Hội nông dân đại diện cho lợi ích, bảo vệ chăm lo lợi ích của giai cấp nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 29 - 31)

giai cấp nông dân

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới, nông dân, nông nghiệp và nông thôn nước ta đứng trước nhiều thách thức to lớn như: nền nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ, kém phát triển; kỹ thuật sản xuất phổ biến vẫn còn thủ công, lạc hậu, nông sản hàng hóa chưa nhiều, sức cạnh tranh còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp, tỉ lệ nghèo đói chiếm khá cao; trình độ dân trí của dân cư nông thôn còn hạn chế... Chính vì vậy, Hội nông dân có vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân; tổ chức, vận động và tạo điều kiện để nông dân phát huy sức mạnh trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa.

Có thể khẳng định, chăm lo lợi ích của nông dân vừa là mục đích, yêu cầu, vừa là nhiệm vụ của công tác vận động nông dân. Muốn vậy, Hội nông dân phải nắm được tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nông dân để có chủ trương giải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng của họ, trong đó chú trọng vào phát huy vai trò trên các mặt chủ yếu:

Một là, phát huy vai trò trong cải thiện dân sinh

Cải thiện nâng cao đời sống, trước hết là đời sống vật chất là yêu cầu, là mong muốn hàng đầu của nông dân hiện nay và cũng là mong muốn của Đảng ta. Vì vậy, Hội nông dân tích cực khuyến khích, giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề trong sản xuất của nông dân hiện nay theo đúng tinh thần Đại hội XI đã đề ra: “Phát triển nhanh kinh tế - xã hội hài hòa gữa các vùng, đô thị và nông thôn...Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, thu dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn...Quan tâm tới yêu cầu

chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân”[19, tr.201, tr.224].

Hai là, phát huy vai trò trong nâng cao dân trí cho nông dân

Cùng với cải thiện đời sống vật chất, nâng cao dân trí là một đòi hỏi trong cuộc sống của nông dân, một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên, mặt bằng dân trí của nông dân còn thấp, phần đông lao động chưa được đào tạo về nghề nghiệp. Nâng cao dân trí là yêu cầu đầu tiên để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tạo ra khả năng lao động mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đảng ta xác định: giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Muốn vậy, Hội nông dân cần phát huy tốt vai trò trong

“Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: Động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện đề người dân học tập suốt đời”[19, tr.218]. Đồng thời, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Hội nông dân phát huy vai trò đảm bảo công bằng trong giáo dục, mọi người nông dân, con em nông dân đều được đi học, nhất là đối với những gia đình nghèo, gia đình thuộc diện chính sách.

Bên cạnh những vấn đề trên, Hội nông dân còn làm tốt vai trò trong bồi dưỡng, phổ cập kiến thức khoa học công nghệ thông qua mạng lưới văn hóa, thông tin, tuyên truyền ở cơ sở để nâng cao mức hiểu biết, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, giúp nông dân trở thành những người lao động có kiến thức văn hóa, khoa học- kĩ thuật, tăng thêm khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Mặt khác, thông qua những

hình thức này, Hội nông dân còn giúp cho nông dân nâng cao trình độ tri thức về chăm lo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; phát triển phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa, làng, xã văn hóa mới, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh ở các thôn, xã để hình thành hệ giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.

Ba là, phát huy vai trò trong thực hành dân chủ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”. Chính vì vậy, Hội nông dân là trung tâm tổ chức, xây dựng đời sống dân chủ ở nông thôn, vận động nông dân thực hiện quyền dân chủ của mình để phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo của nông dân.

Trong quá trình giữ vai trò thực hiện dân chủ, muốn đoàn kết, vận động được nông dân, Hội nông dân luôn quan tâm đến lợi ích thiết thực của của nông dân; chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội... trong đó những “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm”; thực hiện đúng nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chống mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, coi thường dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)