Cơ cấu sử dụng đất trong KCN Bảo Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở nam định hiện nay (Trang 63 - 66)

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất khu điều hành 2,16 1,46 2 Đất các xí nghiệp công nghiệp 104,48 70,82 3 Đất giao thông nội bộ KCN 17,79 12,06 4 Đất cây xanh mặt nƣớc 21,26 14,41 5 Đất đầu mối hạ tầng 1,85 1,25

- Đất trạm điện: 0,49ha

- Đất khu xử lý nƣớc thải: 1,36ha

Tổng cộng 147,54 100

(Nguồn: Ban quản lý các KCN Nam Định)

KCN Bảo Minh là KCN dành để xây dựng các nhà máy thuộc lĩnh vực kỹ thuật tiên tiến, quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản về phát triển dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng tài nguyên và nhân lực địa phƣơng, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.

Các xí nghiệp, nhà máy thuộc các ngành chính sau đây: các xí nghiệp lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện tử; các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông sản thực phẩm; các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; các xí nghiệp công nghiệp nhẹ khác.

KCN Bảo Minh đang trong giai đoạn đền bù – giải phóng mặt bằng, đã bàn giao cho nhà đầu tƣ hạ tầng 115,7 ha mặt bằng. Đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao đất. Vốn đầu tƣ thực hiện ƣớc đạt 82 tỷ

đồng. Các hạng mục hạ tầng cơ sở, khu nhà ở công nhân, nhà máy xử lý nƣớc thải sẽ đƣợc xây dựng hiện đại; hệ thống đƣờng giao thông nội bộ KCN sẽ đấu nối tại một giao điểm với quốc lộ 10. KCN Bảo Minh đang thực hiện mời gọi các nhà đầu tƣ thứ cấp đến thuê đất xây dựng nhà máy. Hiện nay đã có 6 nhà đầu tƣ đăng ký đầu tƣ với tổng diện tích đất đã ký hợp đồng giữ chỗ chiếm 25% diện tích đất thƣơng phẩm của KCN.

Các KCN Thành An, Mỹ Thuận, Nghĩa An đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tƣ. Trong vài năm tới, các KCN này sẽ có nhiều thuận lợi để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2. Tình hình thu hút và thực hiện vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN Nam Định KCN Nam Định

2.3.2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Nam Định a. Tổng quan động thái thu hút FDI từ năm 2003 – 2009

Từ số liệu bảng 2.5 ta thấy trong năm 2003 là năm đầu tiên Ban quản lý các KCN Nam Định đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, trong năm này các KCN Nam Định thu hút đƣợc 1 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt 52,3 triệu USD. Tình hình thu hút FDI vào các KCN của Nam Định lại khá hơn so với năm 2005 khi năm 2006 thu hút đƣợc 1 dự án với số vốn đăng ký đạt 43 triệu USD, tăng so với năm trƣớc là 79,5%, năm 2008 là năm các KCN Nam Định tiếp tục thu hút thêm đƣợc 3 dự án mới với số vốn đăng ký tăng 60,8% so với năm 2007, vốn bình quân một dự án đạt 6,01 triệu USD.

Trong năm 2009, mặc dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhƣng số dự án FDI thu hút vào các KCN của Nam Định vẫn tăng, tuy nhiên số vốn đăng ký bình quân một dự án không cao bằng các năm trƣớc, chỉ đạt 4,34 triệu USD.

Tính đến hết năm 2009 mới chỉ có 12 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 142,9 triệu USD, tốc độ bình quân đạt 2 dự án/năm. Các dự án FDI trong các KCN tính

bình quân mỗi suất đầu tƣ khoảng 12 triệu USD/dự án và bình quân 0,4 triệu USD/ha.

Bảng 2.5: Dự án FDI đƣợc cấp mới vào các KCN của Nam Định giai đoạn 2003 – 2009 STT Năm Số DA Vốn đăng ký (triệu USD) Tốc độ tăng VĐK(%) QMBQ 1 dự án ( triệu USD) 1 2003 1 52,30 - 52,30 2 2004 1 5,02 - 941,8 5,02 3 2005 2 8,80 42,9 4,40 4 2006 1 43,00 79,5 43,00 5 2007 2 7,07 - 508,2 3,54 6 2008 3 18,04 60,8 6,01 7 2009 2 8,67 -108,1 4,34

(Nguồn : Ban quản lý các KCN Nam Định)

Nhƣ vậy, số dự án tăng liên tục từ khi các KCN Nam Định đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay, thể hiện sự gia tăng của vốn đăng ký vào các KCN Nam Định.

b. Cơ cấu FDI theo ngành sản phẩm và KCN

Các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá. Trong toàn tỉnh Nam Định có 28 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt 230 triệu USD.

Trong các KCN tập trung của tỉnh Nam Định có 12 dự án FDI (chiếm 42,8% tổng số dự án FDI trong toàn tỉnh Nam Định), trong đó ngành công nghiệp dệt may và phụ liệu ngành may có 9 dự án chiếm 75% tổng số dự án FDI vào các KCN; ngành công nghiệp khác (công nghiệp hoá dƣợc phẩm, sản xuất phụ tùng ôtô) chiếm 34,3% tổng số dự án FDI. Nhƣ vậy, trong cơ cấu vốn FDI ở KCN Nam Định, ngành công nghiệp nhẹ là chủ yếu.

Phần lớn các dự án FDI thuộc lĩnh vực dệt may và phụ liệu ngành may, là ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế thu hút lao động, giảm sức ép về việc làm trong tỉnh. Hiện chƣa có dự án đầu tƣ về các lĩnh vực công nghệ thông tin, chế tạo lắp ráp thiết bị linh kiện điện tử.

Thực tế cho thấy, FDI vào các KCN của Nam Định chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, khai thác thị trƣờng nội địa dễ, các ngành đòi hỏi công nghệ đơn giản nhƣ sản xuất chính phẩm. Số dự án đầu tƣ chiều sâu, đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ sạch rất ít. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các dự án đầu tƣ chủ yếu tập trung vào việc gia công các sản phẩm may mặc.

Theo bảng 2.6, trong tổng số 12 dự án FDI vào các KCN Nam Định từ năm 2003 đến hết năm 2009 thì KCN Hoà Xá có 10 dự án chiếm 83,33%, vốn đăng ký là 133,4 triệu USD, trong thời gian qua, KCN Hoà Xá luôn quản lý tốt và thành công trong việc thu hút đầu tƣ nói chung và các dự án FDI nói riêng với tiêu chí: tốc độ lấp đầy KCN nhanh, chất lƣợng DN cao, hệ thống hạ tầng liên tục đƣợc cải thiện nhằm tạo ra sự đồng bộ và hiện đại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở nam định hiện nay (Trang 63 - 66)