Quan điểm và định hƣớng thu hút FDI vào các KCN ở Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở nam định hiện nay (Trang 95 - 98)

3.2.1. Quan điểm

Trong bối cảnh mới, để thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào KCN thì Nam Định cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm sau đây:

Thứ nhất, thu hút FDI vào các KCN phải đƣợc coi là bƣớc đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh theo hƣớng hiện đại, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.

Thứ hai, thu hút FDI vào các KCN phải đảm bảo tính bền vững và góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Thứ ba, thu hút FDI vào các KCN không chỉ là nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN mà còn là nhiệm vụ của lãnh đạo, của các ngành, các cấp.

Thứ tư, thu hút FDI vào các KCN phải bảo đảm an ninh quốc phòng.

3.2.2. Định hướng

Từ nay đến năm 2015 và đến năm 2020 hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đồng thời hình thành

các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm thu hút đƣợc nhiều FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của Nam Định.

- Định hướng ngành:

Ngành công nghiệp – xây dựng: các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tƣ gồm đầu tƣ hạ tầng các KCN, khu kinh tế, khu công nghệ cao và đầu tƣ vào các lĩnh vực khác nhƣ: dƣợc phẩm; cơ khí kỹ thuật cao; điện tử; đóng tàu đồng thời khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành dệt may; sản xuất và lắp ráp ô tô, máy nông nghiệp ... thúc đẩy Nam Định trở thành trung tâm dệt may, cơ khí của Việt Nam.

Ngành dịch vụ: tập trung thu hút FDI vào các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tạo động lực thúc đẩy phát triển các KCN của tỉnh. Các dự án đầu tƣ về đào tạo lao động chất lƣợng cao, dịch vụ y tế, văn hoá, khách sạn, siêu thị ... cũng cần đặc biệt khuyến khích đầu tƣ để từng bƣớc phát triển hạ tầng xã hội của tỉnh đồng thời tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn.

Ngành Nông lâm – Ngƣ nghiệp: khuyến khích các dự án đầu tƣ về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lƣợng cao đƣa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Khuyến khích dự án đầu tƣ cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

- Định hướng đối tác:

Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Hai nƣớc Nhật Bản và Việt Nam đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lƣợc, Chính phủ Nhật Bản đang có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tƣ quan trọng trong khu vực. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của Nhật Bản đang thực hiện chiến lƣợc chuyển dịch đầu tƣ từ Trung Quốc sang một số nƣớc khác trong khu vực theo mô hình “Trung Quốc +1”, tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của Nhật Bản.

Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đã có một số dự án đầu tƣ lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel. Từ đầu năm 2007 đến nay đã có 03 đối tác Hoa Kỳ đến tìm hiểu đầu tƣ tại Nam Định trong đó có tập đoàn Emerson. Tuy nhiên theo đánh giá của các DN này Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi, lực lƣợng lao động dồi dào thì về hạ tầng cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Trong tƣơng lai khi một số KCN, các dự án hạ tầng nhƣ quốc lộ 1; đƣờng 21, đƣờng 55.... hoàn thành thì Hoa Kỳ là đối tác mục tiêu chính.

Các nƣớc EU: Liên minh Châu Âu (EU) coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam qua việc tăng viện trợ hợp tác phát triển, về thƣơng mại và đầu tƣ trực tiếp. Tuy nhiên đầu tƣ của EU vào Việt Nam cho đến nay chƣa lớn. Định hƣớng thu hút đầu tƣ từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tƣ của các công ty đa quốc gia (TNCs) vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lƣới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong EU cần tiếp tục thu hút FDI từ các nƣớc công nghiệp hàng đầu nhƣ Pháp, Anh, Đức.

Hàn Quốc: hiện nay Hàn Quốc đang dẫn đầu về đầu tƣ tại Nam Định, tuy nhiên các dự án đầu tƣ hiện nay chủ yếu là Dệt may. Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tƣ từ Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

Đài Loan: Đài Loan tăng cƣờng thực hiện Chính sách hƣớng Nam, trong đó có Việt Nam đƣợc coi là thị trƣờng quan trọng về đầu tƣ và thƣơng mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút đầu tƣ của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của các dự án đầu tƣ sắp tới lên trình độ mới theo định hƣớng của ta. Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tƣ Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Singapore: Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tƣ vào Việt Nam. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát

triển (sân bay, cảng biển …), Singapore có thể đóng vai trò là điểm kết nối cho các nhà đầu tƣ từ nƣớc ngoài tới Việt Nam và cũng nhƣ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trƣờng quốc tế. Các lĩnh vực cần ƣu tiên thu hút đầu tƣ từ Singapore là: công nghiệp điện tử, tin học, công nghệ thông tin; các dự án công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao nhƣ khách sạn – du lịch, bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở nam định hiện nay (Trang 95 - 98)