6. Kết cấu luận văn
1.3. Tổng quan các yêu cầu pháp luật về sử dụng Cần trục tháp
1.3.1. Tổng quan các yêu cầu pháp luật về Cần trục tháp
Cần trục tháp là một trong những loại thiết bị thi cơng có yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, kiểm định, lắp dựng, vận hành, bảo trì, an tồn lao động, vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ,…Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các nhà thầu thi công, chủ quản lý sử dụng, chủ sở hữu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành cần trục tháp cụ thể như:
Bảng 1.2: Một vài quy định nhà nƣớc về an toàn đối với cần trục tháp STT văn bản Loại Số hiệu
Ngày ban
hành Nội dung chính
1 Thơng tư
51/2016/TT- BLĐTBXH
28/12/2016 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục.
2 Thông tư 29/2016/TT- BXD
29/12/2016 Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an tồn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây
STT văn bản Loại Số hiệu
Ngày ban
hành Nội dung chính
3 Thơng tư 05/2012/TT- BLĐTBXH
30/03/2016 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
4 TCVN 7167-3:2015 19/08/2015 Cần trục - ký hiệu bằng hình vẽ - Phần 3: Cần trục tháp. 5 TCVN 10835:2015 19/08/2015 Cần trục khác cần trục tự hành và cần trục nổi - Yêu cầu chung về ổn định. 6 TCVN 10836:2015 19/08/2015 Cần trục tự hành - Xác định độ ổn định. 7 TCVN 10837:2015 19/08/2015 Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ.
8 TCVN 10838-1:2015 19/08/2015 Cần trục - Lối vào, rào chắn và giới hạn - Phần 1: Quy định chung.
9 TCVN 10838-
2:2015
19/08/2015 Cần trục - Lối vào, rào chắn và giới hạn - Phần 2: Cần trục tự hành
10 TCVN 10838-3:2015 19/08/2015 Cần trục - Lối vào, rào chắn và giới hạn - Phần 3: Cần trục tháp.
11 TCVN 10838-4:2015 19/08/2015 Cần trục - Lối vào, rào chắn và giới hạn - Phần 4: Cần trục kiểu cần.
12 TCVN 10839:2015 19/08/2015 Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với cần trục xếp dỡ. 13 TCVN 10840:2015 19/08/2015 Cần trục - Hướng dẫn áp
dụng tiêu chuẩn về an toàn đối với cần trục tự hành.
Nguồn: Tác giả
Ngoài những quy định trên của các bộ ngành thì cịn có một số địa phương như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã ban hành ra những quy
định cụ thể, chi tiết về việc yêu cầu an toàn cho việc lắp dựng, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp.
1.3.2. Tổng quan yêu cầu pháp luật về công nhân lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp vận hành cần trục tháp
Để được thực hiện công việc lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp, đơn vị sử dụng cần trục tháp và người công nhân phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về pháp luật như:
- Quy chuẩn Việt Nam 07:2012 ngày 30 tháng 03 năm 2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành quy định về an toàn lao động đối với thiết bị nâng. Trong đó yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt thiết bị nâng phải:
Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ cơng nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện và cấp th theo quy định.
Phải bố trí đủ 02 người làm việc cho mỗi thiết bị nâng. Tùy theo điều kiện cụ thể nhưng khơng được ít hơn 02 người.
Khi sử dụng thiết bị nâng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có người báo tín hiệu, số lượng cơng nhân báo tín hiệu phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể. Trong trường hợp công nhân điều khiển thiết bị nâng nhìn thấy tải trong suốt q trình móc, nâng, chuyển và hạ tải thì chức năng báo tín hiệu có thể do cơng nhân móc tải thực hiện.
Công nhân điều khiển thiết bị nâng và cơng nhân buộc móc tải phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Từ 18 tuổi trở lên.
Có đủ sức khỏe
Được đào tạo về chuyên môn và được huấn luyện, cấp th an toàn theo đúng quy định.
Việc bố trí cơng nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.
Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở thiết bị nâng loại khác, phải được đào tạo lại phù hợp để điều khiển thiết bị mới. Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1 năm thì trước khi bố trí làm việc trở lại phải được kiểm tra lại kiến thức và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết.
1.3.3. Tổng quan về yêu cầu pháp luật về ứng cứu sự cố khẩn cấp
Phương án ứng cứu sự cố khẩn cấp đã được Nhà nước quy định trong nhiều văn bản của các cơ sở ban ngành như:
- Luật số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 do Quốc Hội ban hành về An toàn, vệ sinh lao động với nội dung về ứng cứu sự cố khẩn cấp rất cụ thể như là : Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu. khoản 8, điều 16 . Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động khoản 1 điều 19 . Ứng cứu khẩn cấp để tổ chức cứu người, tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người xung quanh nơi làm việc, tài sản và môi trường; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp khoản 2 điều 19 ,…
- Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 03 năm 2017 do Bộ Xây dựng ban hành về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng cơng trình có đề cập đến nội dung ứng phó với tình huống khẩn cấp mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp có liên quan nằm trong phụ lục I - kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động.