Đạo đức như là yếu tố quan trọng tất nhiên cấu thành quan năng của lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của i kant về lý tính trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành (Trang 52 - 65)

2.2. Sự khám phá quan năng của lý tính thực hành trong Phê phán lý tính

2.2.2. Đạo đức như là yếu tố quan trọng tất nhiên cấu thành quan năng của lý

thực tại khách quan không chứng minh được nhưng là không thể nghi ngờ. Và giờ đây tự do trở thành “viên đá đỉnh vòm” cho tòa nhà lý tính của Kant. Xét trên phương diện thực hành, ta hành động (không xét đến kết quả của hành động) và biết được rằng trong hành động đó ta là tự do, ta thực hiện hành động theo một cái gì đó ở bên trong chính ta, nó thôi thúc ta, quy định ta, khiến ta không thể làm khác được mặc cho có nhiều hoàn cảnh hay xu hướng

thường nghiệm bên ngoài tác động đến ta. Đây chính là sự “tự do ý chí”. Lý

tính thực hành mà Kant hướng tới cũng chỉ nhằm tìm ra điều gì là cơ sở quy định ý chí tự do và nó không gì khác là quy luật luân lý. Khái niệm tự do thông qua quy luật luân lý được khẳng định là có cơ sở hiện thực vững chắc nhưng chỉ dành cho quan năng thực hành của lý tính chứ không dành cho quan năng tư biện.

Từ việc phân tích khái niệm tự do ý chí cũng như những nguyên tắc quy định ý chí Kant đi sâu vào những khái niệm đạo đức học cơ bản. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, Kant bàn đến các khái niệm đạo đức không phải như nói đến đạo đức học đơn thuần mà ông bàn đến các khái niệm đạo đức như là về những yếu tố cấu thành quan năng thực hành của lý tính. Bàn đến đạo đức học nhưng lại chính là nói đến lý tính, đây chính là điểm đặc sắc của Kant.

2.2.2. Đạo đức như là yếu tố quan trọng tất nhiên cấu thành quan năng của lý tính thực hành của lý tính thực hành

Nhận thức luận của Kant được xây dựng như một hệ thống ở mức cao nhất tức là mức khái niệm, quy luật. Vì vậy, muốn tìm hiểu quan niệm của Kant về lý tính bắt buộc phải tiến hành công cuộc phân tích các khái niệm đạo

đức học của ông. Các phạm trù đạo đức trong tác phẩm Phê phán lý tính thực

xuất phát từ tự do ý chí và được trình bày không chỉ theo xu hướng sản sinh mà còn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thực ra các khái niệm đạo đức mà Kant trình bày như thiện - ác, tốt - xấu, hạnh phúc, nhân cách… và ngay cả cơ sở khởi nguồn của chúng là tự do ý chí cũng chỉ nhằm mục đích chứng minh tính hiện thực của sự Thiện tối cao thông qua ba bước đệm là các định đề Tự do, Thượng đế và Sự bất tử của linh hồn. Nói cách khác, mục tiêu mà Kant muốn đặt ra khi ông phân tích các khái niệm đạo đức chính là làm sao để con người có được hành vi đạo đức thực sự, từ đó con người với lý tính của mình mới có hy vọng dự phần vào cái Thiện tuyệt đối.

Như phần trước đã chỉ ra trình tự của tác phẩm Phê phán lý tính thực

hành sẽ bắt đầu từ các nguyên tắc như là cơ sở quy định ý chí hành vi của hữu

thể có lý tính sau đó mới tiến tới các khái niệm. Quá trình triển khai nội dung của quyển phê phán thứ hai là quá trình Kant trình bày đan xen các khái niệm đạo đức học với sự khẳng định vị trí vai trò và khởi nguồn của các khái niệm ấy. Kant cho rằng đối tượng của lý tính thực hành là khái niệm về cái Tốt cái Xấu xét như cái Thiện và cái Ác. Kant phân biệt khái niệm Tốt - Xấu với khái niệm Thiện - Ác. Tốt - Xấu được hiểu như những tình cảm những trạng thái của con người, chúng được đem lại là do sự tác động của những điều kiện khác. Nghĩa là bản thân cái Tốt cái Xấu chỉ mang nghĩa ngoại tại. Tốt - Xấu chỉ là những phương tiện để đạt tới cảm giác dễ chịu hay không dễ chịu, chúng gắn liền với cảm giác và chịu ảnh hưởng của điều lệnh thực hành. Cái Thiện và cái Ác thì hoàn toàn ngược lại, chúng được quy định bởi quy luật của lý tính và chúng gắn liền với ý chí. Thông qua mối quan hệ với ý chí cái Thiện cái Ác tạo nên những đối tượng của nó. Thiện - Ác là tự thân và nội tại. Tốt - Xấu được hiểu là Thiện - Ác theo nghĩa tương đối còn Thiện - Ác được hiểu theo nghĩa tuyệt đối. Lý tính là kẻ đánh giá hành vi của ta là thiện hay ác không chỉ theo nghĩa tuyệt đối (điều này là tất nhiên bởi quy luật của lý tính quy định thiện và ác) mà còn định giá cả cái tốt và cái xấu theo nghĩa sướng

