1.1.2 .Về định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh
3.1. Tác động thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới đối với sự
với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc
Nền văn hóa mới mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và thực hiện đã dần dần đi sâu vào tâm lý và đời sống của dân tộc, từ người lãnh đạo cho tới người dân thường, từ người già tới người trẻ. Nó có mặt trong tất cả khía cạnh của đời sống, trở thành những lĩnh vực văn hóa mới như: văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống, văn hóa quân sự, văn hóa chính trị… Cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua những chông gai do các nhân tố hoàn cảnh khách quan xung quanh và những yếu tố chủ quan từ phía những người lãnh đạo và thậm chí từ chính những người dân gây ra. Thế nhưng, một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ khi mới ra đời lại có thể tránh được biết bao những sai lầm đáng tiếc mà không ít nhà nước trên thế giới đã mắc phải trong thời gian “tập làm chủ chính mình”. Lịch sử cho thấy: “Năm 1972 phụ nữ Thuỵ Sĩ mới được quyền đi bầu cử như nam giới. Ở Hoa Kỳ, khi Hiến pháp năm 1787 được thông qua chỉ có nam công dân da trắng có tài sản mới được hưởng quyền bỏ phiếu và được bầu. Điều kiện tài sản đã bị biến mất vào đầu thế kỷ XIX và mãi vào năm 1920 thì bằng tu chính án thứ 19, phụ nữ mới có quyền đi bỏ phiếu. Mặc dù, vào năm 1863 tổng thống Lincoln đã tuyên bố giải phóng nô lệ cho người da đen, nhưng mãi cho đến gần 100 năm sau đó, năm 1960 những người da đen mới được hưởng trọn quyền đi bầu cử ở miền Nam Hoa Kỳ. Và năm
1971, bằng tu chính án thứ 26 mới đây, quyền bầu cử mới cho những công dân mới được hạ từ 21 xuống 18 tuổi” [6, tr. 188].
Vậy mà, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên do người dân Việt Nam thực hiện dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nam nữ được bình quyền. Tất cả đều được tự do bỏ lá phiếu chọn ra những người lãnh đạo xuất sắc để dẫn dắt số phận dân tộc. Đây là một nét văn hóa mới, văn hóa chính trị hết sức tiến bộ mà người dân được thụ hưởng. Nét văn hóa mới, vô cùng nhân văn này được ghi rõ trong bản Hiến pháp 1946. Bản Hiến pháp được coi là xuất sắc nhất trong lịch sử
hình thành và phát triển nhà nước Việt Nam2. Nhận xét về bản Hiến pháp, Hồ
Chí Minh nói: “Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần đòan kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp” [52, tr. 440].
Theo tôi, nền văn hóa mới được phân tích trong bản Luận văn này đã được hình thành từ trước khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945. Bởi lẽ, những băn khoăn trăn trở về một xã hội mới đã xuất hiện ở chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ngay khi anh chứng kiến cảnh nước mất nhà tan trong những cuộc khởi nghĩa, những cuộc biểu tình chống thuế những năm đầu thế kỷ XX. Để từ đó Người đi tìm “hình” của đất nước qua khắp các châu lục. Khi đã phát hiện ra ánh sáng chân lý, khi “câu trả lời đã rõ”, Người lập tức quay lại
2 Các nhà nghiên cứu pháp luật và thực thi pháp luật đã đưa ra nhận xét: “Hiến pháp 1992 đã quay lại một số thiết chế của Hiến pháp 1946 và 1959, chứng minh tính chân lý của Hồ Chí Minh về cơ cấu tổ chức Nhà nước, không
truyền bá và rèn luyện một loạt cán bộ cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, đem lại hòa bình hạnh phúc cho người dân. Các cán bộ cách mạng đó đã được rèn luyện, thấm nhuần phần nào thứ văn hóa mới để rồi họ truyền bá cho người dân trước và sau khi cuộc cách mạng thành công. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà cuộc cách mạng tháng Tám trở thành một trong những cuộc cách mạng đầy tính nhân văn hiếm hoi trong lịch sử loài người. Đó là cuộc cách mạng trong hòa bình, không có cảnh máu chảy đầu rơi và nội chiến tang thương. Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nước phải chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. Nước ta, vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi” [52, tr. 43-44]. Đó là một cuộc cách mạng đầy tính văn hóa, nhân văn. Kết thúc cuộc cách mạng này là một chính phủ đoàn kết của toàn dân. Hồ Chí Minh đã tuyên bố công khai trước Quốc hội rằng, “Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia” [52, tr. 430]. Luật sư Phan Anh nhớ lại: “Tôi rất xúc động và cảm kích trước tấm lòng bao dung của Hồ Chí Minh. Vì thấy Hồ Chí Minh không lấy việc tôi đã tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật làm điều quan trọng, mà vẫn cho tôi là một nhà trí thức yêu nước và trọng dụng” [8, tr. 171-172].
