Chức năng của văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng của hồ chí minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa việt nam hiện nay (Trang 27)

Chương 1 : Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hoá

1.1.3- Chức năng của văn hoá

Văn hoá là trình độ phát triển nhất định trong lịch sử phát triển xã hội và con người, là tất cả những giá trị vật chất - tình thần do con người sáng tạo ra và liên quan trực tiếp đến con người. Với những nội dung như vậy, văn hóa luôn luôn và là động lực thúc đẩy, vừa là mục tiêu phát triển của xã hội.

Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân. Chúng ta đã huy động đến mức tối đa mọi nguồn lực cho sự nghiệp cách mạng đó từ những bước chập chững đầu tiên đến những thắng lợi to lớn trong 65 năm qua. Bước nhảy vọt lớn lao triệt để nhất của người Việt Nam từ chỗ bị áp bức bóc lột, bị tha hoá đã trở thành người tự do và phát triển toàn diện được thực hiện trước hết và xuyên suốt bằng sứ mệnh và sức mạnh của văn hóa thông

qua việc thức tỉnh định hướng, tổ chức và quy tụ con người. Những năm đầu hoạt động cách mạng, nhiều giá trị văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm sáng nhận thức của Hồ Chí Minh. Rồi đến lượt mình, suốt đời Hồ Chí Minh thực hiện sứ mệnh của người đi gieo ánh sáng, gieo mầm cách mạng, thức tỉnh lương tâm đồng bào, đồng chí, chăm lo việc trồng người, đào tạo những thế hệ con người mới. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc văn hoá là một vũ khí sắc bén để lên án chế độ thực dân, đế quốc, tuyên truyền, tổ chức lớp lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng. Văn hoá tạo khả năng cho các dân tộc bị áp bức xây dựng tình đoàn kết, vùng dậy với sức mạnh, tài năng, sáng tạo và lòng dũng cảm để tiến hành sự nghiệp giải phóng. Chúng ta chiến thắng hết kẻ thù, đó là “sự chiến thắng của văn minh đối với bạo tàn” tức là chiến thắng bằng sức mạnh văn hoá.

Văn hoá được huy động như là một động lực thúc đẩy sự tiếp xúc và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Ở khía cạnh này, Hồ Chí Minh đã khai thác sức mạnh của văn hoá một cách hiệu nghiệm. Làm cho các dân tộc có cơ hội mở rộng kiến thức của mình, để xích lại gần nhau. Thông qua các yếu tố và sức mạnh văn hoá, Hồ Chí Minh đã thúc đẩy dân tộc Việt Nam mở mang đầu óc từng bước hoà nhập vào thế giới bên ngoài, tức văn hoá đã trở thành thước đo của sự phát triển và tiến bộ của Việt Nam. Các nhà hoạt động chính trị, văn hoá và các nhà tư tưởng lớn đều khẳng định vai trò động lực của văn hoá như là một chất keo kết dính các cộng đồng dân tộc trong tiến trình xoáy trôn ốc phát triển đi lên của lịch sử nhân loại. Phát biểu trong buổi tiếp khách quốc tế tại hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Chí Công khẳng định: “Văn hoá là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và dân tộc… Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn hoá, nơi đây tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người. Chính tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá là tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và Người đã trở thành một trong

những vĩ nhân “đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại ” như UNESCO đã ghi nhận.

Văn hoá mới, đời sống mới mà Hồ Chí Minh đã phát động trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và mãi đến tận cuối đời, đó thực chất là Người muốn đưa văn hoá vào cuộc sống của nhân dân như một động lực để sửa đổi lối làm việc và những thói hư tật xấu trong văn hoá như lười biếng, xa hoa, gian xảo, tham ô, dị đoan, mê tín. Người Việt Nam yêu nước, dũng cảm đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, sáng mắt, sáng lòng đi vào cuộc kháng chiến với tinh thần hồ hởi và niềm tin thắng lợi, là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của động lực văn hoá.

Chức năng của văn hoá mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có ba chức năng chủ yếu:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp

Văn hoá thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Tư tưởng tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần xã hội và con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người. “Văn hoá phải làm thế nào cho mọi người Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà gột rửa được mặc cảm, tự ti đó”,“xây dựng tâm lý…tinh thần độc lập , tự cường”[47, tr 431]; “làm cho dân tộc ta có tín tâm và quyết tâm”…Chức năng cao quý này phải được tiến hành thường xuyên, vì tư tưởng tình cảm của con người luôn biến chuyển theo hoạt động của thực tiễn xã hội. Việc bồi dưỡng ấy lại phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời sống tinh thần của mỗi người và của cả dân tộc. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24-11-1946, Hồ Chí Minh nêu rõ: văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. “Mình vì mọi người và mọi

người vì mình”[29, tr 310] “Lo trước thiên hạ, vui sau triên hạ” “trong mọi việc…chỉ có một mục đích là phụng sự đồng bào, phụng sự Tổ quốc”[27,tr 498] “sẵn sàng đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của giai cấp, của Tổ quốc”[29, tr112] “ sống hoà bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới”.

Hai mươi năm sau, trong lời kêu gọi nhân dân chống Mỹ cứu nước, Người đã nhắc lại lý tưởng độc lập, tự do bằng một mệnh đề mới: không có gì quý hơn độc lập tự do. Tuy nhiên, lý tưởng mà Người xây dựng cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội để làm cho độc lập dân tộc được vững bền, để sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người được thực hiện trọn vẹn.

Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, của cả dân tộc. Mọi hoạt động anh hùng cũng như mọi sự nghiệp lớn chỉ có thể bắt nguồn tư một mục tiêu lớn, một lý tưởng lớn. Khi đã nhạt phai lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì bất cứ người nào cũng trở nên nhỏ bé, tầm thường và sẽ không còn ý nghĩa trong sự vận động của lịch sử, dù đó là người được coi là lỗi lạc, đã từng được yêu mến quý trọng một thời. Lịch sử đã để lại không ít những dẫn chứng về điều đó. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng lý tưởng và những tư tưởng lớn cho cán bộ, Đảng viên và tầng lớp nhân dân và cũng đặt chức năng cao quý đó vào văn hoá.

Văn hoá không những tác động vào tư tưởng mà còn tác động vào tình cảm của con người.

Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh, là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là tính trung thực, thắng thắn, thuỷ chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ…Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy trò….

Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con đường dẫn đến tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn làm cho tình cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hoá còn góp phần

xây dựng niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng. Do đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải làm thế nào cho văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn. Hơn nữa chính những tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm, từ đó trở lại thành tình cảm lớn, tạo nên sự bền vững trong mỗi người. Mà điều này văn hoá lại có nhiều khả năng nhất.

Hai là, nâng cao dân trí

Văn hoá luôn gắn với dân trí. Nói đến văn hoá là nói đến dân trí. Không có văn hoá không có dân trí. Văn hoá nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài. Dân trí là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân, của cộng đồng. Trình độ đó phải từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động của mỗi người, nhằm phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, điều mà Đảng ta xác định hiện nay là mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những hiểu biết đó bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, nhiệm vụ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, thực tiễn thế giới và Việt Nam….

Khi đất nước đã được độc lập, Hồ Chí Minh nói: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí…

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh dân giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình…phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[25,tr 36].

Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Người nói: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao đời sống tươi vui hạnh phúc”[27, tr494]. “Văn hoá phải làm… cho mỗi người Việt Nam … ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc của mình nên được

hưởng”[27, tr342]. “Nội dung của văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục” [27, tr59]. “Phải dạy cho đồng bào:

1- Thường thức vệ sinh để đồng bào bớt đau ốm 2- Thường thức khoa học để bớt mê tín

3- Bốn phép tính để làm ăn có ngăn nắp 4- Lịch sử , địa lý nước ta

5- Đạo đức của công dân, để thành người công dân đúng đắn”[27, tr 599]. Vấn đề nâng cao dân trí trước kia đã được nhiều nhà yêu nước đặt ra. Phan Chu Trinh là người tiêu biểu nhất đề ra chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ngay dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng đã không thực hiện được. Dòng văn hoá cách mạng xuất hiện trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám chỉ có thể làm chuyển biến dân trí được phần nào. Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể được thực hiện khi chính quyền về tay nhân dân, khi chính trị được giải phóng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế giới hiện đại càng đòi hỏi nâng cao dân trí hơn nữa và không có điểm tận cùng. Tuỳ từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có trình độ văn hoá cao. Mục tiêu đó hiện nay đã được Đảng ta chỉ rõ: “vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó cũng chính là chức năng chủ yếu của văn hoá.

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Muốn tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hoá, đồng thời phải biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội, mỗi người không những cần có những tư tưởng và tình cảm lớn, những hiểu biết ngày càng được nâng cao, mà còn phải có những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh trong cuộc sống. Phải biến những tư tưởng, tình cảm lớn thành phẩm

chất và phong cách con người mới sử dụng được kiến thức để tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hóa và biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện. Trước hết là đối với cán bộ, Đảng viên. Người nói “Cán bộ, Đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Do đó, “văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất, văn hoá phải làm … cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”, phải “Trung với nước, hiếu với dân”,“ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “thương yêu con người” và “có tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung”…. Đó là những phẩm chất đạo đức - chính trị, những phong cách trong lao động, sinh hoạt và trong mọi quan hệ xã hội.

Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, lối sống của con người và xã hội, trong thói quen của cá nhân và trong phong tục tập quán của cả một cộng đồng dân tộc. Văn hóa giúp cho con người phân biệt được cái tốt đẹp, lành mạnh với cái xấu xa hư hỏng, cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội với cái lạc hậu cản trở con người và dân tộc tiến lên phía trước. Từ đó con người phải phấn đấu để làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều; mặt khác làm cho cái lạc hậu, lỗi thời ngày càng bớt, cái xấu xa hư hỏng ngày càng bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội và con người. Hồ Chí Minh xác định: “Văn hóa là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”[29,tr190]. Kẻ thù mà nền văn hoá mới phải kiên quyết chiến đấu chống lại là: “chủ nghĩa thực dân và bọn đế quốc là kẻ thù nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch to. Nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ”[28, tr187]. Cho nên muốn tạo lập môi trường văn hoá mới và có những quan hệ giàu tính nhân văn thì văn

hoá phải đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với những kẻ địch “nguy hiểm”, to lớn và hung ác đó. Từ nhận thức đó, Người đã chỉ ra trách nhiệm của văn hoá cách mạng là: “phải tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc”[27, tr173] “phải tẩy hết cho sạch những thói hư, tật xấu của xã hội cũ”“văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ”[32, tr142]. “Thói quen phô trương lãng phí trong lúc ma chay, cưới hỏi…tệ đánh vợ ép duyên con, thói tảo hôn”[29, tr537]; “phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như thoả mãn với thành tích ban đầu, bảo thủ, tự mãn với kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng… lười biếng không chịu học tập”[29, tr314]; phải làm thế nào cho “văn hoá đi sâu vào trong tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng của hồ chí minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa việt nam hiện nay (Trang 27)