khổ. Do quy luật luân lý quy định ý chí vậy nên những hành vi nào của ý chí hợp với quy luật được xem là cái thiện tự thân và ngược lại “một ý chí mà châm ngôn của nó luôn phù hợp với quy luật này là thiện một cách tuyệt đối trong mọi phương diện và là điều kiện tối cao của mọi điều thiện” [20, tr. 113]. Như vậy, khái niệm Thiện và Ác không được xác lập trước quy luật luân lý mà chỉ được quy định sau quy luật luân lý và nhờ vào quy luật luân lý. Những hành vi của con người một mặt phục tùng quy luật tự do mặt khác chịu sự tác động của thế giới cảm tính - quy luật tự nhiên. Sự quy định của lý tính thực hành không nhằm mục đích đưa toàn bộ cái hiện tượng cảm tính vào trong một ý thức tiên nghiệm mà chỉ bắt chúng phải phục tùng ý thức của lý tính thực hành ban bố mệnh lệnh ở trong quy luật luân lý. Kant gọi các phạm trù phục tùng ý chí một cách tiên nghiệm là các phạm trù của tự do, và nó được xếp hàng cao hơn các phạm trù lý thuyết. “Các phạm trù của sự tự do là các khái niệm thực hành cơ bản có cơ sở là hình thức của một ý chí thuần túy được mang lại ở trong lý tính” và “vì lẽ mọi điều lệnh của lý tính thực hành thuần túy đều chỉ làm việc với sự quy định của ý chí chứ không phải với những điều kiện tự nhiên (của quan năng thực hành) trong việc thực hành ý đồ hay mục đích của con người, nên những nguyên tắc thực hành tiên nghiệm trong quan hệ với nguyên tắc tối cao của sự tự do, lập tức trở thành những nhận thức chứ không cần chờ đến những trực quan mới có được ý nghĩa” [20, tr. 117 -118]. Các phạm trù phục tùng ý chí một cách tiên nghiệm tự mình có thể tạo ra hiện thực cho những gì chúng quy chiếu. Các phạm trù này ban đầu còn phục tùng những điều kiện cảm tính và dần thoát ly khỏi những điều kiện ấy, cuối cùng chúng đơn thuần bị quy định bởi quy luật luân lý.

Quy luật luân lý quy định ý chí con người một cách trực tiếp. Những hành vi của con người từ ý chí nếu lấy cơ sở là các xu hướng tình cảm bất kỳ và đem đến sự tốt đẹp cũng sẽ chỉ có thể là những hành vi hợp pháp. Hành vi đạo đức chỉ có được nếu quy luật luân lý làm động cơ cho ý chí. Kant có phần

