1.3.1. Yêu cầu bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GV THPT
Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng 6 tiêu chuẩn theo qui định chuẩn nghề nghiệp GV THPT ban hành kèm theo thông tư số: 30/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đảm bảo mỗi cá nhân sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực dạy học…. thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục trung học phổ thông.
Tập trung vào công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, chú trọng quản lý việc tuân thủ kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng; giám sát chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng từng nhóm/tổ chuyên môn; tăng cường kiểm tra tiến độ, chất lượng thực hiện bồi dưỡng.
Đưa việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào đánh giá cuối năm nhằm phân loại giáo viên, giải quyết bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn.
1.3.2. Vai trò, vị trí của bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp
Hoạt động bồi dưỡng có vai trò, vị trí rất quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ GV.
Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập.
Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ - tất cả những điều đó đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi, mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ theo nhịp độ phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà luật giáo dục cũng nêu rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo:
"…Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương
tốt cho người học"[11].
Có thể nói bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói riêng hay cán bộ công chức nói chung là công việc quan trọng. Do đó quản lý phải thể hiện dân chủ; tôn trọng nhân cách của giáo viên, phân biệt trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường, tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường. Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới chương trình THPT và đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp
Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp phải bám sát nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học theo Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
giáo viên trung học phổ thông. Gồm có 6 tiêu chuẩn 25 tiêu chí. Cụ thể:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong đó có 5 tiêu chí
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; trong đó có 02 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học; trong đó có 8 tiêu chí
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục; trong đó có 06 tiêu chí
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; trong đó có 2 tiêu chí
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp; trong đó có 2 tiêu chí
1.3.4. Phương thức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Việc BDGV thường được tiến hành theo 3 phương thức:
Một là BD tập trung: Tức là BD theo khóa dài ngày hoặc từng đợt ngắn ngày tại một cơ sở đào tạo hay cơ sở BDGV. nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
Hai là BD tại chỗ: Tức là BD bằng tự học của giáo viên với sự hỗ trợ của các tài liệu in, các phương tiện băng catset, băng video, đĩa CD do các cơ quan BDGV biên soạn kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. GV tự học là chính, có thể xen kẽ thảo luận nhóm tổ GV cùng trường hoặc cụm trường với các buổi trình bày, trao đổi của các giáo viên cốt cán đã được tập huấn từ trước ở tuyến trên cùng những đợt giảng ngắn ngày của các giảng viên từ các trường sư phạm về tại trường, hoặc:
Ba là BD học tập từ xa: Tức là GV thực hiện kế hoạch BD thông qua các chương trình phát trên đài truyền thanh, truyền hình, qua mạng Internet.
BD từ xa cũng được thực hiện tại chỗ nhờ sự trợ giúp của các phương tiện nghe- nhìn, phương tiện công nghệ thông tin để nhận được sự hướng dẫn giúp
đỡ của giảng viên từ xa. Mỗi Phương thức BD có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.