Bộ máy an toàn, vệ sinh lao động tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 60)

(Nguồn: Công ty TNHH Fukoku Việt Nam) Theo sơ đồ 2.5. Sơ đồ bộ máy an toàn vệ sinh lao động tại công ty, ta thấy, bộ máy được phân cấp khá cụ thể với đứng đầu là người giữ chức vụ cao nhất tại công ty (t ng giám đốc). Mỗi một vị trí đều được phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Ngoài ra, bộ máy an toàn vệ sinh lao động của công ty có được sự tham gia của tất cả các phòng ban.

Hiện nay tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam đang có một cán bộ chuyên trách về an toàn và năm cán bộ bán chuyên trách. Việc bố trí nhân lực như vậy là phù hợp với quy định của luật định cũng như việc phân b công việc về an toàn trong công ty.

2.2.4. ng tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Hàng năm, công ty thực hiện việc khám sức khỏe đầu vào cho toàn bộ cán bộ công nhân viên mới; định kỳ một năm môt lần t chức khám sức khỏe cho người lao động trong công ty [8].

Thực hiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Đối với lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, công ty đã thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động, cụ thể: hàng tháng công ty sẽ cấp phát sữa đến từng người lao động. (điểm yếu: đáng lẽ phải cấp phát hàng ngày).

Tại công ty hiện nay đã có nhà bếp và nhà ăn công nghiệp, suất ăn của người lao động được cung cấp hoàn toàn tại nhà ăn, chi phí do công ty chi trả.

2.2.5. Công tác hu n luyện an toàn, vệ sinh lao động

Công ty hiện đang thực hiện việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP cho 06 nhóm đối tượng với tần suất 1 năm 1 lần. Việc huấn luyện sẽ do t chức có đủ năng lực theo quy định thực hiện [17], [18].

Với tính chất của công ty sản xuất nên việc tuyển dụng người mới xảy ra khá thường xuyên, việc chỉ t chức huấn luyện 1 năm 1 lần sẽ dẫn đến tình trạng có những người lao động vào làm việc tại công ty một thời gian dài mới được tham gia khóa huấn luyện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tất cả cán bộ công nhân viên của công ty khi mới vào làm việc sẽ được tham gia khóa đào tạo nhận thức về an toàn và môi trường của công ty với 6 nội dung chính: An toàn, vệ sinh lao động, Nhận thức về môi trường, Thực hành 5S, An toàn trong phòng cháy chữa cháy, An toàn giao thông, An toàn hóa chất. Những nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách về an toàn và môi trường trong công ty chịu trách nhiệm giảng dạy. Tuy nhiên, việc đào tạo chỉ dành cho người mới mà chưa có kế hoạch tái đào tạo, đào tạo định kỳ cho những người đã làm việc tại công ty. Cán bộ phụ trách đào tạo chưa có

nghiệp vụ sư phạm tốt cũng như chưa được tham gia khóa luấn luyện dành cho người đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động. Điều này có thể dẫn đến giảm chất lượng khóa học.

2.2.6. Nhận diện mối nguy – đánh giá rủi ro

“Tất cả hoạt động của t chức đều liên quan đến các rủi ro cần được quản lý. Quá trình quản lý rủi ro hỗ trợ cho việc ra quyết định bằng cách tính đến sự không chắc chắn và khả năng xảy ra của các sự kiện hoặc tình huống trong tương lai (được dự kiến hoặc không được dự kiến) và các tác động của chúng tới mục tiêu đã thống nhất.” [2].

Hàng năm, bộ phận an toàn sẽ lập kế hoạch đánh giá rủi ro và trình

t ng giảm đốc phê duyệt. Hoạt động đánh giá rủi ro chủ yếu do bộ phận an toàn thực hiện và chưa được thực hiện đồng bộ tại các bộ phận.

Định kỳ 1 năm 1 lần, cán bộ an toàn sẽ phối hợp với các thành viên liên quan tiến hành đánh giá rủi ro theo kế hoạch được lập bởi nhân viên an toàn và có sự phê duyệt của t ng giám đốc.

Đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện như sau:

Lập nhóm: nhân viên an toàn sẽ lập nhóm đánh giá từ 2-3 người, nhóm đánh giá bao gồm: 1 thành viên là nhân viên bộ phận, các thành viên còn lại là nhân viên bộ phận khác.

Chia khu vực đánh giá: nhân viên an toàn chịu trách nhiệm chia khu vực đánh giá cho từng nhóm đánh giá

Nhân diện mối nguy và đánh giá rủi ro: từng nhóm đánh giá sẽ tiến hành đánh giá theo khu vực, bước công việc và chấm điểm theo ma trận sau:

Bảng 2.4: Ma trận đánh giá rủi ro

(Nguồn: Công ty TNHH Fukoku Việt Nam) Sau khi đánh giá cho điểm, với những mối nguy với mức điểm từ 20 đến 50 sẽ tiến hành lập đối sách khắc phục.

Nhân viên an toàn sẽ t ng hơp kết quả đánh giá rủi ro và lưu tại bộ phận an toàn.

Hoạt động đánh giá rủi ro của công ty còn chưa được hướng dẫn chi tiết. Người đi đánh giá thường dựa vào cảm tính để cho điểm. Ngoài ra, người đánh giá chưa có đủ năng lực để nhận diện các mối nguy khiến cho rất nhiều mối nguy tiềm ẩn nhưng chưa được kịp thời phát hiện.

2.2.7. Qu định quản lý máy móc, thiết bị

- Đối với thiết bị mới:

+ Việc nghiên cứu lắp đặt thiết bị phải được tiến hành tại cuộc họp ở Công ty trước khi lắp đặt thiết bị mới. Trường hợp cần đăng ký theo các yêu cầu luật địa phương, các yêu cầu sở tại hoặc Khu công nghiệp nơi đặt nhà máy, Nhân viên An toàn chỉ thị việc đăng ký cần thiết sau khi đã nghiên cứu các luật phù hợp. Bộ phận an toàn kiểm tra máy móc thiết bị có thuộc danh mục thiết bị cần kiểm định, theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH, Ban hành danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động [6], tiến hành lấy biên bản kiểm định lần đầu từ nhà cung cấp và lập kế hoạch kiểm định các lần tiếp theo theo quy định.

+ Bộ phận An toàn và Sức khỏe phối hợp với các bộ phận để đánh giá An toàn vệ sinh cho thiết bị mới được lặp đặt bằng biểu mẫu VFV-SF-001-F01. Thêm vào đó, cùng với Bộ phận kỹ thuật sản xuất và Bộ phận quản lý thiết bị tiến hành kiểm tra thiết bị sau khi lắp đặt dưới sự hiện diện của nhà sản xuất, kiểm tra giao hàng, xác nhận việc lắp đặt an toàn và thực hiện báo cáo (thiết bị an toàn, phương tiện bảo hộ, các chứng chỉ/ chứng nhận liên quan).

Bộ phận kỹ thuật Sản xuất lập các tiêu chuẩn Sản xuất cho thiết bị mới. Bộ phận Sản xuất lập hướng dẫn thao tác dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất. Nhân viên an toàn xác nhận xem trên hướng dẫn thao tác đã có ghi các hạng mục chú ý về an toàn và các thiết bị bảo hộ lao động phù hợp chưa. Thêm vào đó nhân viên an toàn tiến hành đi kiểm tra để xác nhận xem thao tác thực tế tại nơi làm việc có được thực hiện đúng như dẫn vận hành không.

- Sử dụng thiết bị:

Nhân viên an toàn yêu cầu lập hướng dẫn công việc đối với thao tác không thường xuyên chủ yếu như dưới đây, tiến hành xác minh xem các nội dung cảnh báo về mặt an toàn và phương tiện bảo hộ đã được ghi trên hướng dẫn thao tác phù hợp chưa. Nhân viên an toàn thực hiện triệt để chỉ đạo thêm tới người thao tác bằng việc đi giám sát hiện trường.

+ Thao tác thay đ i bước

+ Thao tác thay khuôn

+ Thao tác khôi phục trở lại các thiết bị bị mất điện đột ngột.