giống Khổng Tử khi đi tìm cốt lõi của hành vi được gọi là đạo đức. Cả hai đều không chấp nhận những hành vi biểu hiện bề ngoài để xác định một người là có đạo đức hay không mà đi tìm bản chất bên trong của hành vi, tức ý chí chịu sự quy định của quy luật luân lý. Khổng Tử dẫn ra một ví dụ điển hình rằng hành vi ta chăm sóc cha mẹ già yếu chưa hẳn đã là có hiếu, bởi ta cũng có hành vi chăm sóc con chó con gà. Đức hiếu thực sự phải là ở động cơ bên trong và được thể hiện thông qua hành vi. Kant không cho rằng quy luật luân lý làm cơ sở quy định cho ý chí một cách tiên thiên và tất yếu đến nỗi lý tính con người không thể giải đáp nổi. Vậy nên ông chỉ cố hiểu xem hậu quả gì sẽ xảy ra nơi tâm thức nếu con người bị quy luật luân lý quy định ý chí mà thôi. Một sự đấu tranh mạnh mẽ giữa quy luật luân lý với các xu hướng tình cảm trong chủ thể có lý tính sẽ là đấu trường gạt bỏ mọi sự tự mãn và vị kỷ đồng thời biến quy luật luân lý trở thành một đối tượng của lòng tôn kính, nói cách khác đây chính là nơi sản sinh ra lòng tôn kính, một tình cảm duy nhất mang tính tiên nghiệm và tất yếu, là bản thân quy luật luân lý, là một động cơ cho ý chí một cách chủ quan. Lòng tôn kính cũng chính là một tình cảm luân lý được tạo ra bởi lý tính và chỉ phục tùng mệnh lệnh của lý tính. Kant cho rằng lòng tôn kính chỉ có ở con người, tức là hữu thể có lý tính nhưng hữu hạn. Hữu thể hữu tận không cần lòng tôn kính vì ngài không có tình cảm hay xu hướng cần bị quy luật luân lý loại bỏ. Lòng tôn kính cũng không có ở thú vật vì thú vật hoàn toàn không có lý tính. Tóm lại, lòng tôn kính chỉ có ở con người, xuất phát từ bên trong nội tâm của mình dành cho quy luật luân lý nơi một chủ thể khác. “Vì thế, sự tôn kính đối với quy luật luân lý là động cơ luân lý duy nhất và không thể nghi ngờ: và tình cảm này không hướng đến một đối tượng nào khác ngoài việc xuất phát từ cơ sở này. Quy luật luân lý trước tiên quy định ý chí một cách khách quan và trực tiếp trong sự phán đoán của lý tính: và sự tự do, mà tính nhân quả của nó chỉ có thể có được xác định bằng quy luật này, chính là ở chỗ hạn định hay giới ước mọi xu hướng và, do đó, cả

sự đánh giá về chính mình bằng điều kiện là sự tuân thủ quy luật thuần túy của nó” [20, tr. 148]. Như vậy, hành vi đạo đức chỉ có thể có được khi nó xuất phát từ lòng tôn kính đối với quy luật. Đương nhiên những hành vi xuất phát từ những tình cảm như yêu thương, quý trọng là tốt đẹp nhưng đó không phải là hành vi đạo đức bởi những tình cảm đó lại có yêu sách đứng lên trên mọi quy luật luân lý và tưởng rằng có thể chi phối luôn cả nghĩa vụ. Trong khi mọi sự uy hiếp đến quyền uy của quy luật luân lý đến ý chí là không thể chấp nhận được, hữu thể có lý tính chỉ cần phải phục tùng một kỷ luật của lý tính và đó là nguồn gốc thực sự của hành vi đạo đức. Kant ví con người như là kẻ ban bố luật pháp cho chính vương quốc của mình bằng quy luật luân lý nhưng cũng chỉ là những thần dân phải phục tùng luật pháp ấy. Ở điểm này chúng ta có thể thấy sự thiếu nhất quán của Kant khi một mặt ông cho rằng lý tính mới là thứ quy định đạo đức nhưng mặt khác ông lại khẳng định đạo đức chính là cái mà lý tính phải phục tùng giống như những thần dân phải phục tùng luật pháp trong vương quốc vậy. Con người phải tự nhận thức được vị trí thấp kém của mình mà không được phép chống lại quy luật. Mọi sự tự phụ khi xem mình là cao thượng, cao cả và quảng đại chỉ là sự ảo tưởng của những kẻ thiếu hiểu biết, bởi nếu nhận thức được những hành vi của mình là đều phải dựa trên nghĩa vụ, tức lòng tôn kính với quy luật luân lý thì mọi sự ảo tưởng sẽ bị gạt bỏ thay vào đó là sự khiêm tốn, chân thực, tức là những bổn phận. Phải chăng Kant quá cực đoan khi cho rằng “tất nhiên, những hành vi của người khác - được làm với sự hy sinh lớn lao và chỉ đơn thuần vì nghĩa vụ - có thể được ca ngợi như là cao thượng và cao cả, nhưng chỉ trong chừng mực có những dấu vết cho thấy rằng chúng đã hoàn toàn được làm từ lòng tôn kính đối với nghĩa vụ, chứ không phải từ những tình cảm bị kích động” [20, tr. 157] và “nhưng, nếu ta đi tìm, ta sẽ thấy được rằng luôn có một quy luật của nghĩa vụ nơi một hành vi luôn xứng đáng được ca ngợi như là cao thượng; quy luật này ban mệnh lệnh chứ không để cho ta tha hồ lựa chọn những gì có

