Bảng kết quả thử nghiệm chú ý Platonop

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá gánh nặng lao động đối với người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn crystal martin, việt nam (Trang 74 - 86)

STT Vị trí lao ộng

Kết quả

Mức Đầu ca (s) Cuối ca (s) Thay ổi

(%) 1 Vị trí 1 115 135 Tăng 17 II 2 Vị trí 2 130 185 Tăng 14 II 3 Vị trí 3 199 267 Tăng 34 III 4 Vị trí 4 155 158 Tăng 2 I 5 Vị trí 5 138 177 Tăng 28 III 6 Vị trí 6 225 250 Tăng 11 II 7 Vị trí 7 146 170 Tăng 16 II 8 Vị trí 8 205 232 Tăng 13 II 9 Vị trí 9 175 182 Tăng 4 I 10 Vị trí 10 106 118 Tăng 11 II 11 Vị trí 11 130 135 Tăng 4 I 12 Vị trí 12 116 142 Tăng 22 II 13 Vị trí 13 96 135 Tăng 40 III 14 Vị trí 14 155 185 Tăng 19 II 15 Vị trí 15 123 127 Tăng 3 I Nguồn: Tác gi

Nhận xét: Kết quả cho thấy, tất cả 15 mẫu đánh giá đều có sự giảm khả năng chú ý cuối ca lao động so với đầu ca lao động. Trong đó, 4/15 vị trí lao động có thời gian tăng thử nghiệm ở mức I, có 8/15 vị trí lao động có thời gian tăng thử nghiệm ở mức II (Căng thẳng ở mức trung bình) và 3/15 vị trí còn lại có thời gian tăng thử nghiệm ở mức III (Rất căng thẳng).

27% 53% 20% 0% Không căng thẳng Căng thẳng ở mức trung bình Rất căng thẳng Căng thẳng quá mức

Biểu ồ 2.5. Mức ộ căng thẳng gây giảm khả năng chú ý

Nguồn: Tác gi Nhận xét: Dựa vào biểu đồ mức độ căng thẳng gây giảm khả năng chú ý, chúng ta có thể thấy rằng có tới 73% công nhân tham gia khảo sát đều rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi dẫn đến giảm khả năng chú ý. Điều này cho chúng ta thấy cái nhìn về mức độ căng thẳng, gây giảm sự tập trung chú ý của người lao động tại các vị trí trên là lớn, cần có những sự điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe người lao động.

Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát người lao động, cũng cho thấy rằng sau ca làm việc, chỉ có 21% người lao động không có cảm giác căng thẳng thần kinh, trong khi đó có tới 66% xuất hiện cảm giác mệt mỏi căng thẳng, và có tới 13% số người lao động cảm thấy rất mệt mỏi căng thẳng.

Không mệt mỏi 21% Một chút mệt mỏi 66% Rất mệt mỏi 13%

Không mệt mỏi Một chút mệt mỏi Rất mệt mỏi

Biểu ồ 2.6. Trạng thái căng thẳng thần kinh sau ca làm việc

Đồng thời với trạng thái căng thẳng thần kinh, trạng thái giảm tầm nhìn sau ca lao động cũng xuất hiện, biểu hiện ở 65% số công nhân cho biết rằng, khả năng nhìn tập trung của họ bị giảm một chút, và 31% trong số đó khẳng định tầm nhìn bị giảm rõ rệt. 0 10 20 30 40 50 60 70

Không mệt mỏi Một chút mệt mỏi Rất mệt mỏi

Nguồn: Kết qu kh o sát bằng phiếu

Biểu ồ 2.7. Trạng thái giảm sức nhìn sau ca làm việc

Trạng thái căng thẳng thần kinh sau ca làm việc cũng gây nên những hệ lụy đối với sức khỏe người lao động, cơ chế đối phó với căng thẳng của cơ thể gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, ức chế quá mức não bộ, dẫn đến tình trạng mất ngủ, có 70% số người được phát phiếu khảo sát cho biết rằng, thỉnh thoảng họ sẽ gặp tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài dẫn đến trạng thái khó ngủ hoặc ngủ li bì, sau khi tỉnh giấc sẽ kèm theo trạng thái mệt mỏi, uể oải; và 30% trong số những người khảo sát cho biết, tình trạng này thường xuyên xuất hiện.

