- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam
2.3.1. Nguyên do hình thành tư tưởng chính thể cộng hoà của Phan Bội Châu
Ngay từ giai đoạn hoạt động cách mạng trong nước trước năm 1905, Phan Bội Châu đã có ít nhiều tiếp xúc với tư tưởng cộng hồ ở các nước Âu Mỹ thơng qua Tân thư. Trong cuộc hội đàm chuẩn bị thành lập Duy Tân Hội ở Quảng Nam, Phan Bội Châu tán thành với chủ trương của Nguyễn Thành về lý do tại sao khơng chọn chính thể cộng hồ mà chọn chính thể qn chủ vì:
“Phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước nhà, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu cho được” [11, 163].
Phan Bội Châu cho rằng “phải lẽ lắm”, bởi vì lúc này mà giương cao ngọn cờ cộng hoà là rất khó: “Dân trí chưa mở, thói cũ chưa chừa, chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa quốc gia ở giữa lúc mới bắt đầu tiếp xúc như vậy, mình muốn nó đánh đổ bao nhiêu thói quen cổ thời mà quét đi cho sạch, nào có phải chuyện dễ dàng” [8, 164].
Vì những lý do trên Duy Tân Hội thành lập năm 1904 chọn chính thể quân chủ lập hiến mà khơng thể là cộng hồ dân chủ.
Khoảng thời gian trên đất Nhật từ 1905 – 1909, tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu được xác định rõ hơn là quân chủ lập hiến, nhưng đây cũng là lúc ông được tiếp xúc với nhiều khuynh hướng dân chủ cộng hồ và thậm chí có lúc ơng định từ bỏ tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến để chuyển sang chính thể cộng hồ dân chủ.
Ở Nhật Bản, một mặt, mơ hình chính thể qn chủ lập hiến của Nhật Bản là mẫu mực đối với Phan Bội Châu, và mặt khác ông học hỏi tiếp thu rất nhiều cho sự tiến đến tư tưởng dân chủ cộng hịa. Nhưng ơng cũng thấy được sự khác biệt rất lớn trong quan hệ quân – thần giữa Nhật Bản và Việt Nam. Điều này luôn ám ảnh trong ơng, liệu có thể xây dựng một cách hồn thiện chính thể qn chủ lập hiến ở Việt Nam khơng? Vì thế nên có lúc ơng dao động giữa quân chủ và dân chủ cộng hoà.
Các nước Âu Mỹ phát triển cũng khơng ít nước như Nhật Bản là chính thể quân chủ lập hiến. Sự trải nghiệm duy nhất ở Nhật Bản giúp Phan Bội Châu thấy rõ một lý do rất quan trọng để nước Nhật Bản phát triển là quan hệ giữa Nhật hoàng và dân chúng rất tốt đẹp, gần gũi: “Người Nhật Bản vốn tôn trọng đức Thiên hoàng, tức là trợ tán thành chính thể quân chủ” [8, 183]. Người nước Nhật Bản, từ già trẻ, gái trai, không một ai là không biết đọc tên
của Thiên hồng, khắp thành thị hương thơn, khơng một nhà nào là khơng thờ ảnh thiên hồng. Thiên hoàng đi đến đâu, đứa bé từ 3 tuổi cũng được đến gần xe, ngựa mà hô “vạn tuế”” [8, 291]. Nghĩ lại Việt Nam, Phan Bội Châu ngậm ngùi “Trời ơi! Trời ơi! Dân ta bao giờ được có một ngày như thế” [7, 391].
Trong quan hệ với nhân dân, Nhật Hoàng rất trân trọng: “Vua nước Nhật Bản kính dân như thầy, như cha, thương dân như mẹ như con, nuôi nấng con côi, giúp đỡ người tật bệnh; bệnh viện trường học khơng cái gì là khơng dành phần trước cho dân, rồi sau mới đến mình” [7, 198].
Đó là nguồn gốc quan trọng của sự phát triển ở Nhật Bản. Còn ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam thì sao? Như Phan Bội Châu chua chát nhận định: “Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng một phường chó chết như nhau mà thơi” [11, 88].
Thái độ chuyên chế, nhu nhược, tham lam của vua quan phong kiến nhà Nguyễn thì khó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Điều này hẳn Phan Bội Châu đã nghĩ, phân vân.
