Định nghĩa mơi trường văn hố thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận với đối tượng mơi trường, do vậy cũng có nhiều định nghĩa về môi trường. Trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, định nghĩa về môi trường được nêu như sau: mơi trường là “tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vơ sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp lên sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [75,1134]. Đó là sự tiếp cận mơi trường ở góc độ sinh học đầu tiên. Trong Luật Bảo vệ Mơi trường được Quốc hội nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khố IX kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 27/12/1993: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Như vậy, môi trường trước hết được người ta hiểu đó là khơng gian địa lý nơi con người sống. Hiểu rộng ra “mơi trường là tồn bộ các điều kiện vơ cơ và hữu cơ liên quan đến hoạt động sinh tồn và tự bảo tồn cũng như giao tiếp của cơ thể sống.”[34,31].

Mơi trường có mối liên hệ phổ biến và là một chỉnh thể. Vì vậy, con người khơng những không thể tồn tại bên ngồi mơi trường mà con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ khơng thể tách rời với môi trường.

Con người là một động vật bậc cao, vì vậy con người cũng tuân theo mọi quy luật của tự nhiên như các loài động vật khác. Nhưng con người khác con vật ở chỗ con người là động vật biết chế tạo công cụ lao động, nhờ công cụ lao động mà con người không chỉ tồn tại trong môi trường tự nhiên mà cịn biến đổi mơi trường tự nhiên theo nhu cầu và hình ảnh của mình. Nhờ vậy con người trở thành động vật văn hóa. Con người tồn tại trong mơi trường của mình chính là tồn tại trong mơi trường văn hóa.

Khái niệm về mơi trường văn hố đã được một tập thể tác giả Liên Xơ đưa ra trong tác phẩm “Cơ sở lý luận văn hoá Mác- Lênin” như sau: “Mơi trường văn hố là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ. Mơi trường văn hố không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà cịn có những con người hiện diện văn hoá”[1,75]. Ở Việt Nam, một số tác giả cũng đã đề cập tới khái niệm mơi trường văn hố. Phan Thanh Tá trong bài “Về khái niệm đời sống văn hố ở nơng thơn” (Tạp chí Văn hố nghệ thuật số 4/2002) cho rằng: “mơi trường văn hoá, tức là văn hoá của cộng đồng nhỏ và của tồn xã hội: tồn bộ những hình thái biểu thị giá trị xã hội đang hiện hữu trong đời sống của cộng đồng, của xã hội và những thiết chế tương ứng để bảo quản, lưu giữ và phân phối chúng”.

Từ những cách hiểu và góc độ tiếp cận khác nhau có thể khái quát đưa ra một định nghĩa về môi trường văn hoá như sau: Mơi trường văn hố là tổng thể phức hợp các hiện tượng, các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với con người; tác động đến con người, cộng đồng, xã hội trong những điều kiện hồn cảnh, khơng gian, thời gian nhất định.

Mơi trường văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành mơi trường văn hóa. Nó phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực thông qua hoạt động thẩm mỹ. Hoạt động thẩm mỹ bao giờ cũng gắn liền với những yếu tố, điều kiện hợp thành môi trường tự nhiên, mơi trường xã hội xung quanh nó. Mơi trường văn hố thẩm mỹ chính là khía cạnh thẩm mỹ của những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó hoạt động thẩm mỹ của con người được thực hiện.

Con người luôn hoạt động theo quy luật của cái đẹp, nhằm cảm thụ, đánh giá, nhận thức và sáng tạo nên các giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, trong mọi hoạt động của

mình con người ln có xu hướng thẩm mỹ hóa mơi trường, biến mơi trường thành hiện tượng thẩm mỹ.

Mơi trường văn hố thẩm mỹ được thể hiện cụ thể thông qua những yếu tố, những điều kiện hài hoà giữa con người với tự nhiên, những quan hệ tốt đẹp giữa những con người trong xã hội. Ở đó chứa đựng sự thống nhất hữu cơ giữa cái đẹp với cái chân, cái thiện và cái có ích.

Cấu trúc của mơi trường văn hố thẩm mỹ bao gồm:

- Hệ thống những giá trị văn hoá thẩm mỹ: tồn tại dưới hai dạng thức những giá trị văn hoá vật thể như cảnh quan, kiến trúc, các thiết chế văn hoá như bảo tàng, thư viện, nhà hát… và những giá trị văn hoá phi vật thể như các loại hình nghệ thuật, các hoạt động văn hoá dân gian… Tất cả những giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể đều chứa đựng trong cơ sở vật chất- văn hoá, trong hoạt động thẩm mỹ, trong nhân cách của chủ thể thẩm mỹ.

- Hệ thống những quan hệ văn hoá thẩm mỹ: nằm trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội của chủ thể thẩm mỹ, không nằm đơn lẻ, rời rạc mà liên kết thành hệ thống nhất định.

- Hệ thống những hình thái hoạt động văn hoá thẩm mỹ: là biểu hiện tập trung nhất và sinh động nhất những quan hệ văn hoá thẩm mỹ và những giá trị văn hố thẩm mỹ. Nó tồn tại ở hai hình thái cơ bản: hình thái trực tiếp chính là đời sống văn hố thẩm mỹ của chủ thể biểu hiện trong những hoạt động thường xuyên như học tập, lao động, sinh hoạt văn nghệ…, hình thái gián tiếp gồm các dạng thức hoạt động thẩm mỹ như các hoạt động tham gia hội trại sáng tác, tổ chức triển lãm… Một mơi trường văn hố thẩm mỹ phong phú, đa dạng phải là một môi trường chứa đựng những hoạt động văn hoá thẩm mỹ đa dạng, phong phú.

- Hệ thống những thiết chế văn hoá thẩm mỹ: nhằm đảm bảo đời sống văn hoá thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “sản xuất”, “trao đổi” các giá trị văn hoá thẩm mỹ. Hệ thống này bao gồm các thiết chế lãnh đạo- quản lý như: kế hoạch hoạt động văn hoá thẩm mỹ, quy chế hoạt động, bộ văn hố thơng tin, bộ trưởng…, các thiết chế tổ chức thực hiện như các cơ quan chức năng: hội nhà văn, hội mỹ thuật…, các thiết chế cơ sở vật chất- văn hoá như thư viện, bảo tàng, triển lãm, các câu lạc bộ…

Mỗi hệ thống trên đều ở trong q trình phát triển khơng ngừng, không phải là những yếu tố tĩnh, bất biến. Xây dựng mơi trường văn hố thẩm mỹ thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)