Biểu ồ 2.8. Sự mệt mỏi dẫn ến khó ngủ hoặc ngủ li bì

Nguồn: Kết qu kh o sát bằng phiếu

Như vậy, qua kết quả khảo sát và các bài test đánh giá khả năng trí nhớ cùng đánh giá khả năng chú ý cho thấy, người lao động đang bị tác động bởi công việc là khá đáng kể. Cần có những giải pháp để cải thiện trạng thái tâm lý cho người lao động trong thời gian sớm.

2.4. Nguy n nhẫn dẫn ến gánh nặng la ộng ối với c ng nhân tại Công ty Trách nhiệ hữu hạn CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM)

Từ những số liệu thống kê thông qua quá trình đo đạt, thực hiện các bài kiểm tra và phát phiếu khảo sát của 100 người lao động tại công ty ở các bộ phận khác nhau, tác giả có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các yếu tố gây ra tình trạng gánh nặng lao động đối với công nhân tại Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM) như sau:

- Thời gian làm việc của người lao động là khá nhiều, có đến 66% người lao động phải làm việc từ 8-10 tiếng một ngày trong những lúc cao điểm trong khi đó thời gian nghỉ ngơi giữa ca không thay đổi và 67% trong số họ không có các bài tập thể dục vận động cơ xương khớp trong lúc nghỉ giải lao trong ca làm việc. Trong khi đó, với đặc thù của ngành dệt may, số lượng công nhân làm việc tại vị trí chuyền may chiếm số lượng lớn, việc phải ngồi

trong suốt ca lao động mà không xây dựng kế hoạch để thay đổi tư thế và tái tạo năng lượng khiến hầu hết người lao động có những biểu hiện của đau mỏi cơ xương như đau vùng thắt lưng, đau mỏi cánh tay…

- Tại các vị trí có đặc thù tư thế lao động như Bộ phận là hơi, bộ phận Kho hay bộ phận Sửa máy, do đặc thù công việc, tư thế làm việc của người lao động có rất nhiều nguy cơ rủi ro do thực hiện sai tư thế, như nâng nhấc vật nặng không đúng cách, tư thế ngồi còn vặn người, gập lưng. Để xảy ra những hiện tượng này là do nhận thực của người lao động chưa thật đầy đủ. Nhận thức của họ mới chỉ dừng lại là biết mà không biết cách làm thế nào để cải tiến dẫn đến tỉ lệ người lao động xin nghỉ phép để đi chữa bệnh cao trong năm qua.

- Các bộ phận có công việc nhàm chán lặp lại các thao tác mà không cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều như bộ phận chuyền may, bộ phận ép mex, bộ phận đóng thùng… về lâu dài có thể gây nên triệu chứng suy giảm chức năng não về sau. Ngoài ra, các thao tác lặp lại cũng gây nên căng thẳng cho cơ và xương khớp dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật sau này.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, tác giả đã sử dụng các công cụ, phương pháp để đánh giá thực trạng tư thế làm việc của người lao động tại Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM). Cụ thể nhóm đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh tư thế chi trên RULA và phương pháp phân tích tư thế lao động OWAS để đánh giá tư thế làm việc cho người lao động tùy theo đặc thù tư thế lao động của các bộ phận có nguy cơ cao về gánh nặng lao. Kết quả cho thấy bộ phần chuyền may là bộ phận có nguy cơ thấp về rối loạn cơ xương khớp, bộ phận cắt và là hơi là hai bộ phận có nguy cơ trung bình, trong khi đó bộ phận sửa máy và bộ phận kho là 2 bộ phận có các tư thế gây căng thẳng đáng kể và rất đáng kể. Thêm vào đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đánh giá các tác động của công việc đến tình trạng tâm lý như Phương pháp đánh giá tâm sinh lý bằng phương pháp trí nhớ hình, Phương pháp đo và đánh giá tâm sinh lý lao động bằng kỹ thuật đo và đánh giá khả năng chú ý càng khẳng định thêm những tác động của công việc tới người lao động trong nhóm những bộ phận được đánh giá là có nguy cơ cao về gánh nặng lao động. Ngoài ra, để có thêm thông tin về tình trạng và những rủi ro của người lao động do gánh nặng lao động gây nên đối với người lao động trong công ty, tác giả đã xây dựng và phát 100 phiếu điều tra cho công nhân ở các bộ phận khác nhau trong công ty. Sau quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp, kết quả cho thấy về cơ bản người lao động trong Công ty đang phải chịu những tác động của công việc đến thể trạng cũng như sức khỏe tinh thần.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CRYSTAL MARTIN

