Giáo dục thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)

Giáo dục thẩm mỹ có mục tiêu trực tiếp là làm phát triển năng lực hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người. Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ trước tiên của giáo dục thẩm mỹ là phải thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các nhu cầu, cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh và cao đẹp, bởi đây là những yếu tố quy định năng lực hoạt động thẩm mỹ của chủ thể, bao gồm năng lực cảm thụ, thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ không phải là lĩnh vực độc lập tuyệt đối với các lĩnh vực giáo dục khác của con người. Lĩnh vực thẩm mỹ là lĩnh vực của cảm xúc, tình cảm bên cạnh đó cịn bao hàm cả yếu tố lý trí, trí tuệ. Sự cảm thụ, thưởng thức các giá trị thẩm mỹ của hiện thực cũng như việc sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới là những hình thức khác nhau của sự phản ánh hiện thực, đồng thời cũng là sự nhận thức, đánh giá hiện thực. Người ta khơng thể có cảm xúc về cái đẹp, cái cao cả nếu như người ta chưa có được sự hiểu biết về bản chất của chúng. Người ta cũng chỉ có thể ham thích hoặc tỏ ý khen chê đối với những cái mà người ta có thể hiểu được, nhận thức được. Bởi vậy, không nên hiểu giáo dục thẩm mỹ như một quá trình biệt lập, khơng liên quan gì đến vấn đề giáo dục trí tuệ.

Giáo dục thẩm mỹ có cơ sở thực tiễn hết sức rộng lớn, bao gồm mọi hoạt động sống của con người, là tồn bộ sự đồng hố hiện thực nói chung của con người, chứ khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi của sự đồng hoá hiện thực bằng thẩm mỹ. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ sẽ xây dựng và phát triển con người toàn diện, hài hoà thể chất và nhân cách.

Giáo dục thẩm mỹ được thể hiện qua nhiều hình thức như:

Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động và thông qua lao động: Lao động khơng chỉ đóng vai trị là nhân tố quyết định trong việc sản xuất ra các điều kiện vật chất thiết yếu cho đời sống con người, cho sự phát triển của xã hội. Lao động là nguồn gốc của toàn bộ các giá trị tinh thần, bao gồm cả các giá trị thẩm mỹ. Khi tạo điều kiện cho con người phát hiện, nhận thức và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, lao động cũng đồng thời đã biến con người từ chủ thể thực dụng trở thành chủ thể thẩm mỹ. Lao động đã thúc đẩy sự hoàn thiện các giác quan của con người, biến chúng thành các giác quan thẩm mỹ. Lao động cũng làm nảy sinh, hình thành và phát triển các cảm xúc, nhu cầu thẩm mỹ cho con người.

Giáo dục thẩm mỹ bằng những tấm gương sáng về đạo đức: Mỹ học Mác-xít đã chỉ ra một cách đúng đắn cơ sở khách quan của mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức. Khơng chỉ cái thẩm mỹ và nghệ thuật mới có vai trò to lớn đối với sự phát triển đạo đức, mà đến lượt mình, cái đạo đức cũng có những tác động mạnh mẽ khơng kém đến sự phát triển thẩm mỹ. Vai trị đó của đạo đức được biểu hiện ở chỗ, khi đánh giá thẩm mỹ với tư cách là một khách thể, con người vẫn thường vận dụng các tiêu chuẩn về đạo đức và xem đó như là cái tất yếu, khơng thể thiếu đối với khách thể. Ở đây, cái đạo đức biểu hiện như là một trong những thành tố quy định giá trị thẩm mỹ của khách thể, nên để cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ không thể không xây dựng cho mình những năng lực đạo đức nhất định. Nói cách khác, sự hiện diện của những năng lực đạo đức là cơ sở và điều kiện để chủ thể thẩm mỹ cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật: Trong các hình thức giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật được coi là hình thức, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất. Bởi nghệ thuật là biểu hiện cao, tập trung mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, nên nghệ thuật có khả năng rất to lớn trong sự tác động tới tư tưởng, tình cảm của con người, tới sự phát triển toàn diện của nhân cách. Với sức mạnh riêng của mình, nghệ thuật đã giúp công chúng xây dựng những tư tưởng đúng, những tình cảm tốt đẹp, một khả năng sáng tạo phong phú mà khó có một hình thái ý thức xã hội nào có thể sánh được.

Giáo dục thẩm mỹ bằng hệ thống các quan điểm lý luận mỹ học tiến bộ, hiện đại: Con người không thể nhận thức, khám phá, cảm thụ, các giá trị thẩm mỹ một cách trọn vẹn, sâu sắc, không thể cải biến thế giới theo quy luật của cái đẹp, nếu không được sự dẫn dắt, soi sáng của một hệ thống các quan điểm, nguyên lý, lý luận mỹ học khoa học, tiến bộ và hiện đại. Xét về bản chất, mỹ học Mác-Lênin là

năng nói trên. Với một hệ thống các quan điểm, ngun lý, phạm trù có tính chất khoa học và biện chứng, mỹ học Mác-Lênin thực sự trở thành một vũ khí lý luận sắc bén giúp ta trả lời đúng đắn các vấn đề phức tạp trong mọi quan hệ thẩm mỹ, là cơ sở khoa học để phân giải bản chất, nguồn gốc của mọi hiện tượng thẩm mỹ một cách chính xác và có sức thuyết phục. Mỹ học Mác-Lênin còn là một hệ thống tri thức khoa học có ý nghĩa phương pháp luận đúng đắn cho mọi hoạt động cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo thẩm mỹ.

Trong các trường cao đẳng, đại học, giáo dục thẩm mỹ không những chỉ được thể hiện một cách trực tiếp thông qua hoạt động giảng dạy và học tập môn mỹ học- môn học trang bị những kiến thức thẩm mỹ cơ bản cho sinh viên, mà còn được thể hiện thơng qua các hoạt động văn hố, chính trị - xã hội khác trong trường học. Những hoạt động nhằm giáo dục thẩm mỹ này đã góp phần xây dựng mơi trường văn hố thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)