NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA J .RAWLS VỀ CÔNG LÝ
2.1. Những tư tưởng nền tảng cho quan điểm về công lý
Để xây dựng quan niệm về công lý, trong tác phẩm Một lý thuyết về công lý Rawls đã dành khá nhiều tâm sức để lý giải nội hàm của luận điểm
“công lý như là công bằng”. Song, sau năm 1971, những hiểu lầm cũng như sự đối lập đối với luận điểm này ngày càng rõ nét. Vì vậy, trong lời nói đầu của cuốn Công lý như là cơng bằng – Sự tái trình bày (Justice as Fairness – A Restatement) xuất bản năm 2001, Rawls chỉ rõ lý do ông viết cuốn sách này là để sửa chữa lại những sai lầm đã làm lu mờ đi những ý nghĩa của cơng lý, đồng thời bỏ đi những gì đã khơng cịn hữu dụng và liên kết những cái còn lại với các nghiên cứu khác được viết trong các tiểu luận từ năm 1974 trở đi. Về logic trình bày, Rawls viết lại những tư tưởng chính, làm nền tảng xuất phát để trên đó ơng triển khai quan niệm về “công lý như là công bằng”. Bao gồm những tư tưởng sau:
2.1.1. Tư tưởng về vai trò của triết học chính trị
Trong suốt tác phẩm của mình, Rawls xem quan niệm về cơng lý là một quan niệm chính trị - một quan niệm chính trị đặc thù cho các mục tiêu của các thiết chế xã hội, cũng như là nguyên tắc vận hành của các định chế ấy, khi đặt trong một bối cảnh văn hóa chính trị nhất định. Chính vì thế, trong cuốn “Công lý như là công bằng – Sự tái trình bày”, ơng bắt đầu bằng việc chỉ ra bốn vai trị căn bản của triết học chính trị - như là tư tưởng nền tảng đầu tiên cho quan niệm “công lý như là công bằng” - “justice as fairness”. Rawls cho rằng, một cách hiển nhiên chúng ta nhận ra vai trị của triết học chính trị trong bối cảnh văn hóa chính trị cộng đồng của xã hội.
Vai trị đầu tiên của triết học chính trị là hóa giải mâu thuẫn về tư tưởng nhằm thiết lập một trật tự trên con đường đi đến một sự đồng thuận về chính trị trong cộng đồng xã hội. Rawls nói: “Và vai trị đầu tiên mang tính thực dụng của nó - triết học chính trị-TG) xuất phát chính từ những mâu thuẫn trong phân chia quyền lực chính trị và nhu cầu cần làm lắng dịu những vấn đề của hệ thống” [48, 1]. Ở đây, những mâu thuẫn trong phân chia quyền lực được xem là những mâu thuẫn về tư tưởng khi Rawls đưa ra ví dụ dẫn chứng từ chính trong lịch sử tư tưởng triết học. Theo ơng, chính những mâu thuẫn của siêu hình học trên cơ sở tôn giáo trong lịch sử Tây Âu vốn đã đặt ra những vấn nạn lớn cho triết học chính trị. Ơng viết: “Có những giai đoạn kéo dài trong lịch sử của bất kỳ xã hội nào đã cho thấy, tồn tại những vấn đề thực sự cơ bản của xã hội đã dẫn đến những mâu thuẫn sâu sắc, và nó được xem như là những khó khăn thực sự nếu khơng tìm ra một nền tảng chung đúng đắn nào đó cho những thỏa thuận mang tính chính trị” [48, 1]. Có rất nhiều những mâu thuẫn trong mối quan hệ của con người với xã hội, nhưng đặc trưng hơn cả đó là những mâu thuẫn tư tưởng liên quan đến tự do và cơng bằng. Và chính sự khác biệt căn bản giữa hai ý niệm chính trị này đã hình thành nên những mâu thuẫn của các định chế xã hội và những xung đột, hay những cuộc chiến tranh kéo dài trong lịch sử. Vì thế, trong bối cảnh văn hóa chính trị của một xã hội nhất định, tại một thời điểm cụ thể của lịch sử, triết học chính trị ln ln phải thực hiện nhiệm vụ hóa giải các mâu thuẫn trong tư tưởng của các thành viên về các ý niệm chính trị, để từ đó đi tới sự đồng thuận chính trị chung. Cũng xuất phát từ vai trị này của triết học chính trị, Rawls cho rằng “ở đây, chúng ta tập trung vào nguồn gốc thực sự của mâu thuẫn: những học thuyết triết học và đạo đức liên quan như thế nào đến những tuyên bố đã hoàn tất về tự do và công bằng cần phải được hiểu, làm thế nào chúng được thu xếp (thỏa thuận) và được cân bằng giữa các thành viên, và
bằng bất kỳ cách thức đặc biệt nào trong sự thỏa thuận của chúng lại được xem là công lý.” [48, 2]. Như thế, ông xem việc thống nhất hay sự đồng thuận trong quan niệm của các thành viên về tự do và công lý là giải pháp căn bản cho những mâu thuẫn chính trị của cộng đồng chính trị ấy.