Tiếp xúc với các nhà cách mạng Trung Quốc, Phan Bội Châu thấy họ cũng coi vua quan chẳng ra gì, là một cản trở lớn của tư tưởng quân chủ lập hiến của ông. Trong thời gian này hoạt động của Phan Bội Châu với tư cách là biên tập viên cho tờ Vân Nam tạp chí của các nhà cách mạng Trung Quốc hoạt động ở Nhật Bản. Đây là phương tiện ngôn luận của nhà cách mạng như Ân Thừa Hiến, Dương Chấn Hùng, Triệu Thân (những người bạn cách mạng của Tơn Trung Sơn)… Họ có chủ trương xố bỏ sự cai trị của Mãn triều, thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà. Tư tưởng này tác động không nhỏ đối với Phan Bội Châu lúc này; đặc biệt là cuộc gặp gỡ với Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng dân chủ vĩ đại của Trung Quốc. Phan Bội Châu tường thuật: “Ơng Tơn vì đã đọc qua bản Việt Nam vong quốc sử, ơng biết trong óc tơi chưa thốt
khỏi tư tưởng qn chủ, nên ơng hết sức bài bác đảng quân chủ lập hiến là hư ngụy” [11, 109], và khuyên Phan Bội Châu nên theo chính thể cộng hồ dân chủ như đảng cách mạng Trung Quốc của ông đang đấu tranh.
Từ cuộc tranh luận với Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu “cũng thừa nhận dân chủ cộng hoà là hoàn mỹ” [11, 109], nhưng vẫn khơng thể đi theo vì nhiều lý do đã nói phần trước, ở Nhật Bản Phan Bội Châu cần hỗ trợ, sự tương đồng với Nhật Bản về chính thể để họ giúp đỡ cho hoạt động cách mạng của Duy Tân Hội. Trong khi đó thì đảng cách mạng Trung Quốc của Tơn Trung Sơn chưa có giúp đỡ gì cụ thể hiệu quả, như Phan Bội Châu kết luận: “Hai bên vuốt ve nhau chỉ là một đám mộng tưởng mà thôi. Nhưng phần tinh thần vẫn là đằm thắm” [11, 110], “các học sinh cách mạng ở tỉnh Vân Nam đối với đảng ta, cảm tình rất hậu. Nhưng vì lúc đó, thế lực của họ cịn kém, chỉ giúp đỡ nhau bằng văn tự mà thôi” [11, 143].
Và lập trường dứt khoát, kiên định của Phan Châu Trinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng dân chủ cộng hoà trong Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh luôn muốn Phan Bội Châu từ bỏ con đường bạo động, quân chủ “cụ (Phan Châu Trinh) thì muốn đánh đổ quân chủ, mà tốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền (cộng hoà)” [11, 116].
Trong khoảng một tháng ở cùng Nhật Bản với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh luôn mong muốn “cải huấn” tư tưởng Phan Bội Châu, ông nêu ra những điều quan trọng của chính thể cộng hồ dân chủ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là vai trị của dân chủ đối với tình hình thực tế nước ta lúc này. Và lần tiễn biệt cuối cùng, Phan Châu Trinh nhấn mạnh vai trò quan trọng của Phan Bội Châu, nhất là sự quyết định lựa chọn tư tưởng dân chủ cộng hồ: “Ơng nên hết sức thận trọng. Quốc dân hy vọng chỉ nơi mình ơng, Kỳ ngoại hầu khơng cần gì đâu” [11, 117].
Trong thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu có điều kiện nghiên cứu các sách dân quyền tự do ở phương Tây. ơng nói: “Được nghiên cứu nguyên nhân cách mạng nước ngồi và chính thể các nước, thì rất say sưa với lý luận của Lư Thoa (Rútxô)” [23, 141]. Hay trong Niên biểu Phan Bội Châu nhận
xét: “Càng nhận được lý luận của Lư Thoa là tinh đáng lắm!” [11, 211]
Như ở chương I đã nói, Rútxơ là nhà tư tưởng dân chủ đổi mới có tính cộng hịa triệt để, ơng khơng chấp nhận mơ hình chính thể qn chủ lập hiến mà trước đó Mơngtexkiơ đưa ra, với ơng chỉ có chính thể cộng hồ dân chủ mà thơi. Trong các tác phẩm như Ngục Trung thư, Niên biểu Phan Bội Châu luôn dành sự ngưỡng mộ cao nhất đối với lý luận của Rútxô trong số các nhà tư tưởng chính trị phương Tây.
Với sự tác động rất lớn của các nhà cách mạng dân chủ Việt Nam, Trung Quốc, so sánh sự khác biệt giữa Việt Nam, Nhật Bản cũng như trong tâm tưởng thì Phan Bội Châu cũng thừa nhận chính thể cộng hồ dân chủ về mặt lý luận là hồn chỉnh, ơng sẽ không quên điều này. Nhưng lúc này cần thực hành, thừa nhận thực tế Việt Nam có điều kiện khác hơn, ông vẫn ngần ngại.
Nhưng thực hành cũng đã có vấn đề.
