Hội nông dân và nông dân
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân, trong
đó Hội nông dân các cấp và nông dân ở địa phương là lực lượng nòng cốt. Do đó, để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được tiến hành đạt được các mục tiêu đã xác định thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ đúng đắn của Nhà nước bằng những cơ chế, chính sách phù hợp với Hội nông dân và nông dân là một trong những vấn đề quan trọng. Điều này sẽ tạo ra cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi để Hội nông dân phát huy tốt vai trò của mình, đồng thời người nông dân sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi cần giải quyết tốt các yêu cầu cơ bản sau:
*. Đối với xây dựng cơ chế, chính sách Hội nông dân
Một là, hoàn thiện, thống nhất hệ thống chính sách và pháp luật trong xây dựng cơ cấu, tổ chức Hội nông dân
Để đáp ứng tốt yêu cầu này, đòi hỏi cơ quan chức năng, nhất là cấp Tỉnh cần phải rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến cơ chế chính sách và pháp luật trong xây dựng cơ cấu, tổ chức Hội nông dân. Trên cơ sở này, tùy theo thẩm quyền tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cơ cấu, tổ chức Hội nông dân đến các cấp Hội dưới thẩm quyền và được thống nhất trong phạm vị toàn Tỉnh. Đối với các chính sách và pháp luật trong xây dựng cơ cấu, tổ chức Hội nông dân các cấp mà Trung ương Hội nông dân ban hành chưa thực sự phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng địa phương trong Tỉnh, lãnh đạo chính quyền, Hội nông dân địa phương đó cần có văn bản đề nghị bổ sung về cơ cấu, tổ chức đến các cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện, Tỉnh để được bổ sung đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đề ra...
Đặc biệt, trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật trong xây dựng cơ cấu, tổ chức Hội nông dân, các cơ quan có thẩm quyền cần phải kiên quyết xóa bỏ những quy định chồng chéo, bất hợp lý trong hệ thống chính sách và pháp luật, gây cản trở hiệu quả phát huy vai trò của Hội nông
dân. Các chính sách, pháp luật này cần được đảm bảo theo hướng minh bạch, rõ ràng, ngắn gọn, khoa học; khi vận dụng vào trong thực tiễn sẽ xây dựng được cơ cấu, tổ chức Hội nông dân trong Tỉnh phù hợp với yêu cầu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các văn bản của trên. Đồng thời, cơ cấu, tổ chức được tinh gọn, nhịp nhàng, phát huy được sức mạnh tổng hợp đáp ứng tốt với mọi yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương.
Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính và đơn giản hoá các thủ tục trong thực hiện nhiệm vụ của Hội nông dân
Để phát huy tốt vai trò trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc thực hiện tốt cải cách hành chính và đơn giản hoá các thủ tục trong thực hiện nhiệm vụ của Hội nông dân là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng. Điều này góp phần trực tiếp làm giảm mọi chi phí, công sức và thời gian không cần thiết; mặt khác hiệu quả từng nhiệm của Hội vẫn đáp ứng tốt mọi yêu cầu đề ra.
Thực tiễn hiện nay, các thủ tục hành chính trong thực hiện các nhiệm vụ của Hội nông dân các cấp trong Tỉnh vẫn còn tồn tại một số hiện tượng mang tính khá phổ biến như: rườm rà, trùng chéo, cứng nhắc (hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưa phù hợp thực tế); thủ tục cũ, mới lẫn lộn. Bên cạnh đó, cách thức giải quyết thủ tục vẫn còn hiện tượng cửa quyền, hạch sách; thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thủ tục nhiều khi không rõ...Điều này không chỉ gây phiền hà trực tiếp cho bà con nông dân trong tiếp cận các nguồn vốn, sự hỗ trợ khoa học kỹ thuật...của Nhà nước; thậm chí có những thủ tục không cần thiết còn trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian, công sức của chính cán bộ Hội và người dân...