Vai trò thứ hai, Rawls gọi đây là vai trị định hướng của triết học chính trị. Và sự định hướng này là định hướng cho từng cá nhân con người khi sinh sống trong một bối cảnh chính trị nhất định. Ông lý giải điều này như sau: “triết học chính trị góp phần giúp cho con người có thể hiểu được thể chế chính trị xã hội của họ như là một thể thống nhất, và những mục tiêu, mục đích cơ bản của họ như là một xã hội cùng với tiến trình lịch sử - một quốc gia, cũng như đối lập với những mục tiêu, mục đích của họ như là những cá nhân, hay những thành viên của gia đình và của những thiết chế. Hơn nữa, những thành viên của bất kỳ xã hội văn minh nào cũng cần một quan niệm cho phép họ hiểu về chính bản thân họ như là những thành viên đang có trạng thái chính trị chắc chắn – trong nền dân chủ, đó chính là quyền cơng dân mang tính cân bằng – và trạng thái đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với thế giới xã hội của họ như thế nào.” [48, 2-3]. Và chỉ có triết học chính trị mới làm được điều đó, bởi vì “tư tưởng là cái thuộc về lý tính và sự phản tư (bao gồm cả lý thuyết và thực hành) nhằm định hướng chúng ta trong khơng gian, trong lời nói của những giới hạn có thể, của cá nhân và tổ chức, chính trị và xã hội. Triết học chính trị với tư cách là cơng việc của lý tính thực hiện sứ mạng của mình bằng những nguyên tắc nhằm chỉ rõ định hướng đến những giới hạn có lý trí và hợp lý của các nhóm khác nhau và biểu thị xem làm thế nào các giới hạn ấy lại có thể cố kết với nhau trong phạm vi của một quan niệm khớp nối về một xã hội công bằng và hợp lý.” [48, 3]. Trong quan niệm về vai trị thứ hai của triết học chính trị, Rawls muốn lý giải vai trị quan trọng của lý tính thực tiễn (chữ dùng theo Kant) để thấy rằng, trong đời sống hiện
thực sinh động của mình, lý tính đã hướng các cơng dân vào những mục tiêu chung mang tính hợp lý cho tồn cộng đồng, loại bỏ hoặc đặt sang bên cạnh sự khác biệt về thời điểm lịch sử hay những giá trị khác nhau đang được họ tơn thờ. Tất nhiên, lý tính thực thi cơng việc của mình một cách tự nhiên như chính tự nhiên vậy!
Vai trò thứ ba của triết học chính trị đó chính là sự hòa giải
(reconciliation) – một ý tưởng bắt nguồn từ trong tác phẩm “Triết học về quyền” (Philosophy of Right) của Hegel. Triết học chính trị cố gắng làm dịu những bực bội và giận dữ của công dân đối với xã hội và lịch sử bằng cách chỉ ra một phương cách nhận thức để giúp cho công dân thấy rằng những định chế xã hội tự chúng là hợp lý và sẽ tiến hóa theo chiều hướng của lý tính. [xem 48, 3]. Nghĩa là, cho dù bối cảnh chính trị cịn có nhiều khiếm khuyết, thì chúng ta cũng nên nhìn nhận đó chỉ như là sự vận động có tính khúc khuỷu của bản thân lý tính, và đo đó, nó là hợp lý. Thái độ này được xem là thái độ tích cực, là điều kiện tiên quyết để một xã hội đa nguyên, với những khác biệt về quan điểm có thể đi đến một cái gì đó chung về định chế chính trị và quy tắc. Ở điểm này, Rawls đã nhận nhiều lời “chỉ trích” của phe đối lập, khi bị xem là người có quan điểm hồi cổ. Tuy nhiên, điều đó khơng quan trọng bằng việc logic trong lập luận của Rawls được đảm bảo khá chặt chẽ. Ông cho rằng, dù xã hội - ở đây hiểu xã hội mà Rawls nhắc tới là một xã hội dân chủ và đa nguyên về chính trị - có nhiều khác biệt và mâu thuẫn, song các thành viên hãy có một thái độ tích cực đối với sự khác biệt ấy, để cùng nhau đi đến một sự thống nhất chung và hoàn hảo cho toàn thể cộng đồng. Đây là ý tưởng quan trọng cho quan niệm có tính trừu tượng rất cao về công lý của Rawls sau này.