Mục đích của Phan Bội Châu được ủy thác của Duy Tân Hội qua Nhật Bản là cầu binh, ít nhất cũng là mua vũ khí để phục vụ đại cuộc trong nước. Nhưng các chính khách Nhật Bản trả lời: “Nếu lấy binh lực giúp cho các ngài, thì nay là thì giờ chưa tới nơi” [11, 94] khiến Phan Bội Châu thất vọng. Tuy nhiên, các chính khách Dân đảng Nhật Bản đưa ra lời hứa giúp đỡ cho Duy Tân Hội phát triển phong trào du học. Phan Bội Châu cũng thấy được ý nghĩa của phong trào Đông Du đối với sự nghiệp cách mạng sau này. Vì thế ơng chủ trương chuyển sang cầu học. Duy Tân Hội chủ trương quân chủ chẳng qua là lợi dụng tâm tình tư cựu trong dân chúng để giúp đỡ các chính sách của Duy Tân Hội, nhất là vùng Nam kỳ.
Tháng 6/1905, Phan Bội Châu trở về nước “mục đích lần trở về đây chỉ có hai điều:
1. Cốt mang ơng Kỳ ngoại hầu xuất dương.
2. Cốt đem ít thanh niên tuấn tú xuất dương” [11, .98].
Tháng 7 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản mang theo ba thanh niên con những người quen thân. Nhưng tình hình đi du học cũng rất khó khăn như lời Phan Bội Châu nói với Lương Khải Siêu: “Việc đó tơi đã mưu với các đồng chí trong nước, nhưng khốn nạn nhất là việc kinh phí. Con em con nhà giàu, một nước bước không dám ra khỏi cửa, mà những người thiếu niên thanh hà, khơng khác gì trói chân” [11, 103]. Phan Bội Châu tiếp tục: “Hết sức kinh dinh vài tháng chỉ được ba người này mà thôi” [11, 103].
Để cổ động cho hoạt động du học, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc
dân tư trợ du học văn gửi về trong nước. Có thêm 6 người du học là 9, nhưng
chỉ có 3 người vào học trường quân sự Chấn Võ, cịn 6 người thì chưa đủ điều kiện nhập học. Tình hình du học cũng khơng có gì tiến bộ, Phan Bội Châu viết tiếp bài Kính cáo tồn quốc phụ lão văn nhân danh Kỳ ngoại hầu để kêu gọi dân chúng trong nước, rồi lại viết Hải ngoại huyết thư… nhưng cũng chỉ có vài người sang, phần nhiều là trốn nhà đi, tiền bạc khơng có, trở thành gánh nặng tài chính đối với Duy Tân Hội. Trước thực trạng đó, Phan Bội Châu nêu ra phương án: “Anh em ta có chí khí du học thật đáng khen, nhưng học tất phải có tiền phí, nay tư phí thì nhà nghèo khơng biện nổi, mà cơng phí thì đảng chính phủ chưa thành lập, khoản lấy vào đâu? Các ông hãy làm khổ học sinh chăng? Hoặc thổi kèn xin ăn như Ngũ Tử Tư, hoặc đội củi đọc sách như Chu Mãi Thần, tuỳ theo ai có chí thì thử chọn một cách làm xem?” [11, 137].
Những khó khăn trên khiến Phan Bội Châu suy tư nhiều, tôn chỉ hoạt động của Duy Tân Hội mục đích tơn qn để lợi dụng sự ủng hộ, nhưng đến thời điểm này không phát huy được, “hạ tuần tháng 11 (1905) tôi nghĩ học
sinh xuất dương chưa được bao lăm người, mà những việc cách mạng hành động ở trong nước, cũng tin tức im vắng từ lâu” [11, 124].
Tất cả những nhân tố tác động trên khiến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu có sự dao động giữa quân chủ và cộng hoà.
Đặc biệt vào thời điểm năm 1906, phong trào cách mạng ở Trung Quốc đã lớn mạnh: “Tháng 7 năm ấy, hội Trung Quốc Đồng Minh của Trung Hoa cách mệnh đảng thế lực chống lên mạnh mẽ lắm. Các nhà báo quán làm cơ quan cho cách mệnh đảng, phát khởi ở Đơng Kinh, gồm vài mươi món, Vân Nam tạp chí xã ở Nhật Bản, chuyên làm cơ quan cho đảng nhân tỉnh Vân Nam. Tơi (Phan Bội Châu) nghĩ tương lai tất có một ngày do đường Vân Nam về nước, muốn sẵn liên lạc cảm tình với người họ” [11, 142-143].
Thực tế trên đã làm cho tư tưởng Phan Bội Châu dần thay đổi vào khoảng giữa năm 1907. Như ơng nói trong Niên biểu: “Tơi nhân vì ăn ở đi lại với người Trung Quốc đã quá lâu ngày, nên khiến cho tư tưởng tôi cũng ngấm ngầm xoay về dân chủ” [11, 143].