+ Thao tác sửa chữa thiết bị - Kiểm tra các thiết bị nguy hiểm:

+ Nhân viên an toàn cập nhật sơ đồ giám sát khi có các thiết bị nguy hiểm mới được lắp đặt.

+ Giám sát an toàn

+ Nhân viên an toàn xác nhận tuần tự theo “các điểm an toàn quan

trọng” trong Hướng dẫn thao tác, kiểm tra việc thực hiện phương tiện bảo hộ cá nhân, xác nhận tình trạng kiểm tra thiết bị an toàn trước khi vận hành.

+ Nhân viên an toàn thông báo và yêu cầu các bộ phận liên quan khắc phục các điểm chỉ trích sau khi giám sát, triển khai ngang nếu cần thiết.

2.2.8. Qu định xử lý tai nạn, sự cố

Nhân viên an toàn báo cáo giám sát và báo cáo giật mình để phòng ngừa tai nạn lao động và tiến hành phân tích sự cố, phòng ngừa tái phát sinh khi xảy ra tai nạn lao động. Ngoài ra, tiến hành xử lý các bất thường về quan trắc môi trường làm việc và kiểm tra sức khỏe.

Các tình huống bất thường liên quan đến an toàn, sức khỏe và quy trình xử lý như sau:

- Khi xảy ra tai nạn lao động + Báo cáo giật mình

+ Xử lý đối ứng khẩn cấp

+ Báo cáo tình hình tai nạn lao động và phòng chống tái phát sinh

- Khi xảy ra hỏa hoạn, thảm họa tự nhiên: Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc thảm họa tự nhiên, nhân viên an toàn thông báo tới cục phòng cháy chữa cháy và bộ công an theo quy trình đã được quy định từ trước.

+ Đối ứng khi xảy ra hỏa hoạn

Người phát hiện đầu tiên cùng với việc nỗ lực dập lửa giai đoạn đầu, thông báo tới phòng hành chính nhân sự để phát thông báo trong công ty. T trưởng của các bộ phận theo thông báo được phát từ phòng hành chính nhân sự, hướng dẫn công nhân viên chạy thoát hiểm, điểm danh, xác nhận.

+ Đối ứng khi xảy ra thảm họa thiên nhiên

Trong trường hợp phát sinh sự cố mất an toàn hoặc nguy hiểm tới tính mạng, người phát hiện đầu tiên thông báo tới phòng hành chính nhân sự để phát thông báo trong công ty. T ng giám đốc sau khi nhận được liên lạc từ phòng hành chính nhân sự đưa ra chỉ thị xử lý tạm thời dựa vào phán định ưu tiên tính mạng đ ng thời t chức họp ban quản lý nguy hiểm, quyết định phương án đối ứng.

- Quan trắc môi trường lao động: Khi phát hiện bất thường trong kết quả quan trắc môi trường lao động, nhân viên an toàn lập tức báo cáo tới T ng giám đốc và xin ý kiến chỉ đạo.

- Khám sức khỏe: Khi kết quả khám sức khỏe chỉ ra vấn đề bất thường, nhân viên an toàn lập tức báo cáo tới T ng giám đốc và xin ý kiến chỉ đạo.

- Trách nhiệm của T ng Giám Đốc.

Khi T ng giám đốc nhận được báo cáo bất thường tại mục trên, T ng giám đốc phải đưa ra biện pháp thích hợp đưa ra dựa trên nguyên tắc nhân đạo, đồng thời gửi báo cáo tới Công ty mẹ. Nếu cần thiết, t chức họp Ban quản lý Thảm họa để đưa ra quyết định việc ứng phó.

2.2.9. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại công ty

Trong quá trình hoạt động của công ty từ năm 2011 đến nay chưa phát sinh trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình giám sát an toàn, đã phát hiện được các trường hợp có nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn nếu không kịp thời khắc phục. Các trường hợp này sau khi được phát hiện đều đã được đưa ra các đối sách tạm thời và lâu dài để tránh tình trạng tái phát.

