Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mới trong thời kỳ 1945-1954 (Trang 30 - 40)

1.1.2 .Về định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh

1.2. Cơ sở thực tiễn

Chủ nghĩa tư bản phương Tây từ những năm 1860-1870 đã chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền - chủ nghĩa đế quốc. Sự phát triển như vũ bão của sức sản xuất tư bản chủ nghĩa đem lại rất nhiều lợi nhuận và quyền lực cho giai cấp tư sản phương Tây. Nhưng một trong những mặt trái của nó, là, nó quay ngược trở lại thúc ép chính những người chủ tư bản ấy phải tìm kiếm mọi biện pháp để thu gom nguyên liệu cho các nhà máy, tìm kiếm mọi nguồn nhân công và thị trường mới kể cả bằng biện pháp xâm lược. “Phương Đông xa xôi” về mặt địa lý đã không còn “xa” với nhu cầu sản xuất và khát vọng lợi nhuận của các thế lực phương Tây nữa. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp dần dần bị cuốn theo quỹ đạo của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng nghĩa với việc bị cuốn theo quỹ đạo của một trào lưu mới: trào lưu “thế giới hóa” về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa và cách mạng.

1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, lập tức hàng loạt cuộc khởi nghĩa và cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra đúng như lời của Nguyễn Trung Trực tuyên bố: “Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam chống

Tây” [60, tr. 215]. Mặc dù các con đường cứu nước do nhân dân Việt Nam tiến

hành với sự dẫn dắt của những sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học đều thất bại, nhưng quả thực công cuộc bình định dân tộc này không hề dễ dàng đối với người Pháp. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh viết: “Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu tin rằng lính Pháp được người dân bản xứ chào đón vồn vã, thậm chí đón rước với sự biết ơn đối với những cứu tinh. Trên thực tế, người dân bản xứ đã nhanh chóng ý thức rõ ràng

hoàn cảnh đất nước mình, và nếu như cuộc chinh phục thành công nhanh vì được hậu thuẫn bởi một hoàn cảnh đặc biệt, thì sau đó người ta đã phải thực hiện một cuộc bình định lâu dài, gian nan, khó nhọc, một cuộc bình định chỉ kết thúc ngay trước chiến tranh Thế giới thứ nhất với cái chết của Đề Thám, nhìn vào đó thì thấy ngay rằng người dân bản xứ không đứng ngoài nguyên nhân những khó khăn của công cuộc bình định” [72, tr. 324-325].

Ai sẽ là người đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử cách mạng? Nếu như trong các chế độ cũ, đó có thể là một người nông dân áo vải, là một nhà quý tộc… thì ở thời đại mới này, người lãnh đạo cách mạng phải là người giải mã được mọi hiện thực xã hội, cả về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.

“Xã hội nước Nam là một xã hội phân chia thứ bậc rất mạnh. Ở trên là một tầng lớp thị dân nho giáo tạo thành tầng lớp tinh hoa của quốc gia, ở dưới là dân chúng gắn bó với đồng ruộng, chỉ biết miệt mài với công việc đồng áng. Trong bốn tầng lớp của xã hội: sĩ, nông, công, thương (nhà nho, nông dân, thợ thủ công, thương lái), theo tôn ti truyền thống, chỉ có hai tầng lớp đầu là quan trọng nhất, đáng kể nhất. Trật tự mới do cuộc xâm chiếm thiết lập và sự phát triển kinh tế của đất nước đã làm đảo lộn trật tự thứ bậc cũ. Các tầng lớp mới hình thành nhờ sự phát triển chung và cũng từ hoàn cảnh mới đang du nhập vào đất nước các tập tục mới, ban đầu thì ở thành phố, sau đó ngày càng thấm sâu vào các vùng nông thôn. Chúng mâu thuẫn với các thói quen lâu đời, va chạm với những khuôn khổ xã hội cũ, làm tan rã nền tảng cũ của gia đình và làng xã. Hệ quả tất yếu là một sự rối loạn trong tập tục, cũng nghiêm trọng như rối loạn ngự trị trong đầu óc con người” [72, tr. 343].

Đất nước chúng ta lúc bấy giờ tồn tại rất nhiều giai tầng khác nhau: giai cấp công nhân bản xứ, giai cấp tư sản bản xứ, giai cấp tư sản nước ngoài, giai cấp

