thời gian rảnh, họ tìm trò vui để giải trí, mà quy luật trong xã hội là có cầu thì tất sẽ có cung. “Một cái xóm có dăm chục nóc nhà cũng có tiệm làm đầu, cho thuê quần áo cưới, cho mướn băng video, cầm

đồ, cho vay lãi và có cả bàn đèn lẫn gái điếm”[28-322].

Bên cạnh những tích cực mà nền kinh tế thị trường đưa đến thì đồng thời những tiêu cực cũng theo đó ùa vào.”Bây giờ cả Hà Nội đều làm thương mại.

Gia đình thì mở quán. Cơ quan mở công ty dịch vụ “, nhà chùa thì “bán tương,

bán kinh kệ, tràng hạt, tượng ảnh” [28-286]. Đồng tiền len lỏi vào những ngõ

ngách của cuộc sống, cả những nơi được coi là thành kính thiêng liêng nhất. Sự quyến rũ của nó không ai có thể cưỡng lại được. Mỗi người một cách: có người chọn con đường làm quan để phát tài dẫn đến loại bỏ lẫn nhau mà “cái nhân danh để loại bỏ thì rất đẹp nhưng thủ đoạn thì lại rất tệ. Người không ác,

không tàn nhẫn, không vô ơn thì không thể thắng cuộc được”([28-296]. Trong

cuộc chạy đua vô cùng ấy thì “vốn liếng của chúng nó là sự liều lĩnh, phản trắc và lừa đảo. Và không hề quan tâm tới ai, không thương xót một ai ngoài đồng tiền”[28-308]. Trong Một người Hà Nội khi tác giả thấy “chưa bao giờ Hà Nội

vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui” [24-64] thì đồng thời tác giả cũng nhận ngay ra những đổi thay đó chỉ là phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa bởi cách nói năng, cư xử của người Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều quá. Những câu nói tục tĩu, những hành động sỗ sàng, những cái nhìn hợm hĩnh có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Con người nhiều khi không còn được là chính mình nữa. họ phải thay đổi để tồn tại trong xã hội mới. Ở đó những người lương thiện, hiền lành thường hay bị thua thiệt, mà muốn không bị thế thì chỉ có một cách, phải chơi rắn và không được phép tin một ai cả, phải giữ vững một nguyên tắc sống, thà để người khác chịu thiệt chứ nhất quyết không để mình thiệt, là danh cũng thế , là lợi cũng thế, phải tự bảo vệ mình tới cùng, có trường hợp mình phải, có trường hợp mình trái nhưng “trái thì trái nhưng cứ to tiếng, cứ lấn tới thì trái cũng thành phải.Thiếu gì người đã từng làm thế để tồn tại, để ngoi lên, để phủ

bóng lên người khác mà rồi vẫn được xã hội trọng vọng”[28-216]. Những nét

đẹp thuộc về văn hoá Hà thành thì dần bị mai một , không còn được mấy người lưu tâm nữa, ví thử thú chơi thuỷ tiên ngày Tết chẳng hạn, một thú chơi tao nhã, quý phái nhưng “dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đử thứ mà

lại không buôn được vài ngàn củ thuỷ tiên…” [24-65] hơn nữa “Ví thử có thuỷ

tiên thì liệu còn có người biết gọt tỉa thuỷ tiên?”.[24-65].

Trong tất cả những đổi thay đó thì có lẽ sự xuống dốc về đạo đức con người mới là điều đáng sợ nhất. Người xưa có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” thế nên trước cái chết con người ta đều rất thật lòng. Vậy mà bây giờ cái tình cảm ấy đã không còn được tôn trọng. Đám ma dường như không phải là sự đau thương mất mát nữa mà như là một niềm vui vì “tiếng kèn, tiếng khóc đều phóng qua

loa lớn như cả làng khóc”.[28-73]. Mà điều đặc biệt hơn nữa là tiếng khóc kia

không phải là của con cháu, họ hàng thân thích mà là của những người hoàn toàn xa lạ- những kẻ khóc thuê. Mọi sự đều trở nên gọn ghẽ, rành mạch, rõ ràng và cũng rất tiện lợi: “con khóc cha mẹ, cháu khóc ông bà, bạn bè khóc nhau đều có bài in trong băng, mỗi bài dài mười phút, giá năm nghìn đồng một bài”[28-321].