Và thứ tư, “triết học chính trị trở thành cơng cụ để thăm dị giới hạn của những khả năng chính trị thực tế. Triết học chính trị phải miêu tả được những thỏa thuận chính trị có thể thực thi được cái có thể đạt được từ sự đồng thuận của những con người thực. Thậm chí trong những giới hạn của mình, triết học chính trị có thể mang tính chất lý tưởng, nghĩa là, nó có thể mơ tả về một trật tự xã hội tốt đẹp nhất mà con người hy vọng tới” [48, 4-5]. Với vai trị này, triết học chính trị giúp con người đặt ra và trả lời những câu hỏi: trong một xã hội dân chủ cơng lý sẽ như thế nào, dù rằng nó khơng được hồn hảo? Những lý tưởng và nguyên tắc nào mà xã hội dân chủ này có thể thực hiện được trong hoàn cảnh con người, truyền thống và lịch sử cho phép? Thực trạng xã hội luôn luôn thay đổi, đôi khi phải đối mặt với chính những khó khăn do chính con người tạo ra, vậy thì những thể chế chính trị đương thời với những quan niệm về kinh tế, luật pháp, giáo dục, đạo đức...được xây dựng trên nguyên tắc của công lý sẽ phải điều chỉnh như thế nào? Những câu hỏi đó, chỉ có triết học chính trị mới cung cấp câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, việc triết học chính trị hướng con người đến một viễn cảnh mà ở đó chủ thể được sống trong một bối cảnh chính trị như mong muốn, khơng loại trừ việc, triết học chính trị đảm bảo một vai trị quan trọng khác nữa – cái phái sinh ra từ vai trị này - đó là nó vạch trần những chế độ chính trị tệ hại, hay những ý thức hệ giáo điều bất công, đảm bảo đặc quyền đặc lợi cho một nhóm nào đó trong cộng đồng. [xem48, 4-5].
Với bốn vai trò trên của triết học chính trị, Rawls đặt ra một vấn đề quan trọng là: cần phải có một quan niệm chung, thống nhất về những giá trị căn bản của xã hội, cụ thể ở đây chính là cần một quan niệm mới mẻ về công lý – cái sẽ mang đầy đủ chức năng trên của triết học chính trị - được xem như là điểm khởi đầu cho bất kỳ những tư tưởng, hay quyết sách chính trị được phái sinh ra sau này. Quan niệm mới mẻ này về công lý sẽ, thứ nhất, hóa giải
sự khác biệt trong quan niệm của các cơng dân về cơng lý, ít nhất ở việc, đưa ra những nguyên tắc cho cơng lý, để từ đó đi đến sự đồng thuận trong các chủ đề khác nhau của chính trị; thứ hai, quan niệm này cũng sẽ giúp cho họ hiểu được sự bất công là cần thiết và hợp lý trong trường hợp nó có thể đảm bảo cơng bằng cho số đơng người trong cộng đồng. Ngồi ra, vì nhằm đảm bảo cho một cộng đồng chính trị tốt đẹp, quan niệm này cũng sẽ nhằm tới việc đảm bảo lợi ích cho tầng lớp người ít có cơ hội nhất trong xã hội.
2.1.2. Tư tưởng về một xã hội công lý
Để triển khai các ý tưởng của mình về cơng lý, Rawls xây dựng quan điểm của ông về một xã hội công lý với những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, một xã hội công lý được xem như là một hệ thống công bằng cho sự hợp tác (a fair system of cooperation). Đặc trưng này được trình bày rõ nét trong tiết 2, phần I của cuốn Công lý như là cơng bằng – Sự tái trình bày.