Dân chủ ở đây nghĩa là cộng hoà dân chủ, bởi trong các cuộc tranh luận với Phan Châu Trinh và sự góp ý của Tôn Trung Sơn, họ luôn khuyên Phan Bội Châu từ bỏ khuynh hướng quân chủ để chuyển sang dân chủ cộng hồ. Đến lúc này, thơng qua những thực tế khó khăn, Phan Bội Châu đã thay đổi, nhưng “sở dĩ chưa dám kêu to nói lớn, là chỉ vì kế hoạch gốc từ thửa trước, chưa thể thay đổi được. Nhưng ở trong óc đã náu sẵn động cơ, thế nào cũng có một phen thay đổi” [11, 143].
Và như vậy, Phan Bội Châu đã xác định “thế nào cũng có một phen thay đổi”. Vậy thế nào là khi nào? Theo Phan Bội Châu, đã đến lúc rồi.
Sự kiện việc ký kết hiệp ước Nhật – Pháp năm 1907 về vấn đề giải tán phong trào Đông Du đã tác động rất lớn đến quyết định chuyển tư tưởng từ chính thể quân chủ lập hiến sang chính thể cộng hồ dân chủ. Lúc này Phan
Bội Châu rất bất mãn trước hành động chính trị này của Nhật Bản. Ơng khơng cịn tin vào nước Nhật Bản đồng văn, đồng chủng nữa. Nhật Bản vì quyền lợi của họ sẽ quay lưng lại trước người bạn nghèo gặp nạn. Và như vậy sự lựa chọn mơ hình chính thể tương đồng với Nhật Bản để tìm sự giúp đỡ khơng cịn ý nghĩa nữa. Ông buộc phải chuyển sang Trung Quốc hoạt động. Năm 1911, cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Sự kiện này là dấu chấm hết cho mọi nỗ lực duy trì chính thể qn chủ lập hiến của Phan Bội Châu.
Nên đã đến lúc ông thay đổi tư tưởng chính thể.
Để vượt qua “kế hoạch từ thửa trước”, Phan Bội Châu viết cuốn Hoàng
Phan Thái dụng ý của ông là: “Ý tôi muốn lấy bản sách này dò xem khuynh hướng của các anh em thanh niên, mà toan xoay một cái phương châm sẽ biến hốn tư tưởng đó vậy” [11, 143].
Trong truyện Hoàng Phan Thái, Phan Bội Châu kể về hai nhân vật có thật trong lịch sử đại diện cho hai khuynh hướng: vua Tự Đức - quân chủ và Hoàng Đại Hữu (Hoàng Phan Thái) - “cách mệnh khai sơn chi tổ” (ông tổ mở đường cho cách mạng) [11, 143]. Phan Bội Châu cho rằng nếu cuộc cách mạng do Hoàng Đại Hữu thành cơng thì Việt Nam khơng đến nỗi mất nước mà đã lớn mạnh rất nhiều. Nhưng tại sao không được? “Trong sách này (Hoàng Phan Thái) kể tội ác vua Tự Đức rất kỹ, mà đối với Hoàng Phan Thái, là người đời cho là “đại nghịch bất đạo”” [11, 143]. Phan Bội Châu đã ngầm phê phán chế độ quân chủ, và giữa hai khuynh hướng trên, rũ bỏ quân chủ, đi theo con đường cách mạng mà tổ sư năm xưa đã chọn. Phan Bội Châu tơn Hồng Đại Hữu tiên sinh là ông tổ. Nội dung câu chuyện trên đã bộc lộ rõ ý đồ của Phan Bội Châu chuyển tải đến cho mọi người vào lúc này. Trong tác phẩm Tân Việt Nam viết năm 1907, Phan Bội Châu phê phán mạnh mẽ chế độ quân chủ: “Cái nộc độc quân chủ của tụi dân tặc ấp ủ từ bên Trung Quốc, tiêm nhiễm sang nước ta, một tên độc phu giá ngự ngàn vạn người dân thường để làm cá thịt ni nó” [7, 255]
Như vậy, đến đây chính là lúc Phan Bội Châu “toan xoay một cái phương châm sẽ để biến hốn tư tưởng đó vậy” [11, 144]. Nghĩa là ông phải thay đổi tư tưởng để thích ứng với điều kiện thực tế, tương quan mới.
Chúng ta cũng hiểu rằng đối với Phan Bội Châu quân chủ lập hiến hay cộng hoà dân chủ đều là thủ đoạn, lẻ biến dịch đó ơng hiểu rất rõ và khơng hề câu chấp hình thức, ơng nói: Vấn mục đích, bất vấn thủ đoạn, nghĩa là cần tập trung đạt tới mục đích, cịn thủ đoạn, chỉ là con đường, phương thức để đạt mục đích khơng nên cố chấp.
Vậy căn cứ vào diễn biến của hồn cảnh có thể xác định rằng, do điều kiện thay đổi nên vào giữa năm 1907 Phan Bội Châu đã “toan” phát triển tư