Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường mối quan hệ giữa đảng với nhân dân ở đảng bộ thành phố hồ chí minh theo tư tưởng hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân

1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân nhân dân

Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân - nhân dân nhất quán và sâu sắc trên

cơ sở kế th a những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại, mà đ nh cao là học thuyết chủ ngh a Mác - Lênin, ch ra tính chất, đặc điểm và nội dung của mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, những quan điểm đó đã và đang trở thành những định hướng cơ bản, những yêu cầu bức thiết cho công cuộc đ i mới và ch nh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân - nhân dân là một phạm trù rất rộng nhưng vẫn bao hàm và thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Người thường dùng khái niệm dân bên cạnh các khái niệm: nhân dân, quần chúng nhân dân, đồng bào… tu lúc, tùy nơi, tùy t ng quan hệ cho thích hợp. Đây là những khái niệm đồng ngh a, có cùng nội hàm và dùng để ch mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu nghèo. Người sử dụng những khái niệm này rất mộc mạc, dung dị, d hiểu nhưng cũng rất tinh tế, uyển chuyển trong chiều sâu tư tưởng của Người. Với Người: Trong bầu trời không gì quý b ng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh b ng lực lượng đoàn kết của nhân dân 29, tr.453].

Chủ ngh a Mác - Lênin khi bàn về phạm trù nhân dân thường giới hạn trong phạm vi của mối quan hệ giai cấp, giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân, các tầng lớp bị áp bức bóc lột, mở rộng ra là các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới. Hồ Chí Minh đã kế th a tư tưởng đúng đắn và cách mạng của chủ ngh a Mác - Lênin khi bàn về dân (nhân dân). Và hơn thế nữa, trong điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, muốn giành được độc lập cho T quốc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, cần phải có một quan niệm về nhân dân rộng rãi và phù hợp với đặc điểm, truyền thống và sự gắn bó cộng đồng và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng nhân dân, dưới ánh sáng của chủ ngh a Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã phát triển, làm phong phú thêm

nội hàm của khái niệm dân- nhân dân phù hợp với điều kiện thời đại và đặc điểm dân tộc.

Người quan niệm dân là người trong cùng một cộng đồng, một quốc gia,

một lãnh th thống nhất. Người gọi nhân dân là quốc dân , là đồng bào , là

người trong một nước ; dân có chung cội nguồn đều là con cùng một bọc ,

con Lạc cháu Hồng … Sự mở rộng nhận thức về dân, làm tăng nội hàm của

khái niệm dân ở Hồ Chí Minh không có gì trái với quan điểm của chủ ngh a Mác

- Lênin mà góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận ấy, cụ thể là:

Một là, nhân dân là gốc của nước, của cách mạng. Xuất phát t quan

niệm nước lấy dân làm gốc trong học thuyết của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã t ng nói: Trong học thuyết Kh ng Tử có những điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học 25, tr.356 , Người đã trân trọng tiếp thu tư tưởng trong Nho giáo trung với vua và hiếu với cha mẹ để làm phong phú nó, nâng nó lên một tầm cao mới khi nhấn mạnh người cán bộ, đảng viên phải trung với nước, hiếu với dân .

Nước là một quốc gia, một vùng lãnh th có chủ quyền của những cộng đồng dân cư mà bao giờ cũng có người cầm quyền mang danh đại diện. Dân là gốc, là nền của nước, nhưng không phải ai cũng nhận ra điều đó. Người đã t ng nói: Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta d nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là ch thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc [34, tr.663].

Hồ Chí Minh cũng đã t ng kh ng định nhân dân là lực lượng chủ yếu, là gốc của cuộc cách mạng. Khi bàn về điều này, đồng chí Trường Chinh đã nhận xét: Trước Hồ Chủ tịch, các nhà cách mạng Việt Nam thường cho r ng cách mạng nước ta phải do những vị anh hùng xuất chúng, những người tài cao học rộng làm; những người đó ch cần hô một tiếng là quần chúng nhân dân n i dậy răm rắp và thực hiện ý muốn chủ quan của họ. Hồ Chủ tịch, trái lại, đã nhận thức

rõ sự nghiệp cách mạng là của quần chúng đông đảo, trước hết là của những tầng lớp nghèo kh nhất, bị áp bức bóc lột nhiều nhất, của công nhân và nông dân .

Nhân dân là gốc của nước, của cách mạng vì nhân dân có số lượng đông, vì mọi lực lượng đều ở nơi dân , lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng . Công an có năm, bảy người, quân dội có mấy chục vạn người nhưng vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng của nhân dân . Nhân dân không những có lực lượng đông mà còn cần cù, thông minh, khéo léo, có rất nhiều kinh nghiệm quý báu: Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn ngh mãi mà không ra 24, tr. 335 . Dân có lực lượng đông đảo, có trí tuệ tập thể, có khả năng để giải quyết mọi công việc lớn nhỏ, đúng như câu ca dao của người dân Quảng Bình đã kh ng định: D mười lần không dân cũng chịu/khó trăm lần dân liệu cũng xong .

Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong ; dân chúng đồng lòng, việc gì làm cũng được; dân chúng không ủng hộ thì việc gì làm cũng không nên, nước lấy dân làm gốc , gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân ...

Hai là, nhân dân là chủ của đất nước, của xã hội và là chủ vận mệnh của

chính mình. Tư tưởng dân chủ - nhân dân là chủ của đất nước, của Nhà nước,

của xã hội và là chủ vận mệnh chính bản thân mình là tư tưởng mới mẻ chưa t ng có trong truyền thống của lịch sử dân tộc. Tư tưởng này của Người được kh ng định ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công: Cách mạng Tháng Tám đã lật đ nền quân chủ mấy mươi thế k , đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 1 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đ i cực k to lớn trong lịch sử của nước ta. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới [26, tr.26].

Dân chủ ngh a là nhân dân là chủ. Dân chủ là vì nhân dân có quyền hạn, có quyền hành - có ngh a là có khả năng thực tế quyết định, định đoạt, điều hành những t chức, những công việc do mình làm chủ. Nhân dân có quyền vì nhân dân có lực lượng, lực lượng ấy là vô cùng vô tân, đã tạo ra mọi của cải, vật chất và mọi giá trị tinh thần của xã hội trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh. Dân là chủ cũng đồng ngh a với nhân dân có lợi ích của người làm chủ. Mặt khác, nhân dân có lợi ích thì cũng đi đôi với ngh a vụ và trách nhiệm với công việc, t kháng chiến kiến quốc đến xây dựng đ i mới đất nước. Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này, Người cho r ng nhân dân là chủ thì phải có trách nhiệm của người làm chủ, phải có trách nhiệm, ngh a vụ làm tròn b n phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân.

Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm và b n phận của công dân không ch là việc chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà nhân dân còn phải tham gia vào việc đóng góp ý kiến, xây dựng các chủ trương, chính sách, tham gia xây dựng Đảng, xem xét tính đúng đắn của đường lối, chủ trương mà Đảng đề ra. Và để thực hiện được điều này, nhân dân cũng phải không ng ng tự nâng cao trình độ của mình để xứng đáng với vai trò của người làm chủ.

Quan niệm nêu trên của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của nhân dân trong tiến trình cách mạng chính là sự kế th a, phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử và tư tưởng nước lấy dân làm gốc của ông cha ta. Tư tưởng ấy đã chứa đựng toàn bộ nguyên lý của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà Đảng ta nói chung và Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ, thấu triệt và đang lãnh đạo, ch đạo thực hiện trên mọi l nh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, lực lượng trong nhân dân là lực lượng to lớn, có tiềm năng vô tận nhưng không thuần nhất mà có nhiều tầng lớp khác nhau, cần phải được giác

ngộ, tổ chức, lãnh đạo đúng đắn. Hồ Chí Minh đã t ng quan niệm: Dân chúng

độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp ch ng ch ng, có lớp lạc hậu 24, tr.336 , vì vậy, trong lãnh đạo và ch đạo cũng cần phải sao sát thực ti n, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để tìm ra phương hướng, biện pháp giải quyết đúng đắn.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, cách phân chia các tầng lớp nhân dân cũng khá rõ ràng cụ thể, và phân chia theo tính chất nghề nghiệp cũng như giá trị xã hội t thấp đến cao như s , nông, công, thương. Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa thì xã hội phân chia thành hai giai cấp cơ bản, đối lập là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Hai giai cấp này tồn tại song song với các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và tiếp tục phát triển, phân hóa, chuyển hóa, làm cho dân chúng bị phân chia thành nhiều bộ phận rất đa dạng và phức tạp. Ngoài lợi ích chung của cộng đồng, các tầng lớp, các bộ phận trong nhân dân đều có khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng biệt nên có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, Hồ Chí Minh một mặt xem xét thái độ chính trị và hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, mặt khác chú trọng khơi dậy các ph m chất, các giá trị truyền thống của nhân dân ta như: có một lòng yêu nước nồng nàn, cần cù, thông minh và khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quý báu... Người kh ng định: Chúng ta phải ghi tạc vào đầu chân lý này: Dân rất tốt. Tuy nhiên, do dân chúng không thuần nhất mà có nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận, nhiều trình độ, nhiều ý kiến khác nhau, có những nhu cầu và lợi ích riêng khác nhau, lại thường bị giai cấp thống trị bóc lột, l a ph nh, cưỡng ép chia để trị , cho nên dân thường chia rẽ phái này bọn kia . Chính vì đặc điểm của nhân dân như vậy, nên Người kh ng định r ng: Cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ , sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh và đảng cách mệnh, để trong thì vận động và t chức, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp và vô sản giai cấp mọi nơi 21, tr.288-289]. Đó chính là cơ sở sâu xa

của sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo, cơ sở sâu xa của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và cũng là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết của Người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường mối quan hệ giữa đảng với nhân dân ở đảng bộ thành phố hồ chí minh theo tư tưởng hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 32)