Yêu cầu phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng của hồ chí minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa việt nam hiện nay (Trang 49 - 88)

Chương 1 : Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hoá

2.1.1- Yêu cầu phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế

mâu thuẫn giữa văn hoá và kinh tế

Văn hoá là sản phẩm của lịch sử trong hoạt động của con người, những cộng đồng người, nhưng văn hoá không chỉ chịu ảnh hưởng của kinh tế mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Tuy vậy, hoạt động kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hoá. Tuyệt đối hoá văn hoá hay kinh tế cũng không đúng. Xét về nguồn gốc, bản chất thì “ văn hoá và kinh tế có quan hệ hữu cơ, là mục tiêu, động lực của nhau” [40, tr16]. Nhưng kinh tế và văn hoá là một mâu thuẫn biện chứng của sự phát triển, nên không thể thuần tuý nhìn ở mặt tích cực hoặc ở mặt tiêu cực.

Lâu nay, khi nhìn nhận các giá trị xã hội, các nhân tố trong phát triển, không ít người chỉ nhấn mạnh một chiều cơ sở kinh tế, vai trò của kinh tế, mà ít chú ý đến các giá trị văn hoá, vai trò của văn hoá. Văn hoá chưa được đặt đúng vị trí như nó vốn có trong sự phát triển. Đây đó vẫn còn tồn tại những quan niệm coi văn hoá thuộc loại phi sản xuất, là lĩnh vực thứ yếu, thậm chí “là cái đuôi của kinh tế” [54, tr32] chịu sự quy định một cách đơn giản của kinh tế.

Thực tiễn ngày càng giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn vai trò, vị trí của văn hoá trong sự phát triển. Sự hiểu biết và trí tuệ do con người tích luỹ được, cùng tâm hồn cao thượng, đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với xã hội và tự nhiên được xây dựng, bồi đắp lên suốt chiều dài lịch sử, là yếu tố cấu thành văn hoá, làm lên nền tảng tình thần xã hội, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu vừa là giá trị thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Chúng ta đang xây dựng, phát triển kinh tế cuối cùng cũng là sự phát triển bền vững của xã hội, vì cuộc sống, văn minh, hạnh phúc của con người, Hạnh phúc của con người không chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà

còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã sớm nhận thức được vai trò, vị trí rất quan trọng của văn hoá. Đại hội VI (1986) của Đảng đã nêu “trình độ phát triển của kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế ”[5, tr86]. Đến Đại hội VII (1991), Đảng đã khẳng định: phải kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội …Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định: “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh” [10, tr89]. Nhận thức ngày càng rõ sự quan trọng phải kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với văn hoá, tại Đại hội X (2006), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trên bình diện cả nước cũng như phải từng lĩnh vực địa phương. Những luận điểm trên đánh dấu sự đổi mới tư duy lý luận sâu sắc của Đảng. Bởi lẽ trước đây chúng ta thường cho rằng, cơ sở kinh tế là nền tảng xã hội trên đó mọc lên và xây dựng lên kiến trúc thượng tầng trong đó có văn hoá. Vì vậy, văn hoá mặc dù có gây ảnh hưởng đối với kinh tế nhưng chung quy đều chịu sự quyết định chặt chẽ của kinh tế. Quan niệm này là đúng, song từ đó không thể kết luận văn hoá thuần tuý nằm trong kiến trúc thượng tầng. Do đó, khi phê phán nhóm “văn hoá vô sản ” ở Nga đầu những năm 20, Lênin đã chỉ ra rằng, khái niệm văn hoá lớn hơn ý thức hệ. Có nghĩa là văn hoá còn có các yếu tố nằm ngoài kiến trúc thượng tầng, nằm ngoài ý thức hệ, như tri thức khoa học tự nhiên, các quy tắc tư duy ngôn ngữ…

Văn hoá dân tộc ta luôn trường tồn cùng lịch sử, nhưng cũng luôn chịu thử thách từ nhiều biến cố xã hội kinh tế. Có thời là họa ngoại xâm, còn giờ đây

là kinh tế thị trường, mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời chiến, văn hoá dân tộc có mặt phát triển cao độ nhưng không phải là không có những hạn chế. Tuy vậy, khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều vấn đề văn hoá dân tộc đang đặt ra phải nghiên cứu. Các hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hoá trong xã hội ta hiện nay có mặt tích cực và tiêu cực bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.