Một thực tại của cuộc sống hôm nay với cơ chế thị trường vừa mở cửa, tích cực có, tiêu cực có, sáng có, tối có…tất cả đều được Nguyễn Khải nhìn nhận,

đánh giá một cách rõ ràng, thấu đáo. Bắt đầu từ những “cái hôm nay”, từ thực tế đang sống vốn là một phương châm viết của Nguyễn Khải. Ông từng viết:

Nếu không đi, chỉ ngồi tĩnh lặng mà nhớ lại thì nhạt lắm. Ngay cả khi viết về

cái xa xưa cũng cần có tia nhoáng lửa của hôm nay, cái xôn xao của bây giờ”[21-14]. Chính qua những cuộc gặp gỡ, trò chuyện, mắt thấy, tai nghe mà nhà văn bất chợt nhận ra một mẫu người vốn kiếm tìm, những ý tưởng từng nung nấu, những cốt truyện bị bỏ quên và cả những kết cấu rất mới lạ…Và đôi khi, hiện tại là một cơ hội có sức kích thích nhiều vùng ký ức trở nên sống động, loé sáng. Nhiều tác phẩm hay đã được bắt đầu từ những bức xúc rất nhỏ của một chuyện hôm nay, của cái bây giờ. Tuy nhiên, văn Nguyễn Khải khác hẳn với thứ văn “thời sự” giản đơn, dễ dãi. Tác phẩm của ông không chỉ nói về cái hôm nay mà còn từ cái hôm nay đi vào những thân phận con người, những thăng trầm của kiếp người.

Thực ra, khi cầm bút nhà văn nào lại chẳng bắt đầu từ cái hôm nay, thậm chí hướng về ngày hôm nay, nhưng vấn đề là ở cách thể hiện của mỗi người. Nếu Nguyễn Minh Châu (sau 75) và Bảo Ninh đã lấy cái hôm nay để làm điểm tựa nhìn về quá khứ thì Nguyễn Khải, trái lại tắm mình trong cái ngày hôm nay để nói về chính nó. Nếu tiểu thuyết của Bảo Ninh là tiếng gọi của hồi ức, của quá khứ thì đa phần sáng tác của Nguyễn Khải là tiếng gọi của hiện tại, của ngày hôm nay hay nói một cách khác, tác phẩm của ông là cái hôm nay đang cất lời.

Cũng cần nói thêm rằng, tắm mình trong cái hôm nay không phải là đặc điểm chỉ có ở Nguyễn Khải mà nhiều nhà văn cũng lựa chọn xu hướng này, trong đó đáng chú ý là Ma Văn Kháng. Tuy nhiên giữa Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng cũng có sự khác nhau rất rõ. Ma Văn Kháng đối diện với cái hôm nay từ một “ô cửa”- đại gia đình hoặc một cộng đồng thu hẹp nào đó như một ngôi trường, một tầng nhà chung cư…Quan trọng hơn, mối quan tâm lớn nhất của Ma Văn Kháng là những giá trị chân chính của con người. Ông tái hiện thế giới hôm nay trong sự khủng hoảng sâu sắc của các giá trị đạo đức, nhân cách truyền thống. Còn Nguyễn Khải? Ông quan tâm nhiều hơn đến đời sống tư tưởng của con người thời đại. Ông tập trung tái hiện sự va đập của các luồng tư duy, tư

tưởng của con người trên một lát cắt hiện tại. Chính thông qua cái mô-măng ấy Nguyễn Khải đã cho người đọc thấy sự chuyển động của cái ngày hôm nay. 2.1.1.2 Đời sống tinh thần của con người đương thời .

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nói rằng ” Đời sống- đó còn là tư tưởng.