Chúng ta biết rằng quyền lực là thứ cám dỗ hết sức nguy hiểm, Ngay từ những năm mới thành lập nhà nước Hoa Kỳ, Thomas Jefferson, tác giả của bản
Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ năm 1776, và sau này là Tổng thống thứ ba của
các vấn đề về quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của
con người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây xích Hiến pháp để anh ta không còn làm được những điều ác” [7, tr. 64]. Ngay cả đất nước Liên Xô cũng không khắc chế được điều này, Lenin đã phải nói: “Chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành những tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó” [40, tr. 235]. Và lịch sử đã cho ta thấy tình hình những năm 1936, 1937, 1938 ở Liên xô là không ai có thể làm trái ý Stalin, nếu như không muốn đi trại tù hoặc bị bắn, giết không cần tòa án… Từ ngày 1-5-1937 đến 1-9-1938, gần 40.000 cán bộ chỉ huy cao cấp và trung cấp trong quân đội đã bị thủ tiêu. Những năm 1937-1938, Stalin đã sát hại 3 trong 5 nguyên soái, 3 phần 5 tư lệnh Phương diện quân, 10 tư lệnh tập đoàn quân, 50/57 tư lệnh quân đoàn, 154/186 tư lệnh sư đoàn, 16 chính ủy Phương diện quân, 25/28 chính ủy Tập đoàn quân, 58/64 chính ủy sư đoàn, 401/456 đại tá. Vào các năm 1937-1938 đã có 2.918 cán bộ chỉ huy và 10.946 quân nhân và thủy thủ bị kết án oan, loại ra khỏi quân ngũ 18.822 binh sĩ, sĩ quan. Hầu hết các cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản lưu vong sống ở Liên Xô đều bị sát hại. Beelacun, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hunggari năm 1939 bị xử bắn và không rõ chôn cất ở đâu. Stalin còn thanh trừng, sát hại nhiều ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương đảng, bí thư thành ủy, tỉnh ủy, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, đàn áp nông dân không chịu hợp tác hóa, đàn áp các dân tộc ít người một cách rất cứng rắn, di hại những việc đàn áp đó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay [32, tr. 141-142]. Max Eastman, một người bạn cũ của Lenin viết: “Chủ nghĩa Stalin không những không tốt hơn mà còn xấu hơn cả chủ nghĩa phát xít vì nó tàn nhẫn hơn, dã man hơn, bất công hơn, vô luân và thiếu dân chủ
hơn, không thể biện hộ bằng hy vọng hay sám hối. Đúng hơn, phải gọi nó là siêu phát xít” [22, tr. 82].
Thế nhưng, ngay từ khi thành lập nước, chúng ta rất may mắn và tự hào vì có Hồ Chí Minh, có một công cuộc xây dựng nền văn hóa chân chính cho chính chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Dưới ánh sáng tư tưởng và tấm gương đạo đức của người, nền văn hóa mới đã thực sự phát huy vai trò của nó, đã góp phần giúp cho những nhà lãnh đạo tránh được các sai lầm quyền lực nghiêm trọng từng tồn tại trong lịch sử, hầu hết đã thực sự là những nhà lãnh đạo của dân, do dân và vì dân. Phạm Văn Đồng nhận xét: “Một điều đáng tự hào của Đảng Cộng sản và của dân tộc Việt Nam là ở đất nước mà người lãnh tụ được cả dân tộc yêu mến và tin tưởng đến mức lạ lùng, lại không hề bao giờ nảy sinh ra sùng bái cá nhân với những tệ nạn của nó” [2, tr. 20].
