Vai trò của nữ cán bộ trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại đại học quốc gia hà nội (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội (Trang 42 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Nữ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đạ

2.2.2 Vai trò của nữ cán bộ trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Sự phát triển lớn mạnh của ĐHQGHN ngày nay có cơng lao đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ nữ, đại diện là các nữ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Các thế hệ nhà khoa học nữ ĐHQGHN được tổng kết lại trong cuốn Nữ Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:

Biểu đồ 2.6 Các thế hệ nhà khoa học nữ ĐHQGHN 6.1 20.0 41.7 32.2 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 Thế hệ trước 1940 Thế hệ từ 1941-1950 Thế hệ từ 1951-1960 Thế hệ sau 1961 (Nguồn: Nữ Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ)

Thế hệ đầu tiên của đội ngũ khoa học nữ ĐHQGHN sinh vào khoảng 1930-1940. Một số nhà khoa hoc nữ tiêu biểu cho ĐHQGHN thời kỳ này là: PGS Văn học Đặng Thị Hạnh, Nhà giáo Ưu tú Lê Hồng Sâm, GS.TS Ngơn ngữ Hồng Thị Châu, PGS Sử học Phạm Thị Tâm, GS.TSKH Sinh học Phạm Thị Trân Châu và GS.TSKH Hố học Ngơ Thị Thuận. Thế hệ thứ hai của các đội ngũ khoa học nữ ĐHQGHN chiếm tỷ lệ 20% và những đóng góp của thế hệ thứ hai trong NCKH là vô cùng to lớn, các nhà khoa học đã biên soạn và xuất bản nhiều sách và giáo trình chun mơn; đăng 310 bài báo trong các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo hoặc kỷ yếu hội thảo, chủ trì 67 đề tài các cấp và hướng dẫn được 55 thạc sĩ và 28 tiến sĩ. Thế hệ thứ ba có một sự phát triển về số lượng các nữ PGS, TS so với thế hệ thứ hai (41.7% so với 20.0%). Đây là thế hệ đông đảo nhất trong đội ngũ các nhà khoa học nữ và thế hệ này đang trong thời kỳ sung sức nhất về mặt NCKH cũng như kỹ năng giảng dạy. Tính trung bình mỗi nhà khoa học nữ ở thế hệ này đã tham gia biên soạn và xuất bản 4.2 đầu sách; đăng 23.8 bài báo trong các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo hoặc kỷ yếu hội thảo; chủ trì 3.4 đề tài các cấp; hướng dẫn 3.8 thạc sĩ và 1.8 tiến sĩ. Thế hệ thứ tư

là thế hệ của các nữ tiến sĩ trẻ, chiếm 32.2% đội ngũ GS,PGS,TS nữ tồn ĐHQG. Tính trung bình mỗi nhà khoa học nữ ở thế hệ này đã tham gia biên soạn và xuất bản 3.1 đầu sách, đăng 9.7 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo hoặc kỷ yếu hội thảo, chủ trì 2.7 đề tài các cấp, hướng dẫn 1.4 thạc sĩ và 1 tiến sĩ. [24, tr. 13].

Trong 5 năm qua, Trường ĐHKHXH&NV có 98/185 nữ cán bộ ký hợp đồng biên soạn bài giảng, giáo trình, trong đó đã nghiệm thu là 46/133. Cán bộ nữ đã chủ trì 150 đề tài NCKH các cấp: 70 đề tài cấp trường, 72 đề tài cấp ĐHQG, 08 đề tài cơ bản. Trong năm học 2008-2009 có 1 nữ PGS chủ trì đề tài cấp nhà nước trên tổng số 5 đề tài cấp Nhà nước. Đây là năm trường có số đề tài cấp Nhà nước nhiều nhất.

Trường ĐHKHTN, năm 2009 có 53 đề tài các cấp do nữ cán bộ chủ trì đã nghiệm thu, trong đó: 01 đề tài nghiên cứu cơ bản, 02 đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN, 24 đề tài cấp ĐHQGHN và 26 đề tài cấp Trường ĐHKHTN. Cán bộ nữ chủ trì 74 đề tài các cấp đang triển khai bao gồm: 11 đề tài NCCB, 01 đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN, 04 đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN, 29 đề tài cấp ĐHQGHN và 29 đề tài cấp Trường ĐHKHTN.

