Nội dung tư tưởng chính thể cộng hoà dân chủ của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến tư tưởng chính trị của phan bội châu trước năm 1917 (Trang 97 - 98)

- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam

2.3.2. Nội dung tư tưởng chính thể cộng hoà dân chủ của Phan Bội Châu

Tôn chỉ của Việt Nam Quang Phục Hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam và thành lập nước Cộng hoà dân quốc” [8, 134]

Phan Bội Châu xác định hai nhiệm vụ lớn của Hội là: “Một là, khu trừ

dị tộc, khôi phục quốc quyền, hai là, phá bỏ tận gốc nền chuyên chế, lập nên một chính thể hồn thiện” [8, 134].

Và chính thể hoàn thiện ấy là cộng hoà dân chủ như đã lâu ơng ấp ủ: “Chính thể dân chủ cộng hồ là một chính thể rất tốt đẹp” [8, 135].

Ngay trong lời tuyên thệ đầu tiên của Việt Nam Quang Phục Hội, Phan Bội Châu đã xác định nguyên lý dân chủ cơ bản: “Nước lấy dân làm chủ” [8, 123]. Ở nhà nước cộng hồ “quyền bính của nước là của chung toàn thể dân

do dân quyết định” [8,135], khơng cịn sự tồn tại của chế độ quân chủ nữa “phải

xố bỏ chính thể qn chủ, vì đó là một chính thể rất xấu xa vậy!” [8, 135]

Chỉ có chính thể cộng hồ dân chủ mới thực sự thể hiện được quyền lợi của nhân dân một cách triệt để nhất.

Nhưng trong giai đoạn này, Phan Bội Châu khơng có điều kiện bàn nhiều về cơ cấu tổ chức đảm bảo quyền lực của nhân dân như trong giai đoạn năm 1906 – 1908. Bởi vì đây là lúc Phan Bội Châu chủ trương nỗ lực đấu tranh vũ trang: “Quyết đành bạo động, giữ đàng văn minh” [8, 127]. Nên ông tập trung cho tổ chức Việt Nam Quang Phục quân. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng ông luôn đặt mục tiêu “nước lấy dân làm chủ”, nên ông sẽ kế thừa những yếu tố dân chủ mà ông đã xây dựng vào giai đoạn trước, ảnh hưởng của nền dân chủ tư sản:

“… Nay bản hội xét sau xem trước, Nghĩ cuộc đời thế nước bấy lâu. Gần thì bắt chước theo Tàu,

“Cơng lao của Phan Bội Châu đóng góp cho cách mạng Việt Nam chủ yếu là trong giai đoạn này” [67, 51]. Phan Bội Châu đã thực hiện sự hồn thiện

tư tưởng chính thể cộng hồ dân chủ cho sự nghiệp cách mạng của mình, và tư tưởng này được nhiều thế hệ sau kế tục một cách hồn thiện hơn nữa.

Với mục đích tập hợp mặt trận dân tộc thống nhất đồng tâm chống thực dân Pháp xâm lược, Phan Bội Châu đã tránh né vấn đề giai cấp, một mặt ơng muốn tồn thể nhân dân gánh vác sứ mệnh này, mặt khác ơng lại có tính khơng triệt để với tầng lớp địa chủ phong kiến, ông vẫn để Cường Để làm hội chủ (tất nhiên ơng bỏ đi danh hiệu hồng thân: Kỳ ngoại hầu) để lôi kéo lực lượng địa chủ. Ơng đã bỏ đi khẩu hiệu “bình qn địa quyền” trong cương lĩnh của Đồng Minh Hội do Tôn Trung Sơn đưa ra mà ông đã học hỏi, áp dụng trong cương lĩnh Việt Nam Quang Phục Hội. Chính vì thế mà ơng đã khơng lơi kéo được đa số thành phần giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh của ông. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam Quang Phục Hội nhanh chóng sụp đổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến tư tưởng chính trị của phan bội châu trước năm 1917 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)