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức vào tháng 7-1948 tại một căn cứ kháng chiến với bài phát biểu rất quan trọng của Trường Chinh với
tư cách Tổng Bí thư của Đảng nhan đề Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam.
Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam nêu rõ lập trường văn hóa Mác xít, tính chất, nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ, phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến tư sản và xác định thái độ đúng đắn của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa kháng chiến. Xác định mục đích và tính chất văn hóa Việt Nam, báo cáo nêu rõ: “Mục đích của những nhà văn hóa chúng ta là thắng địch giữ nước, làm cho dân mạnh, dân tiến, dân tin, dân vui, là chống văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, sửa bỏ những tàn tích phong kiến, lạc hậu trong văn hóa nước nhà, xây dựng một nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam và góp phần văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn hóa dân chủ mới thế
giới. Văn hóa dân chủ Việt Nam… phải gồm đủ 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng” [20, tr. 65].
Có thể nói, Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam đã đánh dấu một mốc mới trong tiến trình phát triển nền văn hóa mới nước ta. Sau đó có thể là do cuộc kháng chiến đã bước vào giai đoạn quyết liệt cho nên không có những hội nghị văn hóa tiếp theo, nhưng không thể nói rằng vấn đề văn hóa không được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Ngược lại, có thể nói, vị trí và vai trò của văn hóa và các nhà văn hóa Việt Nam đã được phát huy hết tác dụng của mình. Chính trên cơ sở đó Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đề ra khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Với khẩu hiệu trên, văn hóa đã thực sự “ở trong kinh tế và chính trị” hoặc “văn hóa… cũng là một mặt trận” như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với giới hội họa năm 1951 [2, tr. 138-139].
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Nha Bình dân học vụ sau khi thành lập đã tích cực mở hàng chục ngàn lớp học, với khoảng 2,5 triệu người đến lớp. Hệ thống giáo dục từ các bậc từ tiểu học, trung học, và đại học được sớm khai giảng trở lại [60, tr. 304].
Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, hệ thống giáo dục từ các lớp bình dân học vụ đến giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học được mở rộng. Số học sinh, trường, lớp đều tăng [60, tr. 311-312].
Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, việc dạy và học trong nhà trường đi dần vào ổn định [20, tr. 65].
Đến tháng 6-1950, tổng số đơn vị được công nhận thoát nạn mù chữ là 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã và 7248 bản. Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xóa xong nạn mù chữ [20, tr. 65].
Đến cuối năm 1950, có 10 triệu người được xóa nạn mù chữ, số học sinh phổ thông vùng giải phóng lên gần 44 vạn người. Một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần dần được xóa bỏ, nếp sống văn hóa mới được hình thành [60, tr. 311-312].
Và sau đó, từ khi thực hiện chính sách cải cách giáo dục năm 1950, văn hóa giáo dục trong vùng giải phóng có bước phát triển to lớn. Số học sinh cấp I, II, III trong vùng tự do lên đến khoảng 1 triệu người; hàng nghìn cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo; một số sinh viên, cán bộ đã được gửi đi đào tạo ở nước ngoài [60, tr. 317].
Đó là những thành quả vô cùng quan trọng trong công cuộc kháng chiến - kiến quốc; để đến sau năm 1954, mặc dù còn hàng triệu người miền Bắc mù chữ, số kỹ sư và cán bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước rất ít [60, tr. 327]; nhưng ngành văn hóa giáo dục phát triển rất nhanh. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học được tiêu chuẩn hóa một bước. Năm học 1956- 1957 đã có gần 1 triệu học sinh phổ thông, hơn 600.000 học sinh vỡ lòng, 2985 sinh viên đại học, gần 8000 học sinh chuyên nghiệp trung cấp. Hơn 1 triệu người được xóa nạn mù chữ [60, tr. 327-328].
Những thành tựu trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… trong năm đầu xây dựng chế độ mới là nhân tố căn bản bảo đảm cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám [60, tr. 304]. Nếp sống văn hóa mới, văn học nghệ thuật, báo chí cách mạng … với nội dung nêu cao tinh thần bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, phụng sự Tổ quốc đã phát triển chưa từng có trong thời kỳ trước [60, tr. 304]. Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thiết kế một mô hình văn hóa mới cho dân tộc. Nền văn hóa mới này đã góp phần hết sức quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trong cuộc trường kỳ kháng chiến.