Kinh tế thị trường ở mặt tích cực của nó, không những tạo ra kinh tế thịnh vượng mà còn thúc đẩy nền văn hoá phát triển, đã làm nảy sinh những hiện tượng văn hoá tích cực như: tính chủ động sáng tạo, óc kinh doanh, tôn trọng lợi ích kinh tế, tính hiệu quả, tính cạnh tranh, sòng phẳng, dân chủ, đề cao pháp luật, tính thực tế. Đó là một bước tiến so với thời bao cấp. Dưới tác động của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá, hệ thống giá trị văn hoá nước nhà đang sắp xếp lại cho phù hợp. Nhiều nét mới có giá trị trong văn hoá - đạo đức được hình thành, củng cố và phát triển: tính năng động trong các hoạt động kinh tế, xã hội; tính tích cực công dân được khơi dậy và phát huy, thay cho tâm lý thụ động, ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ từng tồn tại dai dẳng trong cơ chế cũ; thế hệ trẻ có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp; mặt bằng dân trí được nâng cao; năng lực sở trường cá nhân được khuyến khích; không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội tăng lên; phong trào hướng về cội nguồn, tưởng nhớ anh hùng dân tộc, đền ơn đáp nghĩa người có công, giúp đỡ người hoạn nạn ngày càng phát triển; cuộc vận động bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng ấp văn hoá ngày càng được nhân dân hoan nghênh và hưởng ứng tích cực…

Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, xuất bản, phát thanh, truyền hình,…có những bước phát triển mới, cả về số lượng và chất lượng, cả về xây dựng đội ngũ, phát huy tác động tích cực làm cho đời sống văn hoá trở nên phong phú và sôi động hơn.

Mặt khác, hiện nay xu thế toàn cầu hoá, liên kết và hợp tác giữa các nước có chế độ khác nhau, giữa các khu vực và nền văn hoá khác nhau là một tất yếu

khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Qúa trình toàn cầu hoá đang làm tăng mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa các quốc gia, nhất là sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước phát triển. Giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế quốc đã và đang lợi dụng cái tất yếu này để thực hiện mưu đồ chính trị, buộc các nước đang phát triển phải phụ thuộc vào mình. Toàn cầu hoá mang lại hạnh phúc cho nhân loại đồng thời cũng tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, kỹ thuật, tạo ra những khả năng chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển văn minh vật chất. Toàn cầu hoá mang lại những ý nghĩa tiến bộ xã hội nhất định. Đối với các nước đang phát triển, tham gia toàn cầu hoá còn là cơ hội tốt để tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại, là điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển nền văn hoá dân tộc. Những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc, nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà trở thành tài sản, giá trị chung của nhân loại, và ngược lại, các giá trị chung của văn hoá nhân loại cũng dễ dàng được tiếp biến trong mỗi nền văn hoá riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hoá, sự yếu kém và phụ thuộc vào kinh tế dễ biến các nước đang phát triển trở thành cái bóng mờ của các nước phát triển. Do chiếm ưu thế về kinh tế, về khoa học, công nghệ, các nước phát triển đương nhiên cũng chiếm ưu thế trong việc áp đặt những giá trị tư tưởng, văn hoá, lối sống… của mình lên các nước nghèo phụ thuộc mình. Hơn nữa đối với các nước đang phát triển, do đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả người dân rất dễ bị choáng ngợp, bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất, bởi lối sống hưởng thụ từ các nước phát triển tràn vào. Điều này có thể làm thay đổi nếp sống cổ truyền của dân tộc, làm phai nhạt những giá trị truyền thống.

Tác động từ lĩnh vực chính trị cũng là một hình thức tác động gián tiếp của toàn cầu hoá tới văn hoá. Nó thể hiện trước hết ở sự tác động của tư tưởng chính trị. Thông qua toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản tán dương các giá trị của chủ nghĩa tư bản tự do, dân chủ, quan điểm nhân quyền và lối sống tư sản, đề cao thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, từ đó khuyến khích lối sống tư bản chủ nghĩa, đề cao chủ nghĩa cá nhân, chạy theo dục vọng thấp hèn, bạo lực, vô trách

nhiệm, tôn thờ đồng tiền. Lợi dụng toàn cầu hoá, lợi dụng tự do, dân chủ, các thế lực phản động có cơ hội thổi phồng những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng đất nước của các nước đang phát triển; công khai công kích đường lối, chính sách của các nước này nhằm lừa bịp dư luận, kích động lôi kéo quần chúng và những hoạt động chống lại lợi ích quốc gia, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, phá vỡ sự thống nhất của các nền văn hoá.

Toàn cầu hoá kinh tế tư bản còn chứa đựng một mưu đồ nhất thể hoá nền văn hoá toàn cầu. Có thể nói, trong sự phát triển thế giới ngày nay, các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, dựa vào sức mạnh kinh tế của mình muốn áp đặt toàn cầu hoá văn hoá. Người ta tuyên truyền về lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ. Họ muốn áp đặt giá trị, lợi ích văn hoá, lối sống của mình cho toàn nhân loại.