Rawls bắt đầu triển khai ý tưởng này từ việc khẳng định rằng, một xã hội công lý như là một hệ thống công bằng cho sự hợp tác xuất hiện trong lịch sử của con người một cách tự nhiên, và modul xã hội đó được truyền từ đời này sang đời khác, chứ không phải là một hiện tượng bất thường trong sự vận động của lịch sử, hay là kết quả của sự ép buộc từ một cơ chế nào đó mang tính tập quyền [xem 48, 5]. Ơng cho rằng, vì “một mục tiêu mang tính khả thi của “cơng lý như là cơng bằng” đó là cung cấp những nền tảng đạo đức và triết học mang tính khả dĩ cho những thể chế dân chủ và vì thế cũng chỉ dẫn vấn đề về việc làm thế nào những địi hỏi về tự do và cơng bằng có thể hiểu được” [48, 5], cho nên “đối với giới hạn này chúng tơi hướng đến văn hóa chính trị cơng cộng của một xã hội dân chủ, và hướng tới khuynh hướng làm sáng tỏ hiến pháp cũng như những đạo luật cơ bản của xã hội ấy, bằng những khái niệm tương đồng có thể giúp chúng ta tiến gần đến khái niệm về cơng lý
chính trị” [48, 5]. Khi hướng đến phạm vi nghiên cứu như vậy, Rawls nhận thấy những công dân trong một xã hội dân chủ có ít nhất những hiểu biết mơ hồ về những ý tưởng về tự do, về công bằng, công lý khi mà những ý tưởng đó được thể hiện trong những tranh luận chính trị hàng ngày, trong những cuộc thảo luận về ý nghĩa và nền tảng của những quyền và tự do được nêu trong hiến pháp [xem 48, 5]. Những ý niệm đó có tính tiên nghiệm, là đặc trưng mang tính lồi của con người – một loại động vật xã hội. Và do đó, nó khơng phải là những thứ đồ trang sức của những kẻ thượng lưu, hay là chủ đề chuyên biệt chỉ được bàn bởi các chính trị gia, mà nó thiết thực và gần gũi với những công dân như cơm áo gạo tiền của họ. Người ta nói về cơng lý, suy tưởng về cơng lý, chất vấn những gì khơng được xem là cơng lý, và người ta nhận ra đồng loại của mình khi dựa vào cái dấu hiệu có tính tiên nghiệm đó, cho nên, “tư tưởng căn bản nhất trong quan niệm về “công lý là công bằng” ở đây chính là tư tưởng về một xã hội được xem như là một hệ thống mang tính cơng bằng của thỏa thuận xã hội từ đời này sang đời khác. Chúng ta sử dụng tư tưởng đó như là tư tưởng trung tâm trong nỗ lực phát triển một quan niệm mang tính chính trị về cơng lý đối với một chế độ dân chủ” [48, 5-6].
Như vậy, hợp tác xã hội là mục tiêu tự nhiên của cộng đồng xã hội trong quá trình vận động của lịch sử. Và trong bối cảnh chính trị văn hóa và tinh thần nhất định, thì tư tưởng trụ cột của một hợp tác xã hội phải mang những đặc trưng bản chất sau: (a) hợp tác xã hội được hướng dẫn bởi những quy luật và thủ tục phổ biến (publicly recognized rules and procedures) – những cái đã được các thành viên trong cộng đồng thỏa thuận, chấp nhận là thích đáng để điều chỉnh hành vi của họ;
(b) hợp tác xã hội bao hàm những quy định có tính cơng bằng là bản thân những quy định đó phải được những người tham gia hợp tác xã hội chấp
nhận một cách hợp lý, dù đôi khi là phải chấp nhận là hợp lý, thì hợp tác xã
hội đó cũng phải chứng minh được rằng bất kỳ ai cũng chấp nhận nó. Nghĩa là đạt được sự đồng thuận cao nhất;
(c) hợp tác xã hội mang bản chất tốt đẹp, do đó những người tham gia vào hợp tác xã hội là những người tự nguyện tham gia và đều tìm thấy những điểm tiến bộ trong hợp tác xã hội đó bắt nguồn từ chính quan điểm của họ về cái thiện.[xem 48, 6].
Trong một xã hội như là một hệ thống cơng bằng của hợp tác xã hội thì