(VIỆT NAM)

Thông qua kết quả của những phương pháp khảo sát Ecgonomi được sử dụng để đánh giá tư lao động, các bài test để đánh giá sự tác động của công việc tới tình trạng tâm sinh lý của người lao động, cũng như thông qua phiếu điều tra được tổng hợp của 100 người lao động ở nhiều bộ phận khác nhau trong công ty, tác giả đã tổng hợp và đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu và khắc phục tình trạng gánh nặng lao động đối với người lao động như sau.

3.1. Giải pháp ỹ thuật

3.1.1. Giải pháp bục đứng điều chỉnh chiều cao bề mặt làm việc với những người lao động trong tư thế đứng. những người lao động trong tư thế đứng.

Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, phải lựa chọn trang thiết bị, cơ sở vật chất trước khi tuyển chọn người lao động, nên rất khó để có thể lựa chọn được tất cả người lao động có chiều cao phù hợp với trang thiết bị. Do đó, việc bổ sung thêm các bục đứng có thể được trang bị để người lao động hoạt động trong tư thế đứng có thể thay đổi chiều cao làm việc phù hợp chiều cao của bản thân, tránh tình trạng căng cơ không cần thiết, giảm gánh nặng căng cơ chi trên.

Hình 3.1. Giải pháp bục thay ổi chiều cao

3.1.2. Giải pháp sử dụng bàn có ghế có thể thay đổi chiều cao

Với những người lao động ở tư thế ngồi như công nhân đang thao tác ở bộ phận chuyền may, người lao động sẽ ngồi làm việc hàng giờ đồng hồ liên tục trong 1 tư thế bất lợi. Nếu chiều cao bàn hay ghế làm việc không phù hợp với chiều cao của mình sẽ có các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe. Việc bố trí một chiếc bàn hay ghế với độ cao có thể điều chỉnh được sẽ tạo nên sự thoải mái cho người lao động, từ đó làm giảm bớt những sự căng cơ không cần thiết trong suốt ca làm việc, từ đó giảm thiểu gánh nặng lao động đối với cơ thể.

Hình 3.2. Ghế làm việc có thể thay ổi chiều cao

Nguồn: [20]

3.1.3. Giải pháp về bố trí thảm chống mệt mỏi nơi làm việc

Khi người lao động đứng làm việc trong một thời gian dài trên bề mặt nền xi măng, nền gạch, nền bê tông, sàn kim loại thì sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với chân, nếu đứng lâu chân sẽ bị mỏi dẫn đến năng suất lao động giảm. Việc sử dụng các thảm chống mệt mỏi được làm bằng nhựa PVC có độ đàn hồi cao và hấp thụ lực cực tốt sẽ giúp cho người lao động tăng lưu thông máu ở chân giúp giảm mỏi mệt khi đứng lâu hàng giờ đồng hồ.

Hình 3.3. Thảm chống mệt mỏi nơi là việc

Nguồn: [21]

3.1.4. Giải pháp trang bị phương tiện hỗ trợ nâng nhấc.

Người lao động ở khu vực kho hiện nay vẫn phải nâng nhấc các vật nặng trên 20kg trong suốt ca làm việc, do vậy để hỗ trợ người lao động, công ty cần trang bị các phương tiện hỗ trợ nâng nhấc như:

- Sử dụng xe nâng tay giúp người lao động dễ dàng di chuyển vật nặng trong quá trình di chuyển vật từ vị trí này đến vị trí khác một cách dễ dàng và ít tiêu hao sức lao động nhất có thể.

