Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47)

7. Kết cấu luận văn

1.5.6. Phân tích rủi ro tài chính

Để phân tích rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu thường được dùng là hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II. Hệ số an toàn vốn là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống, theo quy định hệ số này cần lớn hơn hoặc bằng 8% mới đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Hệ số an toàn vốn được tính theo công thức sau:

Vốn chủ sở hữu CAR =

Tổng tài sản rủi ro Trong đó:

Vốn chủ sở hữu được chia làm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

+ Tổng tài sản rủi ro bao gồm: giá trị các tài sản nội bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro và các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

Các ngân hàng quan tâm tới một số loại rủi ro chính gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ. Bốn loại rủi ro này đều được thể hiện trong báo cáo tài chính của ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến các loại rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro thu nhập, rủi ro phá sản, rủi ro chính trị…

- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy một ngân hàng đến nguy cơ phá sản. Phân tích rủi ro tín dụng có thể sử dụng các chỉ số sau:

+ Nợ quá hạn: là các khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng, hoặc ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích, hoặc tài sản đảm bảo bị giảm giá trị, hoặc khách hàng phá sản…

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn =

+Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: phản ánh khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi các khoản cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu =

+ Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng: phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về phân tích BCTC tại các NHTM. Các nội dung đã được trình bày gồm khái quát chung về ngân hàng thương mại và làm rõ về hệ thống BCTC cũng như vai trò phân tích BCTC tại các NHTM, nguồn dữ liệu phân tích, tổ chức phân tích và phương pháp phân tích BCTC. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày nội dung phân tích BCTC trong ngân hàng thương mại bao gồm phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại, phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng, phân tích rủi ro hoạt động ngân hàng, phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, phân tích dòng tiền của NHTM. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để luận văn nghiên cứu thực trạng phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.

- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông - Mã cổ phiếu: CTG

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

- Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu Các giai đoạn phát triển của VietinBank:

 Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và

chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động.

 Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.

 Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng.

 Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mạicổ phần Công thương Việt Nam cổ phần Công thương Việt Nam

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với sự hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, VietinBank coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn và chủ yếu là công tác huy động vốn. Phát huy thế mạnh trên địa bàn, Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương.

Các hoạt động khác, VietinBank đã tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, phối hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. Bên cạnh đó, VietinBank đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng DNNVV, CTCP, Công ty TNHH hoạt động trong những ngành nghề triển vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. VietinBank nói chung cũng như VietinBank nói riêng luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Ngân hàng đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như:

- Gửi, lĩnh tiền nhiều nơi cho khách hàng cá nhân;

- Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân - Chi trả lương qua tài khoản;

- Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD; - Mobile Banking, Internet Banking;

- Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Công thương Việt Nam

Bộ máy tổ chức quản lý của VietinBank được khái quát qua sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Qua nhiều năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Công thương đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thể hiện tại sơ đồ 2.1, gồm: Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông giao quyền lãnh đạo, điều hành hoạt động của ngân hàng cho Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Hội đồng Quản trị với 03 ủy ban (Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Chính sách) chỉ đạo Ban Điều hành, văn phòng Hội đồng Quản trị và các công ty con. Ban Điều hành chỉ đạo trực tiếp các khối phòng, ban, đơn vị trực thuộc và hệ thống các chi nhánh.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán phân tán. Theo mô hình này, Khối Tài chính kế toán được tổ chức như sau: ở Hội sở chính lập phòng kế toán trung tâm quản lý toàn bộ hoạt động kế toán của cả hệ thống ngân hàng, các chi nhánh tổ chức phòng kế toán riêng biệt để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi nhánh mình đồng thời tổng hợp số liệu của các phòng giao dịch trực thuộc.

Phân công, phân nhiệm công việc được thực hiện như sau: - Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:

+ Thực hiện kế toán nghiệp vụ phát sinh ở trụ sở chính.

+ Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các Ngân hàng gửi lên; cùng với báo cáo của kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo tài chính hợp nhất.

+ Tổ chức phân tích báo cáo tài chính hợp nhất. - Các Chi nhánh:

+ Kế toán nghiệp vụ phát sinh của Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Thu nhận, xử lý, hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình thành báo cáo kế toán định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm, gửi ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.

VietinBank áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó Ngân hàng Nhà nước ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng theo Thông tư số 22/2017/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 29/12/2017.

Các chính sách kế toán áp dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, gồm:

- Đồng tiền sử dụng là đồng Việt Nam (VND), các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra VND theo quy định của Luật Kế toán và chế độ kế toán hiện hành.