nông dân… Mỗi giai tầng đều đóng vai trò, nhiệm vụ nhất định. Nhưng nhìn chung đều “khó hiểu” và “rối loạn” qua lăng kính thế giới quan cổ điển: Sĩ - Nông - Công - Thương. Sự “rối loạn” này ảnh hưởng không nhỏ tới quan điểm cách mạng của một số nhà yêu nước. Như Phan Bội Châu năm 1906, trong Hải ngoại huyết thư, đã nói tới 10 hạng người đồng tâm: “Các nhà hào phú, các quan lại tại chức, các con nhà quyền quý, giáo đồ Thiên chúa giáo, lính tập, hội đảng, thông ngôn, ký lục, bồi bếp, giới phụ nữ, con em các gia đình bị giặc tàn sát, những người đi du học. Đến năm 1908, cụ bổ sung thêm vấn đề đoàn kết các dân tộc thiểu số. Cụ còn là người sớm đưa ra những ý tưởng về tổ chức các chính đảng yêu nước của nhân dân – mà khi đó Cụ gọi là Hội (Duy tân hội, Quang phục hội…)” [68, tr. 20]. Phan Bội Châu không đánh giá đúng vai trò của nông dân, lực lượng chiếm tới 90% dân số Việt Nam, tầng lớp cơ cực cần được giải phóng và sẵn sàng hy sinh cho công cuộc giải phóng, một khi được vận động, giác ngộ, tổ chức. Phan Bội Châu cũng không đưa tầng lớp thương nhân vào tư duy đoàn kết của mình [33, tr. 77]. Bởi lẽ Phan Bội Châu không có thế giới quan và phương pháp luận Mácxít soi đường.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Hồ Chí Minh và những đồng chí cách mạng của ông là phải hiểu được thực trạng chính trị, xã hội, văn hóa; phải tiến hành đấu tranh đúng đắn về mặt quân sự, chính trị, cải cách về mặt xã hội, và đặc biệt là văn hóa.

Nền văn hóa cổ truyền của dân tộc chúng ta phát triển lâu đời trong khuôn khổ của hình thái xã hội và phạm trù văn hóa phong kiến, bên cạnh những giá trị cao đẹp có sức trường tồn, cũng bộc lộ tính chất lạc hậu, lỗi thời nghiêm trọng so với văn hóa thế giới, cũng là so với yêu cầu tiến lên của văn hóa dân tộc, và có thể nói là nó không đủ sinh lực, sinh khí để góp phần cứu vãn số phận dân tộc

trong thời buổi hiểm nghèo. Trong khi đó, nền văn hóa phương Tây, theo đà tấn công của tư bản phương Tây sang phương Đông, trong đó có Việt Nam, với tư thế như là một sự áp đảo do sức mạnh của tính chất hiện đại của nó, mặc dù nó đã bị biến chất không ít trên con đường theo chủ nghĩa thực dân du nhập vào phương Đông. Cuộc đụng độ, giao tranh giữa hai nền văn hóa cũ mới trên đất nước ta lúc này quả thật đã để lại nhiều tấn bi hài kịch, trước hết là cho tầng lớp trí giả Việt Nam. Nền Hán học cổ truyền, kèm theo đó là chế độ thi cử chữ Hán đã có lịch sử lâu đời nay bỗng rơi vào tình trạng hấp hối, chợ chiều. Một hạng trí thức mới bắt đầu có mặt cùng với sự có mặt của thứ văn hóa mới kia. Không phải là tất cả, nhưng nói chung là mang tính chất hãnh tiến, không được dư luận quý trọng. Riêng những sĩ phu yêu nước thì bụng dạ cũng đã để hẳn vào vấn đề số phận, chủ quyền của dân tộc, nên cũng chẳng còn sức đâu mà nghĩ tới vấn đề văn hóa. Sau đó, bắt đầu nghĩ đến và có chủ trương khá hay thì điều kiện thực thi lại không có. Kẻ thù dân tộc sẵn sàng bóp chết mọi tư tưởng văn hóa không do chúng áp đặt [2, tr. 71]. Mặc dù các bộ trưởng thuộc địa và các đại diện chính thức của nước Pháp gần như bao giờ cũng bác bỏ mọi chính sách đồng hóa và tụng một chính sách liên hiệp. Nhưng các tuyên bố này vẫn luôn luôn chỉ ở dạng là các công thức hùng biện chung chung [72, tr. 354]. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ bộ mặt “khai hóa văn minh” do thực dân Pháp tiến hành như sau:

“Để nhồi sọ những người da vàng, chính phủ thuộc địa đó sẵn sàng những biện pháp và phương tiện cực kỳ mạnh. Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương Đông, chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi đã có kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng An Nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của Nhà nước và chuyên việc làm quảng cáo

tuyên truyền cho chính phủ và thường kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa. Ấy thế mà, Chính phủ Đông Dương lại muốn biến chính hệ thống nhồi sọ này thành chế độ tự do báo chí của người bản xứ đấy!” [49, tr. 13]

“Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm... Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [49, tr. 27-28].

Trong tác phẩm Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc tố cáo: “Các gia đình khá giả nay bị sa sút không còn có thể nuôi thầy đồ dạy học cho con cái mình và con cái những người láng giềng như xưa nữa. Những kẻ nghèo đói thì bị bần cùng, nên họ phải chống đói đã rồi mới có thể nghĩ đến chuyện học hành. Càng nghèo khổ thì số người thất học càng nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp lại cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta có thể tưởng rằng bỏ Hán học đi để đẩy lùi ảnh hưởng nước ngoài, người Pháp sẽ thay thế vào đó bằng nền giáo dục của họ. Không phải thế đâu. Thâm ý của họ chỉ là đẩy người An Nam vào vòng ngu tối. Tôi xin nêu ra sau đây một vài bằng chứng của người Pháp. Đại tá Bécna viết: Về phương diện tinh thần, người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng được một ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông. Trong một bản báo cáo về tình hình Đông Dương,