Hình 3.4. Xe ẩy tay- Xe nâng tay hỗ trợ di chuyển vật nặng

- Sử dụng xe nâng điện giúp giảm thiểu thao tác bất lợi đối với người

Hình 3.5. Xe nâng pallet tầm thấp

3.2. Giải pháp tổ chức quản lý

Giải pháp tổ chức quản lý là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp người lao động giảm căng thẳng mệt mỏi và giảm gánh nặng do tư thế lao động gây ra. Tổ chức quản lý lao động hợp lý sẽ giúp người lao động cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, tư thế lao động sẽ được thay đổi định kỳ tránh bị các rối loạn liên quan đến cơ xương khớp và căng thẳng thần kinh tâm lý, nội dung chính của giải pháp bao gồm:

Trong dự án có rất nhiều công nhân có độ tuổi, giới tính, sức khỏe khác nhau cần, tổ trưởng và ban chỉ huy cần tương tác với nhau để bố trí công việc phù hợp cho mọi người. Đối với người trung niên, phụ nữ cần bố trí công việc nhẹ nhàng, không cần leo trèo nhiều như quét dọn, sắp xếp vật tư, không bố trí làm những công việc nguy hiểm như làm công tác nóng, làm việc trên cao, nâng hạ vật tư. Đối với những người mới chưa có kinh nghiệm cần bố trí công việc không yêu cầu quá nhiều để họ thời gian tiếp cận học hỏi kinh nghiệm, tránh nguy cơ mất an toàn từ những người này.

Bên cạnh đó cũng cần bố trí thời gian làm việc hợp lý để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Ví dụ như những ngày mùa hè nắng nóng thì buối sáng tổ chức làm việc sớm nghỉ sớm, buổi chiều làm việc

muộn hơn và nghỉ muộn hơn, khi thời tiết mát mẻ hơn sẽ điều chỉnh thời giờ làm việc như quy định ban đầu

 Sử dụng những bản nhạc nhẹ, vui tươi, năng động được phát trong một khoảng thời gian hợp lý trong lúc người lao động đang thực hiện công việc để giảm căng thẳng thần kinh, lấy lại năng lượng.

 Bố trí thêm thời gian nghỉ ngắn giữa ca (5-10 phút), phối hợp luyện tập thể dục.

 Đảm bảo người lao động được nghỉ ngắn giữa ca trong môi trường gần nơi sản xuất, cách ly khỏi các yếu tố bụi, ồn; có bàn, ghế, nước uống... Nghiên cứu thiết kế điều kiện thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi (cây xanh, bể cá…) tại khu vực nghỉ giải lao cho người lao động.

 Hướng dẫn người lao động tập luyện các bài tập thể dục phù hợp giữa giờ cho mỗi nhóm đối tượng lao động, vị trí lao động khác nhau nhằm tăng cường sức khoẻ, rèn luyện các tố chất thể lực và tinh thần cho người lao động khi làm việc. Nếu áp dụng các phương pháp thể dục một cách hợp lý sẽ làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể, đặc biệt đối với điều kiện môi trường sản xuất không thuận lợi, lao động quá sức..., làm tăng hoạt động của các hệ thần kinh, tim mạch, vận động và các hệ thống khác. Những bài tập thể dục không cần dài thông thường từ 1,5- 2 phút, chỉ cần đơn giản nhưng vui tươi nhằm tăng cường năng lượng cho người lao động.

 Tạo điều kiện cho người lao động thực hiện chương trình 5S để đảm bảo nơi làm việc lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng. Nhà xưởng và nhà kho luôn có đủ diện tích mặt bằng, tránh cho người lao động phải di chuyển trên những bề mặt nhấp nhô. Sử dụng các vạch kẻ để ngăn rõ các vị trí là được đi, khu để nguyên liệu hoặc sản phẩm, thiết kế lại chiều cao bề mặt làm việc cho phù hợp, xác định các vùng thao tác thuận lợi cho người lao động.

Có 6 bước để áp dụng 5S vào công ty, cụ thể như sau: - Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng

- Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh - Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri

- Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày - Bước 6: Đánh giá định kỳ

Hình 3.6. Mô hình 5S

Nguồn:[22]

Các nguyên tắc để áp dụng 5S nhằm cải tiến tư thế làm việc của người lao động cụ thể như:

- Mọi vật đều có chỗ của nó và phải ở đúng chỗ của nó - Cự ly bố trí phụ thuộc vào tần suất sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá gánh nặng lao động đối với người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn crystal martin, việt nam (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)