Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
3.2 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong các thể loại thơ
3.2.3 Sự sáng tạo ngôn ngữ trong thơ lục bát
Nguyễn Khoa Điềm viết nhiều thơ tự do và cũng có nhiều thành cơng ở thể loại thơ tự do. Ơng cũng có những bài thơ lục bát khiến ngƣời đọc không thể quên. Thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc. Hầu nhƣ mỗi chúng ta từ khi sinh ra đều đƣợc lắng nghe những câu hát ngọt ngào của bà của mẹ, thế rồi những bài hát ru vần vè ấy theo vào trong giấc ngủ của mỗi chúng ta, theo chúng ta lớn lên và nuôi dƣỡng mạch nguồn xúc cảm trong mỗi chúng ta. Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc cũng từng rất thành công với Truyện Kiều viết theo thể lục bát. Rồi các nhà thơ nhƣ Nguyễn Bính, Nguyễn Duy cũng đặc biệt thành cơng trên thể thơ này. Nhƣ đã nói ở trên, trƣờng ca và thơ tự do là những thể thơ mà Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt thành công. Tuy nhiên trong thể thơ lục bát ơng cũng có những sáng tạo mới lạ. Thơ lục bát thƣờng có cách ngắt nhịp 2/2 ở cả câu lục và câu bát hoặc 2/2 ở câu lục và 4/4 ở câu 8. Nhƣng Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo rất nhiều ở cách ngắt nhịp. Đọc đoạn thơ sau ta sẽ hiểu rõ hơn điều đó:
Rồi ngày/ em hiểu anh hơn (2/4) Những câu thơ/ với nỗi buồn của anh (3/5)
Yêu em,/ chưa được ngọn ngành (2/4) Nói em/ hết nỗi u/ mình đã u (2/3/3)
(Xanh xanh bóng núi)
Trong bài thơ trên chỉ có 12 dịng thơ (6 cặp câu lục bát), nhƣng ta thấy sự phá cách trong nhịp thơ đƣợc diễn ra ở hầu hết các dòng thơ. Cụ thể nhƣ sau: 04 lần tác giả sử dụng nhịp 2/4, 03 lần sử dụng nhịp 4/4, và 01 lần sử dụng nhịp: 2/3/3, 1/3/3, 3/3, 3/5. Cách sử dụng nhịp thơ mới lạ đã đem đến một làn gió mới trong lục bát của Nguyễn Khoa Điềm. Chính sự sáng tạo trong cách ngắt nhịp đã khiến cho ý nghĩa của câu thơ đƣợc bộc lộ rõ, đồng thời cũng gây ấn tƣợng với ngƣời đọc. Những tình cảm sâu kín của chàng trai dành cho cô gái trong thời chiến đƣợc bộc lộ vừa mạnh mẽ, vừa sâu sắc nhƣng không hề bi lụy. Lục bát của Nguyễn Khoa Điềm không hẳn ngọt ngào nhƣ lời ru nữa, mà cũng có những trúc trắc theo từng nỗi niềm
riêng. Lục bát của Nguyễn Khoa Điềm mềm mại, dễ thƣơng, uyển chuyển và đậm chất văn hóa Huế.
Trong bài Khoảng trời yêu dấu, Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ở hình ảnh so sánh và cách ngắt nhịp.
Tưởng như em đó,/ bên thềm (4/2)
Hồng hào/ chải mái tóc mềm/ xuống vai (2/4/2) Lòng anh/ bát ngát ngày dài (2/4)
Mênh mơng hoa lá/ mang hồi nắng em (4/4) Hỡi người con gái/ dịu hiền (4/2) Hóa thân làm mặt trời/ bên cuộc đời (5/3)
(Khoảng trời yêu dấu)
Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ trên hết sức phong phú, gần nhƣ mỗi dịng thơ có một cách ngắt nhịp riêng và khơng lặp lại. Có lẽ chính những cung bậc của nhịp đập rung động của trái tim đã làm nên những nhịp thơ trắc trở khác nhau nhƣ vậy.
Thể thơ thành công nhất với Nguyễn Khoa Điềm là trƣờng ca, cho dù ông chỉ để lại một trƣờng ca duy nhất: Mặt đường khát vọng. Tất nhiên ông vẫn thành
công vang dội ở các thể thơ tự do và lục bát. Nhƣng có lẽ Nguyễn Khoa Điềm chƣa phải là một nhà thơ say mê lục bát nhất, ông dành tâm huyết cho thơ tự do và trƣờng ca nhiều hơn. Nói đến lục bát có lẽ ngƣời ta hay nhắc đến Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy nhiều hơn. Bởi đó là những nhà thơ rất thành cơng với thể lục bát, đồng thời thể thơ này cũng là thể thơ quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp thi ca của các nhà thơ trên.
Tiểu kết chương 3
Chƣơng ba, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ trong tƣ duy thơ và những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều bình diện. Nguyễn Khoa Điềm sáng tác thơ trên nhiều thể loại, nhƣng thành công hơn cả ở các thể thơ: Tự do, trƣờng ca, lục bát.
Thơ tự do, Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ở cách ngắt dòng, cách điệp từ điệp ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ. Trong thơ lục bát, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cái riêng của mình trong từng câu chữ, trong cách ngắt nhịp, các hình ảnh tu từ… Nguyễn Khoa Điềm thành công hơn cả với thể trƣờng ca. Nguyễn Khoa Điềm không sáng tác nhiều trƣờng ca, nhƣng chỉ cần một trƣờng ca Mặt đường khát vọng
cũng đủ để tên tuổi ông tỏa sáng trong số các nhà thơ nổi tiếng là thành công với thể loại này. Trong trƣờng ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng một cách táo bạo nhiều từ ngữ dân dã để làm nên chất giản dị và độc đáo riêng của trƣờng ca dƣới ngịi bút của ơng. Đồng thời, Nguyễn Khoa Điềm cũng sử dụng nhiều lần thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách phối hợp từ, tạo nên những cụm từ mới, làm giầu có thêm năng lực diễn đạt của thơ (Những nét thiếu thời, máu
những cuộc săn người… – Trường ca Mặt đường khát vọng). Nguyễn Khoa Điềm
còn sáng tạo nên những ngôn ngữ giầu triết lý và giầu sự liên tƣởng (lịch sử đen
bầm, những lý thuyết hận thù…- Trường ca Mặt đường khát vọng).
Ơng đóng góp cho thi ca những đặc sắc nghệ thuật trên nhiều cấp độ. Thơ ông dù ở bất cứ thời kì nào cũng thể hiện một sự tìm tịi, sáng tạo và say mê trong sáng tác. Ông xứng đáng đƣợc đánh giá là một trong những nhà thơ xuất sắc của Việt Nam, bút lực của ơng hết sức dồi dào chính vì thế suối nguồn thơ ơng cịn chảy mãi, và giầu sức thuyết phục.