Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường Trung học phổ thông Thanh Ba tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 33 - 36)

1.4.1. Lực lượng bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Đối tượng được bồi dưỡng: Là giáo viên trường THPT giáo viên được bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối tượng quản lý bồi dưỡng giáo viên: Các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tại cơ sở giáo dục cụ thể tại trường THPT là Ban giám hiệu nhà trường. BGH có trách nhiệm xây dựng bộ máy cơ cấu, tổ chức làm công tác quản lý bồi dưỡng. Phân loại giáo viên, tổ chức các nhóm lớp bồi dưỡng theo 6 nội dung tương ứng; tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch; chỉ đạo, điều hành hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn; đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên trong quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng.

1.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là khâu quan trọng nhất của quá trình quản lý. Tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logíc với một chương trình hành động cụ thể để đạt được hoạch định. Kế hoạch đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường khi bồi dưỡng giáo viên theo những tiêu chí quy định về chuẩn giáo viên THPT ( 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí) có thể hướng tới và đạt được. Kế hoạch được xây dựng sau khi tiến hành phân tích để thấy rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức của trường THPT Thanh Ba trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Tiến hành đánh giá thực trạng năng lực của giáo viên theo chuẩn nghề

nghiệp, mức độ đáp ứng và xác định khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu năng lực đáp ứng chuẩn nghề nghiệp để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Từ đó xác định nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng.

Do yêu cầu và mục tiêu giáo dục của từng năm học với những định hướng mục tiêu khác nhau, kế hoạch cần theo sát và phù hợp với sự thay đổi của thực trạng, sau khi kiểm tra đánh giá nên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp phải được triển khai theo năm học. Trong đó chia ra: Hàng tháng, từng học kỳ, bồi dưỡng trong hè.

1.4.3. Chỉ đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Sau khi tiến hành lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho từng năm học và xây dựng bộ máy tổ chức làm công tác quản lý bồi dưỡng, việc tiếp theo là chỉ đạo việc thực hiện chương trình bồi dưỡng.

Hiệu trưởng chọn lọc, sắp xếp điều hành bộ phận giúp việc, các tổ chuyên môn, cơ sở vật chất, tài chính một cách khoa học để công tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao nhất. Phân công, phân nhiệm cụ thể và rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân trong bộ máy. Xây dựng bầu không khí thoải mái, vui tươi, đoàn kết, thân ái để mọi người chan hòa, tự giác thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực. Tổ chức thi đua trong từng bộ phận và toàn trường, đề ra các biện pháp kích thích cá nhân. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học mang lại hiệu quả trong công việc giảng dạy, tạo mối quan hệ, phối hợp công tác giữa các bộ phận và tổ chuyên môn; thực hiện chuyên môn hóa công việc.

Chỉ đạo tổ chuyên môn song song với việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần thực hiện đầy đủ qui chế chuyên môn, nề nếp giảng dạy, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, sự say mê chuyên môn, tinh thần tự giác, tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần nắm bắt thông tin và sử lý thông tin để phát huy khả năng vốn có và hạn chế những nhược điểm của cá nhân từng giáo viên, đồng thời Hiệu trưởng phải dự báo trước những mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch có biện

pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt. Phối hợp các bộ phận có liên quan để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm khắc phục sự chệch hướng kế hoạch.

Quá trình bồi dưỡng được tiến hành song song trong năm học, các hình thức học bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn thực hiện chủ yếu trong hè, chính vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng như thế nào để tránh xáo trộn về chuyên môn luôn được đặt ra đối với cán bộ quản lý bồi dưỡng.

Chủ trì và giải quyết những vướng mắc trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên cũng là một hình thức quản lý hoạt động bồi dưỡng. Mọi khó khăn được nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động bồi dưỡng được giải đáp, tháo gỡ kịp thời thì chất lượng bồi dưỡng của giáo viên cũng được tăng cao.

1.4.4. Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra giúp CBQL nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để kịp uốn nắn, bổ sung, nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Mặt khác kiểm tra còn tác động đến hành vi cán bộ, giáo viên, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của họ đối với công việc.

Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng nhằm mục đích đánh giá chất lượng của cả đợt bồi dưỡng từ đó Ban giám hiệu có kế hoạch điều chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng cho phù hợp vào những đợt sau hoặc năm học tiếp theo.

Ngoài mục đích kiểm tra đánh giá chất lượng của đợt bồi dưỡng, nó còn thúc đẩy, hỗ trợ, định hướng cho giáo viên được bồi dưỡng. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá, người được bồi dưỡng nhìn nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó có những kế hoạch tự bồi dưỡng, phát huy những mặt mạnh và hạn chế mặt yếu với mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và đạt các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo thiết lập các nội dung và hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng theo các hình thức bồi dưỡng.

Tổ chức và chỉ đạo xác định các tiêu chí, công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng theo các hình thức bồi dưỡng.

Tổ chức và chỉ đạo thu thập các thông tin về kết quả bồi dưỡng theo các hình thức bồi dưỡng.

Tổ chức và chỉ đạo so sánh các kết quả bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng trên cơ sở sử dụng các công cụ và tiêu chí đánh giá theo các hình thức bồi dưỡng.

Thực hiện việc ra các quyết định điều chỉnh hoặc xử lý hoạt động bồi dưỡng sau đánh giá theo các hình thức bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường Trung học phổ thông Thanh Ba tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)