Những tư tưởng sống trong đầu óc của những người đang sống hôm nay”. Xã

hội con người được tạo nên bởi cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, những thay đổi trong đời sống kéo theo thay đổi trong tư tưởng. Mâu thuẫn, xung đột nảy sinh khi một nền tảng đạo đức cũ bị phá vỡ mà các giá trị đạo đức mới lại chưa hình thành. Đó là thời kỳ diễn ra sự đấu tranh giằng co mang tính quyết định để cái mới xác lập vị trí của nó. Gía đình là một xã hội thu nhỏ thế nên những biến động của xã hội dù là nhỏ nhất cũng được thể hiện trước hết trong từng gia đình, từng cá nhân mỗi người.

Trước 86, trong tập truyện Mùa lạc, những mâu thuẫn, xung đột giữa tư

tưởng cũ và tư tưởng mới đã bắt đầu được đề cập khi mới manh nha qua việc xây dựng nên hệ thống những nhân vật tích cực và tiêu cực ít nhiều còn mang những tàn tích của chế độ cũ. Đó là Khôi trong Ngƣời tổ trƣởng máy kéo, là

Giao trong Một cặp vợ chồng…Xét về mặt công tác thì họ là những cá nhân có tài, có ích cho xã hội : Giao là một anh chàng y tá đẹp trai, tính nết cũng cởi mở được mọi người trong đội sản xuất yêu mến; Khôi- anh đội phó phụ trách kế hoạch, lại là “một cán bộ rất tháo vát, thông minh, phụ trách những công việc trên giao cho khá trôi chảy. Thế nhưng, xét về mặt đạo đức cách mạng thì họ là những người lạc hậu, tư tưởng của họ đối lập hẳn với tư tưởng XHCN. Lí do duy nhất khiến họ làm việc tích cực, hăng say là vì thành tích, vì lợi ích cá nhân họ. Và hơn nữa, họ thiếu hẳn lòng tin yêu con người, họ không yêu ai, không tin ai ngoài bản thân mình. Với Khôi, hắn chỉ biết “nhìn người khác bằng con mắt xoi mói đầy nghi ngờ, tìm bới ra những những nét xấu xa với nụ cười tàn nhẫn và dùng những biện pháp cay nghiệt nhất để trừng trị họ với tấm

lòng hỉ hả”.[23-37].Với Giao, “sự sống của anh chỉ có một sức mạnh thúcđẩy:

đó là lòng tự yêu mình và chỉ vì mình”[23-37]. Anh ưa được hưởng thụ mà không muốn trả lại, mong muốn người khác san sẻ cho mình nhiều tình yêu thương nhưng bản thân lại hết sức tằn tiện trong việc chăm sóc người khác. Rõ

ràng, nhìn bề ngoài, họ không khác gì Cừ, Quang, Huân…nhưng dưói ngòi bút tinh tế của Nguyễn Khải họ đã lộ rõ chân tướng, thực chất họ chỉ là những con người tư sản không hơn, không kém. Đạo đức và nhân sinh quan của họ là của giai cấp tư sản, đối lập hẳn với đạo đức của một xã hội mới- XHCN.

Sau 86,sự đối lập giữa các luồng tư tưởng mới- cũ càng trở nên rõ rệt và đậm hơn. Trong khi mô tả hiện tại, các nhân vật của Nguyễn Khải hay hồi tưởng về quá khứ để từ đó có sự so sánh, đối chiếu với hiện tại, hiểu thêm những gì mình đang có và cũng thêm yêu cuộc sống mới. Và như thế, hệ thống nhân vật trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Khải chia thành hai phái rất rõ ràng: phái già và phái trẻ.Phái già là đại diện cho cái cũ, cho một thời đã qua, cho những gì nay chỉ còn vang bóng. Phái trẻ là đại diện cho cái mới, cho thời đại mới, cho cái đang và sẽ xuất hiện, là chủ nhân của xã hội tương lai.

Không biết có phải do ảnh hưởng từ môi trường làm việc hay không mà hầu hết nhân vật của Nguyễn Khải là những người xuất thân từ môi trường quân đội- những con người được rèn luyện và chiến đấu, từng đứng giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết nên với họ đó là quãng đời đáng sống. Đối với nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 (Trang 45 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)