- Năm kế toán bắt đầu từ 1/1 - 31/12 hàng năm.

- Hình thức kế toán áp dụng (ghi rõ hình thức chứng từ ghi sổ hoặc nhật ký chung) trên phần mềm kế toán.

- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- V v …

2.2. Thực trạng nguồn dữ liệu và tổ chức phân tích báo cáo tàichính tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chính tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

2.2.1. Thực trạng nguồn dữ liệu tại Ngân hàng Thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam Công thương Việt Nam

Nguồn dữ liệu chủ yếu để tiến hành phân tích vẫn dựa trên BCTC hợp nhất của VietinBank (phụ lục), bổ sung thêm các bản sao kê chi tiết từng hoạt động nghiệp vụ được xuất từ hệ thống core banking của ngân hàng và do các phòng ban nghiệp vụ cung cấp. Bộ phận có trách nhiệm thường xuyên hỗ trợ Khối Tài chính kế toán thực hiện tốt công tác phân tích BCTC là các bộ phận

hỗ trợ, Khối Tài chính kế toán sẽ yêu cầu các bộ phận hỗ trợ hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động nghiệp vụ của Khối.

Việc thực hiện công tác phân tích BCTC phải làm việc với các phòng ban khác nhưng ngoại trừ những công việc mang tính chất thường xuyên mà các phòng ban có liên quan đã quen cung cấp thông tin cho Phòng Thông tin quản lý trong bộ phận hỗ trợ thì khi có nhu cầu đột xuất, việc trao đổi và cung cấp thông tin khá chậm trễ trong khi đó đa phần các yêu cầu đột xuất lại đi kèm với thời gian hoàn thành rất ngắn. Do đó, chất lượng các báo cáo phân tích có thể không được đảm bảo.

2.2.2. Thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Việt Nam Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

* Bộ phận nhân sự thực hiện phân tích BCTC

Theo như sơ đồ bộ máy tổ chức của VietinBank thì Khối Tài chính Kế toán là đơn vị đầu mối thực hiện việc phân tích BCTC và thực hiện các báo cáo quản trị nội bộ, gồm: báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, năm, các báo cáo đột xuất khác cho Ban lãnh đạo. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp thông tin về môi trường kinh doanh (thế giới, Việt Nam, ngành…) phục vụ cho công tác tổng hợp phân tích đánh giá hoạt động của ngân hàng. Đầu mối tổng hợp các báo cáo cho ban lãnh đạo theo chức năng tổng hợp của Khối.

Đơn vị phụ trách công tác phân tích BCTC là Khối Tài chính kế toán nhưng hoạt động này cũng không được xây dựng một cách chi tiết và cụ thể hóa thành các văn bản quy định trách nhiệm phân tích và nội dung phân tích. Đa phần công tác phân tích BCTC được tiến hành theo chỉ đạo từ Ban lãnh đạo giao công việc cho Trưởng bộ phận, sau đó, tùy vào khối lượng công việc và nội dung phân tích, Trưởng bộ phận sẽ phân công cán bộ phụ trách... Do đó, theo như Bộ phận kế toán, các hoạt động phân tích báo cáo tài chính hiện tại không được tiến hành thường xuyên, chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Ban

lãnh đạo hoặc một số báo cáo phân tích, tổng hợp các chỉ số tài chính cung cấp cho Hội sở.

* Quy trình phân tích BCTC tại VietinBank Quy trình phân tích BCTC được thực hiện như sau:

Bước 1: Phòng Kế toán cung cấp BCTC hợp nhất gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

- Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. - Bản thuyết minh BCTC hợp nhất.

Phòng Kế toán chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời của thông tin trên BCTC hợp nhất.

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan từ các đơn vị liên quan

Ngoài các số liệu BCTC hợp nhất do phòng Kế toán cung cấp, để có được một báo cáo phân tích toàn diện, các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm trong việc cung cấp số liệu, thông tin cho Bộ phận phân tích:

- Khối kinh doanh : Có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới, Việt Nam...

- Khối Quản lý rủi ro: có trách nhiệm cung cấp các số liệu chi tiết về dư nợ theo ngành nghề, nhóm nợ, khu vực, thành phần kinh tế…

- Khối hỗ trợ: Phòng hành chính cung cấp số liệu nhân sự, Tổ tin học xuất số liệu trên Corebanking cung cấp cho Bộ phận kế toán.

- Các BCTC của NHTM khác, các báo cáo phân tích của các chuyên gia hay NHTM khác...

Bộ phận phân tích liên hệ trực tiếp đầu mối nhận báo cáo từ các Khối,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w