Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
3.2 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong các thể loại thơ
3.2.2 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong thơ trữ tình
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng nhƣ tổ hợp của chúng đƣợc sắp xếp dƣới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho ngƣời đọc, ngƣời nghe. Trong các thể loại thơ truyền thống của Việt Nam ta có thể kể đến một số thể loại nhƣ: lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đƣờng nhƣ: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú. Sau này, trong phong trào thơ Mới ta thấy xuất hiện thơ tự do với những thành công nhất định. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu nhƣ không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu nhƣ đều có một cấu trúc nhất định.
Thơ tự do là thể thơ có dạng cấu trúc không câu nệ về số câu, số chữ, vần điệu… nó buông thả tự nhiên để phản ánh một cách thật thà nhất hiện thực cuộc sống. Thơ tự do đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu trên thế giới, còn ở Việt Nam thì thơ tự do đã manh nha trong chặng cuối của Thơ Mới, với ý thức rõ rệt của các nhà thơ trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhƣng phải bƣớc vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp thì thể thơ này mới đƣợc định hình và phát triển mạnh mẽ. Đến
khi này thì đơn vị thơ không đƣợc tính bằng câu theo cách xuống dòng thơ mà đƣợc tính thành từng mảng gồm một hoặc nhiều câu ghép lại, thậm chí có lúc nó không sử dụng dấu câu để ngƣời đọc vừa đọc vừa suy ngẫm vừa tự do đặt dấu theo cách hiểu của mình. Thơ tự do phát huy tối đa sức tƣởng tƣợng của ngƣời đọc, bởi ngƣời đọc đƣợc tham gia vào cách ngắt nhịp, cách chấm câu, và say mê theo những loạt hình ảnh phong phú đƣợc thể hiện trong thơ. Những ngƣời đƣợc ghi nhận đã thể nghiệm thơ tự do thành công đầu tiên sau năm 1945 đó chính là Nguyễn Đình Thi và Văn Cao với những bài thơ vô đề không vần gây xôn xao dƣ luận trọng văn nghệ kháng chiến. Kể từ khi ra đời, thơ tự do đã từng bƣớc phát triển và tồn tại song hành cùng những thể thơ khác của dân tộc.
Ta sẽ còn ngạc nhiên rất nhiều trƣớc sự sáng tạo trong ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm. Gần đây, bài thơ “Dặn lòng” của ông bộc lộ một cách suy tƣ của ông về thời cuộc, với những dòng thơ ngắt theo nhịp tiếng lòng:
Đứng sâu, xa, hơn nữa,
Sau những ngọn núi Sau cánh đồng
Sau cây tre luôn nghiêng đầu Cánh vạc chiều trôi dạt...
Đứng sâu, xa, hơn nữa Nhưng đừng mất hút. Để nghe được điều diệu vợi Để buồn hơn mọi thời Và vui không hẹn trước.
Đứng sâu, xa, hơn nữa... (Dặn lòng)
"Dặn lòng" vẫn mang đặc trƣng phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tƣ và xúc cảm dồn nén. Duy có điều khác là cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ này của ông khi đã sắp sang tuổi "thất thập" và hoàn thành các cung đoạn phấn đấu của một đời ngƣời: "Tu, tề, trị, bình"... Tất cả những điều đó đƣợc thể hiện
trong những dòng thơ đặc biệt trong cách ngắt nghỉ, trong cách tạo vần, trong cách điệp ngữ.
Bài thơ có 11 dòng chia làm 4 khổ. Khổ thơ cuối chỉ có một dòng lặp lại câu chữ của hai câu thơ đầu khổ một và khổ hai: "Đứng sâu, xa, hơn nữa", sau câu thơ là ba chấm (...). Nhờ có chấm lửng này mà kết cấu bài thơ theo kiểu "thủ vĩ tƣơng ứng" (câu thơ cuối lặp lại câu thơ đầu bài thơ) vừa "đóng" lại vừa "mở". Ta thấy các câu thơ hầu nhƣ không xuất hiện chủ ngữ nhƣng ngƣời đọc cũng ngầm hiểu chủ ngữ ở đây là ai, đó chính là tác giả. Những dòng thơ nối tiếp nhau trong bài thơ dù thiếu chủ ngữ, nếu theo cấu trúc câu thông thƣờng thì không hợp lý, nhƣng trong thơ nó lại có lý riêng của nó. Cái lý ở đây chính là dòng suy tƣ của thi sĩ khi trở lại với cuộc sống thƣờng nhật, không vƣớng bận mũ áo cân đai nhƣ khi làm quan.