Để thực hiện tốt yêu cầu này, đòi hỏi các cơ quan, cấp chính quyền có thẩm quyền trước khi ban hành quy định thủ tục hành chính cần có sự tham vấn từ phía các cán bộ, công chức trực tiếp công tác trong Hội nông dân; các
cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận "một cửa” và từ phía bà con nông dân. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế "một cửa", tiến tới xây dựng cơ chế "một cửa liên thông" giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các cấp chính quyền trong giải quyết các thủ tục liên quan đến nhu cầu, quyền lợi của nông dân trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, các cấp Hội nông dân cần tăng cường khai
thác, áp dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến và điện tử trong các hoạt động
quản lý; tích cực nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ Hội, thay đổi các quy định theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, không chồng chéo bất hợp lý.
Ba là, đảm bảo có chính sách, chế độ ưu đãi hợp lý đối với đội ngũ cán bộ Hội nông dân
Việc đảm bảo có chính sách, chế độ ưu đãi hợp lý đối với đội ngũ cán bộ Hội nông dân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, điều này trực tiếp tạo động lực yên tâm công tác, phấn đấu; giữ gìn và từng thu hút, khuyến khích nhân tài tham gia vào bộ máy Hội. Đồng thời giúp cho mỗi cán bộ Hội không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy hết tinh thần trách nhiệm, khả năng của mình trong thực hiện các nhiệm vụ, góp phần đảm bảo cho Hội nông dân phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong thời gian tới các cơ quan chức năng co thẩm quyền cần tích cực nghiên cứu, rà soát, tích cực bổ sung và thực hiện tốt các chính sách như:
- Tăng tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Hội nông dân; có chính sách đãi ngộ như: tạo điều kiện về nhà ở, đất ở; bảo hiểm xã hội; nâng cấp các phương tiện đi lại, điều kiện làm việc trong quá trình công tác; có cơ chế khen
thưởng, biểu dương, khích lệ những người có phẩm chất, năng lực luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
- Thể chế hoá một số tiêu chí ưu tiên trong học tập, nghiên cứu, hội thảo, tham quan ở trong nước và nước ngoài, nhất là đối với cán bộ Hội nông dân có phẩm chất, năng lực...Chú trọng hơn việc sử dụng đội ngũ này (có môi trường làm việc thông thoáng, được tôn trọng; có cơ chế thu hút sự góp ý, lắng nghe; bổ nhiệm phù hợp với năng lực của từng người.
- Tích cực tăng cường tiền lương, phụ cấp, trợ cấp gắn với các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khuyến khích xứng đáng, nhất là những người có tài, người làm việc giỏi, người có những sáng kiến đem lại hiệu quả thiết thực trong công việc và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao...
- Trên cơ sở ngân sách hàng năm cũng như bằng các nguồn kinh phí khác, từng bước nâng dần mức đầu tư trang bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Hội
- Chủ động phân cấp quyền hạn sâu hơn cho lãnh đạo các cấp Hội, nhất là trong việc sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ để tạo điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần đội ngũ cán bộ Hội cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và ổn định chính trị chung. Có như vậy, tránh được tình trạng chờ đợi, thụ động, trung bình chủ nghĩa.
*. Đối với xây dựng cơ chế, chính sách cho nông dân
Đối với xây dựng cơ chế, chính sách cho nông dân trong thời gian tới cần giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, đối với chính sách về ruộng đất
Việc ban hành chính sách đất đai đúng đắn có ý nghĩa quan trọng trong củng cố lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm, mạnh dạn đầu tư, cải tạo đất được giao để thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời là động lực
thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất, đầu tư vốn, áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến vào canh tác, trồng trọt. Điều này góp phần hạn chế và đi tới chấm dứt những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài của nông dân, giữ vững ổn định chính trị ở địa bàn nông thôn.
Trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần mở rộng phạm vi và thời hạn quyền sử dụng đất, đơn giản hoá trong chuyển giao và thế chấp; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn tín dụng; cho phép nông dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo yêu cầu của thị trường; đảm bảo quyền quản lý của Nhà nước về ruộng đất, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý toàn bộ ruộng đất có chức năng quản lý, giám sát, điều tiết ruộng đất theo yêu cầu của Luật đất đai.
Hai là, đối với chính sách tài chính - tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn
Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể, kiên quyết hơn nữa nhằm củng cố hệ thống quĩ tín dụng nhân dân và hệ thống ngân hàng các cấp, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội theo hướng: đơn giản hoá thủ tục cho vay; hạ lãi suất tiền vay; mở rộng hơn nữa hình thức cho vay vốn theo tín chấp, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra, giám sát, giúp đỡ một cách thiết thực để các hộ nông dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả và đúng hướng. Điều chỉnh, đổi mới chính sách tín dụng, chính sách thuế … để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá trong Tỉnh và trong nước.
