Nhu cầu khách quan tiếp thu văn hoá thế giới vào xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 25 - 27)

1.3. Nội dung cơ bản của t t-ởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa

1.3.1. Nhu cầu khách quan tiếp thu văn hoá thế giới vào xây dựng

văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc.

1.3.1. Nhu cầu khách quan tiếp thu văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc hoá dân tộc

Là hiện thân tiêu biểu nhất của sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh luôn nhận thức rằng: xây dựng văn hoá dân tộc không tách rời với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Mặc dù có những khoảng không gian xác định, có khác biệt, mọi nền văn hoá luôn có sự hội nhập và t-ơng hợp. Một nền văn hoá thật sự, chân chính không bao giờ có sự độc lập, cô biệt với những giá trị văn hoá chung của nhân loại, với các nền văn hoá khác. Tiếp thu giá trị của các nền văn hoá khác cũng là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá.

Theo Hồ Chí Minh, việc tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá nhân loại để xây dựng nền văn hoá cách mạng Việt Nam vừa là một truyền thống lịch sử, vừa là một nhu cầu tất yếu khách quan. Ngay từ năm 1946, tại diễn đàn Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, Hồ Chí Minh đã nói với các nhà báo: “Có cái gì tốt của Đông ph-ơng hay Tây ph-ơng ta phải học lấy để tạo nên một nền văn hoá Việt Nam” [39, tr.350]. Cũng theo Hồ Chí Minh, một nền văn hoá càng giàu tính quốc tế thì bản sắc dân tộc cũng phát triển phong phú. Chính Ng-ời đã từ một ng-ời yêu n-ớc đi đến chủ nghĩa quốc tế vô sản và từ chủ nghĩa quốc tế vô sản trở về cội nguồn dân tộc càng mạnh mẽ hơn. Nếu không học hỏi cái hay, cái đẹp của văn hoá nhân loại thì sẽ nghèo nàn đi nhiều về vốn kiến thức. Hơn nữa, do hạn chế bởi nhiều nguyên nhân lịch sử khách quan mà xuất phát điểm để xây dựng nền văn hoá cách mạng của chúng ta ở mức thấp, có nhiều khó khăn, đất n-ớc lại phải trải qua nhiều năm bị đô hộ nô dịch, chiến tranh dẫn đến sự thiếu hụt về giao l-u văn hoá. Do đó, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vào xây dựng nền văn hoá dân tộc trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan. Chính ở thời điểm đó, Hồ Chí Minh là biểu t-ợng cho sự hoà nhập, giao l-u sáng tạo,

làm giàu có hơn lên các giá trị văn hoá Việt Nam. Một phóng viên Mỹ đã nhận xét về Bác nh- sau: “Cụ Hồ không phải là ng-ời dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi mà Cụ là một ng-ời yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con ng-ời biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất n-ớc của Cụ” [43, tr.115].

Về mặt lịch sử, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá Việt Nam là một dòng chảy liền mạch mang tính sáng tạo. Quan điểm này của Hồ Chí Minh là có cơ sở khoa học và điều kiện để thực hiện. Truyền thống giao l-u và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chính là cơ sở đầu tiên để khẳng định và minh chứng cho quan điểm đó. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở ngã t- đ-ờng, tiếp giáp với nhiều nền văn hoá lớn, rực rỡ, sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đồng nghĩa với sự tự khẳng định bản sắc dân tộc trong khi không ngừng hội nhập và tiếp biến các giá trị tiêu biểu của các nền văn hoá khác. Xuất phát từ một nền văn hoá mang đậm bản sắc Đông Nam á, văn hoá Việt Nam đã tiếp thu văn hoá Trung Quốc mà cốt lõi là Nho giáo, rồi đến văn hoá Pháp, văn hoá Mỹ và cuối cùng là với văn hoá các n-ớc xã hội chủ nghĩa. Mỗi một lần giao l-u, tiếp biến, văn hoá dân tộc lại đ-ợc giàu có, phong phú hơn. Chẳng hạn, khi tiếp nhận Nho giáo, nhân dân ta đã làm cho nó “khúc xạ”, biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hoá làng xã lâu đời. Trong “hệ thống Nho giáo bình dân”, văn hoá dân tộc lại có dịp toả sáng, nhiều giá trị Nho giáo trở thành cơ sở của các quan hệ c-ơng th-ờng, đạo lý của nhân dân, là chỗ dựa để họ có thể “miễn dịch” với các loại văn hoá nô dịch. Điều này v-ợt ra ngoài ý định và sự điều khiển của bọn xâm l-ợc, kể cả xâm l-ợc về văn hoá.

Đối với chính sách cai trị của thực dân Pháp cũng vậy. Một mặt, nó làm

“đứt gãy” quá trình phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc. Nh-ng mặt khác nó tạo môi tr-ờng cho dân tộc ta, tr-ớc hết là tầng lớp trí thức tiếp xúc và tiếp nhận các giá trị chân chính của nền văn hoá Pháp, văn minh ph-ơng Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin, “học thuyết cách mạng nhất, chắc chắn

nhất, chân chính nhất”, “chiếc cẩm nang thần kỳ” soi sáng con đ-ờng giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)