Ta thấy cụm từ “đứng sâu, xa, hơn nữa” đƣợc lặp lại tới 3 lần, xuất hiện ở đầu, giữa và cuối bài thơ tƣơng đối ngắn, chỉ có 11 câu đủ để thấy Nguyễn Khoa Điềm hào phóng nhƣ thế nào khi sử dụng cụm từ đó. Điệp ngữ đã thể hiện những ngụ ý sâu xa của ông: muốn dặn lòng và cũng muốn dặn ngƣời hãy nhìn cuộc sống theo một chiều hƣớng tích cực, và sâu sắc hơn nữa…
Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm còn sáng tạo trong việc ngắt dòng, cụ thể trong bài thơ này ta thấy có tới 2 lần ông thể hiện sự sáng tạo ấy một cách hết sức hiệu quả. Ta thấy rõ ngay từ câu thơ đầu tiên ông đã chia một câu ra thành hai dòng thơ, và rồi đến những câu thơ gần cuối, ông lại tiếp tục chia một câu thơ ra thành hai dòng thơ:
“…Để nghe được điều diệu vợi Để buồn hơn mọi thời
Và vui không hẹn trước…”
Chính sự ngắt đôi câu thơ đã tạo đƣợc một ấn tƣợng đặc biệt với ngƣời đọc, ngƣời đọc không thể không đặt câu hỏi vì sao nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật ngắt đôi câu thơ nhƣ vậy? Phải chăng Nguyễn Khoa Điềm muốn tạo nên một sự ngƣng nghỉ sâu lắng ở đây? Phải chăng ông muốn ngƣời đọc sẽ đọc những dòng thơ ấy với nhịp điệu chậm rãi và để cho từng lời thơ thấm đẫm trong tâm trí ngƣời đọc?
Dòng thơ cuối cùng có vai trò "đóng" lại cả bài thơ, với nghĩa nhƣ một điệp khúc để dặn lòng" phải luôn luôn nhớ: nhớ chỗ đứng của mình hiện tại và nhớ trách nhiệm của một "kẻ sĩ" tuy đã nghỉ hƣu vẫn phải luôn nghe những "điều diệu vợi" những khó khăn, gian khổ của ngƣời dân từ những nơi xa xôi cách trở để cùng buồn, vui với họ. Kết "mở" (bằng việc dùng chấm lửng sau câu cuối) gợi cho ngƣời đọc nhiều liên tƣởng theo trƣờng liên tƣởng thẩm mỹ của từng ngƣời.
Đọc "Dặn lòng" hôm nay, bạn đọc ghi nhận cách ứng xử văn hóa của một "kẻ sĩ", một thi nhân khi về với nhân dân, sống giữa đời thƣờng. Bạn đọc cũng ghi nhận sự sáng tạo trong cách điệp ngữ, điệp câu, cách ngắt dòng theo dòng cảm xúc của chính tác giả.
Thơ tự do dƣờng nhƣ trong bất kì thời điểm nào cũng thể hiện rõ đƣợc thế mạnh của mình. Thơ tự do bắt đầu đƣợc phát triển mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới, bởi thời kì này có sự thay đổi trong quan niệm thẩm mĩ, các nhà thơ khao khát tự do, muốn bộc lộ hết cái tôi cá nhân… Thơ tự do có số lƣợng câu chữ không hạn chế nên có những bài thơ rất ngắn nhƣng cũng có bài thơ rất dài. Ta có thể thấy rõ điều đó nếu so sánh về dung lƣợng câu chữ giữa hai bài thơ “Dặn lòng” (12 dòng thơ) và “Xuống đường” (146 dòng thơ). Bài thơ Xuống đường với dung lƣợng câu chữ lớn hơn, đã tái hiện trọn vẹn những năm tháng hành quân vất vả của những ngƣời chiến sĩ chiến đấu quên mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong bài thơ ta thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng cả những khẩu hiệu của cuộc kháng chiến, làm giầu thêm khí thế chiến đấu chống giặc của bài thơ, có tới 3 lần nhà thơ sử dụng khẩu hiệu “Đả đảo…”:
“…Đả đảo Bân Cơ, bè lũ Thiệu Hương! …Đả đảo chiến tranh thực dân chém giết!
…Đả đảo sưu cao, thuế nặng, tham nhũng, gian thương…!”
Những khẩu ngữ trên đƣợc đƣa vào bài thơ một cách hết sức tự nhiên, không gƣợng ép, bởi lẽ chúng đƣợc nằm trong mạch thơ xuyên suốt nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Tất nhiên, để những câu thơ đậm tính khẩu ngữ ấy đƣợc đƣa vào bài thơ mà không khiến bài thơ trở nên khô cứng là còn nhờ vào tài
năng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một ngƣời luôn làm cho những vần thơ của mình trở nên mƣợt mà giầu chất Huế.