thể làm hài lòng khuynh hướng của mình. Đó là con đường duy nhất trong việc hình dung con đường để đào luyện tâm hồn về mặt luân lý, bởi chỉ có nó mới đủ sức mang lại những nguyên tắc vững chắc và được xác định chính xác” [20, tr. 157]. Thế nhưng trong lịch sử văn hóa thế giới, những lĩnh vực văn học nghệ thuật đã sản sinh ra những tác phẩm vĩ đại từ những tình cảm bị kích động. Hoặc, có thể Kant chỉ dành quy luật luân lý cho những hành vi đạo đức hay những hành vi thuộc lĩnh vực của siêu hình học.

Kant chỉ ra rằng, nguồn gốc của nghĩa vụ là nhân cách con người. Nhân cách chính là cái tách biệt với giới tự nhiên, nó đưa con người trở thành tự do và độc lập với toàn bộ thế giới cảm tính, điều này đã nâng con người lên cao hơn so với chính bản thân mình. Nhân cách phục tùng quy luật thuần túy thực hành bởi chính lý tính của mình. Con người vừa thuộc về thế giới cảm tính vừa thuộc về thế giới siêu cảm tính nhưng nhờ có nhân cách mà con người vượt lên trên thế giới cảm tính. Nếu con người cảm tính được xem như không có gì là thiêng liêng và cao cả thì chỉ có nhân cách con người được xem là thiêng liêng, nhân cách con người biến con người trở thành mục đích tự thân cho chính mình. Quy luật luân lý của lý tính thực hành có nhiệm vụ và tính chất đặc biệt quan trọng. Nó không những nâng con người vượt lên trên chính bản thân mình vượt ra khỏi mọi ảnh hưởng của xu hướng mà còn tạo ra cho ta ý thức về sự cao cả của sự hiện hữu một thế giới siêu cảm tính của riêng ta. Thông qua ý thức đó lòng tôn kính được tạo ra với nhân cách con người để tự mình quy định mình như là một mục đích tự thân.

Quá trình tìm hiểu của Kant đã đi tới tận cùng của mục đích sâu xa của một nền đạo đức học. Các khái niệm được trình bày theo một hệ thống lý luận cực kỳ chặt chẽ. Điều dễ dàng nhận thấy là lý tính thuần túy luôn góp mặt trong mọi khái niệm đạo đức mà Kant trình bày. Không nên hiểu đơn thuần rằng lý tính được xem xét dưới góc độ đạo đức học, hay thường được gọi là lý tính thực hành, hay quan năng thực hành của lý tính. Phải chăng Kant muốn

nói điều sâu sắc hơn rất nhiều, ở đây, lý tính thấm sâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kể cả đạo đức học), lý tính tìm thấy địa vị và chỗ đứng của mình trong các lĩnh vực cụ thể. Để từ đó, quá trình đi từ lý thuyết đến thực tiễn được hoàn thành.

Kant loại bỏ mọi xu hướng cũng như tình cảm cảm tính ra khỏi quy luật luân lý kể cả hạnh phúc không có nghĩa là ông đối lập nguyên tắc hạnh phúc và quy luật luân lý, càng không có nghĩa rằng các ước muốn hướng đến hạnh phúc của con người là không chính đáng. Kant chỉ muốn khẳng định rằng nghĩa vụ, tức lòng tôn kính đối với quy luật luân lý bao lâu được quan tâm thì bấy lâu hạnh phúc không được đề cập tới. “Thậm chí, trong một số những phương diện nào đó, chăm lo đến hạnh phúc của mình cũng là một nghĩa vụ; phần khác, vì việc thiếu nó (chẳng hạn, sự nghèo khổ) chứa đựng những cám dỗ vi phạm nghĩa vụ” [20, tr. 167]. Nếu hiểu vấn đề theo khía cạnh này, Kant không hề cực đoan trong vấn đề hạnh phúc, không những thế, cách hiểu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của i kant về lý tính trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)