Trong quá trình hợp tác, giao lưu văn hoá, các trào lưu văn hoá của thế giới du nhập và khó tránh khỏi vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đều có cả, trong khi các nước đang phát triển lại chưa có một mạng lưới sàng lọc hữu hiệu, thì thực nguy hại. Những yếu tố độc hại dễ thẩm lậu vào các tầng lớp xã hội, nhất là giới trẻ, tạo ra những mâu thuẫn thế hệ trong sự phát triển, đồng thời ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống. Trong khi đó, giá trị truyền thống tuy có lịch sử lâu đời thì lại khó hấp dẫn đối với đời sống hiện đại, đặc biệt với tầng lớp trẻ. Cho nên, nếu không có sự chỉ đạo sáng suốt, sự định hướng giá trị tốt dễ dẫn đến việc các giá trị truyền thống bị lấn át, dần dần bị thay thế, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Văn hoá không thể tự mình đặt ra ngoài quá trình toàn cầu hoá. Hơn lúc nào hết, nhân dân Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu hoá là cơ hội lớn cho sự phát triển của dân tộc. Kể từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã và đang nỗ lực đổi mới toàn diện đất nước, đẩy nhanh quá trình phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với phương châm “ Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [10, tr54], chúng ta đã chủ động trong việc tham gia các tổ chức

có quy mô khu vực và quốc tế, như hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… và hiện nay đã gia nhập WTO; tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ hợp tác văn hoá với hơn 60 nước…, đó chính là những bước đi căn bản đầu tiên được thực hiện một cách có ý thức vào quá trình này.

Hơn một thập kỷ đổi mới vừa qua chúng ta đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ở hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Đời sống kinh tế không ngừng được cải thiện trong đời sống tinh thần. Trong tiến trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, văn hoá Việt Nam đã có cơ hội hợp tác và giao lưu với rất nhiều nền văn hoá thế giới, sự giao tiếp các sản phẩm văn hoá, sự tiếp thu các công nghệ mới về lĩnh vực truyền thông, về hệ truyền thông đại chúng… Nhờ vậy văn hoá Việt Nam đã đến được với bạn bè thế giới, chiếm được cảm tình và được bạn bè thế giới hoan nghênh. Điều đó chứng tỏ con đường mà chúng ta đang đi là đúng đắn.

Tuy nhiên, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vẫn còn nhiều điều nhức nhối. Quá trình hội nhập toàn cầu hoá đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết mình và làm cho thế giới hiểu mình. Hội nhập sẽ không có ý nghĩa khi ta không giữ được bản sắc dân tộc, cũng như không phát huy được bản sắc đó ra bên ngoài.

2.1.2. Những biểu hiện tiêu cực của văn hoá Việt Nam hiện nay

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa làm bạn với tất cả các nước, bên cạnh những mặt thuận lợi to lớn cũng xuất hiện không ít khó khăn, phức tạp trong việc bảo tồn, phát huy truyền thống dân tộc. Đánh giá tác động của nền kinh tế thị trường đối với nhân cách và văn hoá xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc nước ta hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà nghiên cứu hầu như chỉ thấy mặt trái của cơ chế thị trường và hầu như quy tất cả những tiêu cực xã hội, những sự xuống cấp, suy thoái về văn hoá dân tộc do kinh tế thị

trường. Coi kinh tế thị trường tác động tiêu cực là chính. Ngược lại, có quan điểm lại “quy các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn phản văn hoá cho các yếu tố về trình độ dân trí thấp, quen sống trong cơ chế bao cấp, đất nước còn lạc hậu... chứ không phải do kinh tế thị trường, về bản chất kinh tế thị trường không dẫn tới suy thoái về văn hoá” [41, tr 41], kinh tế thị trường hầu như chỉ có mặt tích cực. Hai quan điểm trên có phần cực đoan. Hiện nay, kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ cả mặt tích cực và tiêu cực lên đời sống văn hoá xã hội, và mặt tích cực là ưu trội hơn. Hơn nữa, trên lĩnh vực văn hoá, không chỉ có hiện tượng “ngoại lai” chuyển vào mà có cả sự nảy sinh trên hiện thực kinh tế cổ truyền đang chuyển đổi và phát triển ở nước ta. Đó là một hiện thực biện chứng.

Các hiện tượng kinh tế, xã hội văn hoá trong xã hội nước ta hiện nay có mặt tích cực và tiêu cực đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Những hiện tượng như mại dâm, buôn lậu, làm giàu bất chính, tuyệt đối hoá giá trị tiền bạc, coi thường các giá trị nhân văn của dân tộc, tuy có những nguyên nhân về phẩm chất cá nhân, ở sự nghèo nàn lạc hậu... nhưng rõ ràng so với nền kinh tế tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng của hồ chí minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa việt nam hiện nay (Trang 49 - 88)