2.2.10. Phư ng tiện bảo vệ cá nhân

Thực hiện theo hướng dẫn, quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, [5] công ty đã xây dựng quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng công việc cụ thể. Các phương tiện bảo vệ cá nhân của công ty bao gồm: quần áo, mũ, kính, găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, giày, yếm chống hóa chất, nút bịt tai. Tần suất cấp phát đều được quy định cụ thể cho từng loại tại từng công việc. Khi cấp phát, người lao động sẽ được ký tên vào s cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc người lao động có gặp một số vấn đề với phương tiện bảo vệ cá nhân như chất lượng bảo hộ lao động đôi khi không đảm bảo; hàng tồn kho ít dẫn đến trường hợp người lao động làm hỏng, mất thì không có phương tiện thay thế ngay.

2.2.11. Thực hiện các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của các bênhữu quan hữu quan

2.2.11.1. Yêu cầu của pháp luật

Các văn bản theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động đều được t ng hợp. Định kỳ hàng tuần, cán bộ an toàn sẽ kiểm tra về hiệu lực của văn bản cũng như cập nhật các văn bản mới liên quan trên trang web thuvienphapluat đã được công ty ký hợp đồng mua tài khoản sử dụng. Khi có văn bản mới được ban hành, cán bộ an toàn chịu trách nhiệm đánh giá văn bản luật và đưa ra các đối sách đáp ứng yêu cầu quy định. Ngoài ra, 6 tháng 1 lần, sẽ đánh giá lại mức độ đáp ứng yêu cầu của các quy định.

2.2.11.2. Yêu cầu của tập đoàn

Nhân viên an toàn đáp ứng các chỉ thị và yêu cầu từ Công ty mẹ, chia sẻ thông tin An toàn và Sức khỏe, và tạo sự đóng góp tối ưu vào các hoạt động An toàn và Sức khỏe của Công ty mẹ.

Nhân viên ATVS phối hợp với T ng giám đốc hàng tháng báo cáo các điểm sau:

+ Số vụ tai nạn lao động

+ Số vụ tai nạn giao thông

+ Số vụ hỏa hoạn, thiên tai.

2.2.11.3. Yêu cầu của các bên hữu quan khác

Thực hiện gửi báo cáo an toàn hàng tháng cho khách hàng về các thông tin: số vụ tai nạn, số ngày làm việc an toàn, kết quả kiểm tra an toàn hàng tháng.

2.3. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý an toàn vệsinh lao động tại công ty sinh lao động tại công ty

2.3.1. Ưu điểm

Việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của công ty TNHH Fukoku Việt Nam có một số ưu điểm như:

- Cơ bản đã có một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động với chính sách an toàn và việc phân công khá rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

- Hạn chế được việc xảy ra các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Đã thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động cũng

như công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định. Môi trường và điều kiện làm việc khá đảm bảo.

- Về quản lý thiết bị, đã phân rõ quy định về thiết bị mới và thiết bị đang sử dụng.

- Chia rõ các loại tai nạn, sự cố, từ đó đưa ra các bước đối ứng phù hợp

- Thực hiện cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân theo từng công việc cụ thể.

- Đánh giá, thực hiện tốt yêu cầu của pháp luật và các bên hữu quan.

2.3.2. Hạn chế

Ngoài những ưu điểm trên, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam hiện vẫn còn một số hạn chế như:

- Chính sách an toàn của công ty vẫn chưa đầy đủ

- Về kết quả quan trắc môi trường lao động, vẫn còn một số chỉ tiêu tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu luật.

- Về việc cấp phát sữa vẫn chưa phù hợp, hiện nay công ty đang tiến

hành cấp phát theo tháng, điều này sẽ khiến cho việc người lao động không kịp thời được sử dụng hàng ngày.

- Với nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định của

pháp luật, còn ít khóa huấn luyện dẫn tới nhiều nhóm đối tượng không kịp thời được đào tạo. Hoạt động đào tạo nội bộ còn gặp vướng mắc về người đào tạo khi chất lượng người đào tạo chưa cao.

- Vẫn còn tồn tại nhiều mối nguy và các yếu tố có hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Hoạt động đánh giá rủi ro của công ty còn đơn giản, chưa thực sự có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w