Chế độ nhiệt muối Biển Đông hệ quả trực tiếp của t−ơng tác biển khí quyển khu vực.

Một phần của tài liệu Tương tác biển khí quyển ( Đinh Văn Ưu ) - Chương 3 pdf (Trang 31 - 36)

khí quyển khu vực.

Tác động của gió mùa lên chế độ nhiệt muối biển thể hiện thông qua các thông l−ợng nhiệt trao đổi giữa biển và khí quyển dẫn đến hình thành cấu trúc nhiệt muối cho toàn biển và từng khu vực.

Mùa đông, với dòng khí chủ yếu nguồn gốc lục địa lạnh và khô, dẫn tới quá trình mất nhiệt đáng kể do trao đổi nhiệt rối và nhiệt ẩn do bốc hơi. Tác động này đặc biệt mạnh tại vùng biển ven bờ tây - bắc bao gồm Vịnh Bắc Bộ và gần lục địa

Trung Hoa (hình 3.20a). Tại các khu vực này hình thành các khối n−ớc có nhiệt độ rất thấp so với các vùng biển kế cận, nhiều khi xuống tới 14-15°C.

Hình 3. 20a. Phân bố nhiệt độ n−ớc mặt Biển Đông trong mùa đông [10]

Sự hiện diện gần nh− độc lập của các khối n−ớc này cho thấy vai trò của các quá trình t−ơng tác khu vực. Diều này có thể thấy khi so sánh dòng nhiệt ẩn do bốc hơi tại đây với các vùng biển khác: thông l−ợng nhiệt này gần nh− gấp đôi 200 wt/m2 ở ven bờ bắc với 100 wt/m2 trên vùng biển phía nam. Các khối n−ớc này

cùng với một phần n−ớc lạnh từ biển Đông Trung Hoa xâm nhập trên lớp mặt đã đ−ợc dòng chảy h−ớng nam mang đên tận vĩ tuyến 5-6°N.

Hình 20b. Phân bố nhiệt độ n−ớc mặt Biển Đông trong mùa hè [10]

Cùng với sự mất nhiệt, tác động của gió mạnh làm cho các quá trình xáo trộn và đối l−u đ−ợc tăng c−ờng dẫn tới hình thành một lớp đồng nhất trên mặt biển khá

lớn ( đến khoảng 100 mét ở vùng n−ớc sâu và đến tận đáy ở vùng n−ớc nông ven bờ) trong mùa đông với nhiệt độ thấp chiếm gần nh− một nửa bắc và tây - bắc biển.

Sự phân bố của độ muối cũng có những tính chất t−ơng tự.

Hình 3.21a. Phân bố độ muối n−ớc mặt Biển Đông trong mùa đông [10]

Trong mùa hè, dải phân kỳ và hoạt động n−ớc trồi đã hình thành nên một vùng biển có nhiệt độ t−ơng đối thấp từ bờ miền Trung Việt Nam ra khơi làm tách toàn

biển gần nh− đồng nhất về nhiệt ra hai phần (hình 3.20b). Điều này cũng thể hiện rõ qua phân bố độ muối trên mặt biển (các hình 3.21a,b).

Tài liệu tham khảo

1- Bortkovxki P. C. , Biutner E. K. Malevxki – Malevich C. P. Preobrazenxki L. Iu. Các quá trình trao đổi gần mặt phân cách đại d−ơng – khí quyển. NXB Khí t−ợng thuỷ văn, Lenigrad, 1974.

2- Doronin Iu.P., 1981, T−ơng tác khí quyển và đai d−ơng, NXB KTTV, Leningrad, 288 tr (tiếng Nga)

3- Helleman, S., and Rosenstein M., 1983. Normal monthly windstress over the world ocean with error estimates, J. Phys. Oceanogr., 13, pp. 1093- 1104.

4- Kitaigorotxki C. A. Vật lý t−ơng tác khí quyển đại d−ơng. NXB Khí t−ợng thuỷ văn, Lenigrad, 1970

5- Luận chứng khoa học cho việc dự báo biến động phân bố và sản l−ợng nguồn lợi cá. 1995, Báo cáo tổng kết đề tài KT03-10 (GS Lê Đức Tố chủ trì), Tr−ờng ĐHKH Tự Nhiên, Hà Nội

6- Perry A.H. and J.M. Walker, 1977, The Ocean - atmosphere system, Longman, London, New York, 195 tr.

7- Phillips O. M., 1970, Dynamics of upper ocean, Academic Press. 8- Ronday Fr. Interaction air-mer, 1996,Université de Liège, 300 p.

9- T−ơng tác đại d−ơng - khí quyển và động lực gió mùa,1990, NXB KTTV, Leningrad, 335 tr (tiếng Nga)

10- D. V. Uu and J-M. Brankart, 1997. Seasonal variation of temperature and salinity fields and water masses in the Bien Dong (South China) Sea, J. Mathematical and Computer Modeling , No 12.

11- Đinh Văn Ưu, 1988. Mô hình hoá chế độ nhiệt muối Biển Đông, Tạp chí khoa học, 1, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

12- Đinh Văn Ưu (Chủ biên) 2000. Nghiên cứu cấu trúc 3 chiều nhiệt muối và hoàn l−u Biển Đông và các ứng dung. Báo cáo Tổng kết đề tài KHCN06- 02, Tr−ờng ĐHKH Tự Nhiên, Hà Nội

13- Wyrtki K., 1962. Physical Oceanography of Southeast Asian Waters. Scientific, Result of marine Investigation of South China Sea and Gulf of Thai Land 1959-1961. NAGA Report 2, California.

Một phần của tài liệu Tương tác biển khí quyển ( Đinh Văn Ưu ) - Chương 3 pdf (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)