Ba là, đối với chính sách trợ giá, trợ cước cho nông dân. Chính sách bảo hiểm cho nông dân và nông nghiệp
Nghiên cứu, bổ sung chính sách trợ giá, trợ cước cả "đầu vào", "đầu ra" cho hộ sản xuất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng vùng, địa phương. Nhà nước bán vật tư cho nông dân với giá ổn định và thấp, mua
nông sản cho nông dân với giá cao và ổn định. Cần nghiên cứu mô hình và thực hiện chính sách bảo hiểm cho nông dân và nông nghiệp, giúp người dân hạn chế được những rủi ro trong sản xuất và kinh doanh. Cùng với đó phải tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục toàn dân thực hành tiết kiệm kết hợp với việc ban hành những qui định, chế tài cụ thể buộc mọi tổ chức và mọi doanh nghiệp tự giác, gương mẫu thực hiện chủ trương tiết kiệm.
Bốn là, đối với chính sách thị trường
Trong thời gian tới cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách điều tiết và kiểm soát giá cả một cách hết sức linh hoạt, mềm dẻo, hợp qui luật theo hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất, của người tiêu dùng (đặc biệt là quyền lợi của nông dân). Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ và theo hướng hiện đại hệ thống các chợ trung tâm, chợ đầu mối, hệ thống chợ nông thôn, hệ thống các kho tàng bến bãi. Đầu tư cho việc hoàn chỉnh hệ thống thông tin thị trường ổn định, thống nhất trong cả nước. Bảo đảm cho mọi đối tượng, mọi doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế đều nhận được các thông tin về thị trường một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó cần quan tâm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân có quyết tâm vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Năm là, đối với các chính sách xã hội
Cần thực hiện tốt chính sách xã hội đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo: Đó là các chính sách đất đai, đầu tư hạ tầng cơ sở, tín dụng, khuyến nông, dạy nghề, chính sách tiêu thụ sản phẩm để khuyến khích hộ nghèo vươn lên làm giàu. Mở rộng cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là là các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch sinh hoạt; giảm nguy cơ rủi ro cho người nghèo do tác động của thiên tai, của cải cách thể chế kinh tế. Bên cạnh đó chính quyền các cấp cần giảm bớt các khoản đóng góp của nông
dân hiện nay. Tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo, cận nghèo, cấp học bổng, cho vay đối với học sinh nghèo, cận nghèo.
Chủ động giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp ở nông thôn. Theo đó cần có chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động nông thôn, trước hết là phổ cập dạy nghề cho nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, đưa hội chợ việc làm về nông thôn để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Bên cạnh đó cần thực hiện triệt để các chính sách về dân số, giảm tỷ lệ sinh ở nông thôn. Tiến hành thường xuyên có hiệu quả công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình góp phần giảm tỷ lệ sinh ở nông thôn, nhất là tỷ lệ sinh con thứ ba…
* * *
Việc phát huy vai trò của Hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tỉnh Nam Định hiện nay cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau và với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Tuy nhiên, cần phải quán triệt và thực hiện triệt để 05 giải pháp cơ bản, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân về vai trò của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội nông dân theo hướng chú trọng Hội nông dân cấp cơ sở đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng; Tăng cường phối hợp giữa Hội nông dân với toàn bộ hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và hoạt động của Hội nông dân; Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động của Hội nông dân; Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với Hội nông dân và nông dân.
Mỗi giải pháp có vị trí, ý nghĩa khác nhau, vừa mang tính tổng quát, vừa mang tính cụ thể. Nó đòi hỏi việc thực hiện phải được tiến hành đồng bộ trong tất cả các khâu, các bước của quá trình thực hiện các nhiệm vụ và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tổ chức trong toàn Tỉnh. Các giải pháp này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên trong quá trình thực hiện không được xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ giải pháp nào, có như vậy Hội nông dân mới thực sự phát huy tối đa hết vai trò của mình. Tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mới đạt kết quả như mong muốn.