tướng Penơcanh cũng viết: Trong 50 năm chiếm đóng ở Nam Kỳ và 25 năm chiếm đóng ở Bắc Kỳ, những trường học Pháp không đào tạo lấy được một người An Nam thật sự có học thức. Ông Mácxơ, văn sĩ thuộc địa, đã viết câu sau đây lột tả được đúng tư tưởng đang thống trị trong đầu óc của các nhà cai trị của chúng ta: Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít thôi; biết hơn nữa chỉ là thừa vô ích” [49, tr. 398-399]. Thậm chí trên báo L'Humanité ngày 2-8-1919, Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn một đoạn từ ấn phẩm sách báo thực dân như sau: “Đối với cái giống nòi annamít ấy, chỉ có một cách tốt để cai trị nó, - đó là ách thống trị bằng sức mạnh... Truyền học vấn cho bọn annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống chúng ta, và mặt khác đào tạo những con chó thông thái gây rắc rối hơn là có ích...” [49, tr. 7]

Đấy là về giáo dục, còn về báo chí, phương tiện truyền thông rất phổ biến trong dân chúng thì: “Những điều tôi sẽ kể về báo chí An Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được. Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không?

Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Lý do như thế này.

Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo bằng tiếng An Nam nào được xuất bản nếu không được viên toàn quyền cho phép, rằng họ chỉ cho phép với điều kiện là bản thảo đưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt trước đã, và giấy phép ấy họ thu hồi lúc nào cũng được” [49, tr. 403]. “Trước khi đưa đi nhà in, tất cả các bài báo phải dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo, mà chỉ được đăng những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi

cho Nhà nước” [49, tr. 404]. “Chính phủ cho bọn chủ nhà in lựa chọn nên làm việc cho một tờ báo “tin vịt không biết điều” được ít tiền, hay nên nhận in cho Nhà nước được lợi lộc và bảo đảm hơn nhiều. Vì thế, một tờ báo ở Sài Gòn đã buộc phải đổi chủ in nhiều lần trong một tháng” [49, tr. 406]. “Những hành vi bất hợp pháp của lối trị an đê hèn ấy còn được tăng cường và bổ sung thêm bằng những điều lệ pháp lý như thế này: “Mọi việc trưng bày hay gửi đi nơi khác những bài hát, bức hoạ hay tranh ảnh trái đạo tôn kính đối với các vị đại diện của Nhà nước, sẽ bị trừng phạt bao nhiêu tháng tù và phạt tiền bao nhiêu phrăng đó, v.v.”” [49, tr. 407].

Người kết luận: ““Làm cho u mê để thống trị”, đó là phương pháp mà nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [49, tr. 155]

Vào những năm đầu thế kỷ 20, với sự có mặt của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, dấu hiệu và triển vọng tạo ra một nền văn hóa mới Việt Nam trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần dân tộc sâu sắc, vững chãi với việc tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại theo hướng hiện đại hóa đã bị kẻ thù chặn lại để hướng theo con đường mà chúng mong muốn, và chúng nghĩ rằng có thể điều khiển được. Về thực tế, nền văn hóa Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ 20 đã từng bước chuyển dần từ phạm trù văn hóa phong kiến sang phạm trù văn hóa tư sản, mang tính hiện đại mà đặc trưng biểu hiện chính là vươn tới tính thế giới. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó đã diễn ra trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ thực dân nửa phong kiến, cho nên không thể tránh khỏi sự phức tạp, vòng vèo, đầy mâu thuẫn [2, tr. 75].

Tình trạng sa sút văn hóa của người dân Việt Nam thời kỳ này đã trở nên trầm trọng. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh nhận xét: “Mọi người cảm thấy cuộc sống thiếu vắng một cái gì đó, một cái gì đó phải là nguyên tắc chuẩn mực của

cuộc sống. Từ đó nảy sinh một rối loạn tinh thần, đặc biệt trong giới trẻ. Thanh niên gần như bị bỏ mặc, quyền lực của cha và của thầy chỉ còn ảnh hưởng về danh nghĩa, thậm chí nhiều khi còn gần như hoàn toàn bất lực. Bị giằng co giữa các xu hướng trái ngược nhau, thế hệ trẻ không còn biết quay theo hướng nào. Những người hăng hái nhất, nhiệt huyết nhất, do bản chất mạnh mẽ và sự hào hiệp của tuổi trẻ, đến ngay với các luận thuyết cấp tiến nhất, đến với các lý thuyết cực đoan nhất. Những người rụt rè, những người nhút nhát rơi vào bi quan cùng cực, sầu muộn vô định, bệnh hoạn, gần giống bệnh suy nhược thần kinh. Trong những ngày gần đây tin tức từ các địa phương cho thấy có một dạng dịch tự tử, mà nạn nhân là rất nhiều thanh niên nam nữ… Những người khác trốn tránh nỗi buồn trong các trò vui thô tục và trong bê tha trụy lạc. Và từ trên xuống dưới thang bậc xã hội, người ta chơi cờ bạc, chơi hăng say điên cuồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mới trong thời kỳ 1945-1954 (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)