Nhiều đề tài của các nhà khoa học nữ được đánh giá cao cả về mặt lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Có nhiều dự án sản xuất thử, thử nghiệm cấp ĐHQG hoặc cấp Nhà nước do nữ chủ trì đã đưa ra những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống. Một số nữ PGS, TS đã làm chủ trì và tham gia các dự án trong và ngoài nước về giới, phát triển cộng đồng…đem lại sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành vi của người dân. Qua đó chứng tỏ niềm tự hào về cán bộ nữ của trường vì những loại đề tài này địi hỏi trí tuệ, kiến thức sâu rộng, ứng dụng thực tiễn cũng như trình độ quản lý, tổ chức thực hiện ở cấp độ cao.

Nghiên cứu về vai trò của nữ cán bộ trong hoạt động NCKH chúng tôi xét đến các chỉ báo sau: 1) Số đề tài/ dự án tham gia hoặc chủ trì: đề tài

nghiên cứu cấp trường, Đề tài cấp Bộ/ Đại học quốc gia, cấp Nhà nước hay các dự án của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước; 2) Các ấn phẩm, tài liệu đã được in ấn và công bố.

Để tham gia vào công tác NCKH địi hỏi mỗi cán bộ phải có năng lực nghiên cứu, có tính chủ động, có sự say mê, nhiệt tình với NCKH. Trong những năm gần đây, số giảng viên có trình độ sau đại học tăng lên đáng kể. Sự vươn lên của các cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và cũng một phần do sức ép của các chính sách như chuẩn hố cán bộ, nâng chuyển ngạch lương. Tuy vậy, khoảng cách giới về học hàm, học vị giữa nam và nữ giảng viên thể hiện rất rõ. Càng lên chức danh cao tỷ lệ nữ giảng viên càng thấp. Học hàm, học vị hạn chế cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của nữ giảng viên vào giảng dạy sau đại học và nghiên cứu khoa học. Sự tham gia của nữ giảng viên vào các hoạt động NCKH ít được phát huy hơn so với nam đồng nghiệp. Tỷ lệ nữ giảng viên làm chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ thấp hơn so với nam giới cùng trình độ.

Biểu đồ 2.7. Tương quan giới với việc tham gia đề tài các cấp trong 5 năm gần đây

64.8 35.2 62.2 37.8 70.4 29.6 90 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cấp trường Cấp Bộ/ Đại học Quốc gia Cấp Nhà nước Hợp tác quốc tế Nam Nữ

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Như vậy, trong khoảng 5 năm gần đây, các cán bộ giảng dạy Trường ĐHKHXH&NV và Trường ĐHKHTN tham gia NCKH với nhiều đề tài các cấp. Tuy vậy, nữ cán bộ giảng dạy tham gia NCKH chưa nhiều và thấp hơn so với nam giới. Biểu đồ 2.7 cho thấy ở tất cả các cấp nữ cán bộ tham gia đều hạn chế so với nam giới. Ở cấp trường, trong tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học có 64.8% là nam, 35.2% nữ. Ở cấp Bộ/ cấp Đại học Quốc gia và cấp Nhà nước thì tỷ lệ này càng chênh lệch rõ rệt, lần lượt là 62.2% nam và 37.8% nữ; 70.4% nam và 29.6% nữ. Với các dự án nước ngồi thì 90% nam và 10% nữ. Kết quả phân tích này cho thấy sự tham gia của đội ngũ cán bộ nữ vào các đề tài NCKH càng ở bậc cao thì tỷ lệ càng giảm. Cán bộ nữ thường tham gia nghiên cứu ở các đề tài nhỏ và ở cấp thấp. Đáng lưu ý là tỷ lệ nữ chủ trì đề tài trên tổng số đề tài khoa học thấp dần

theo chiều tăng cấp đề tài. So sánh giữa nam và nữ chủ trì đề tài có thể thấy số lượng chênh lệch rõ rệt.

Biểu đồ 2.8. Tương quan giới về chủ trì đề tài

39 39.2 39.6 38.3 61 60.8 60.4 61.7 0 10 20 30 40 50 60 70 Cấp trường Cấp Bộ/ Đại học Quốc gia Cấp Nhà nước Hợp tác quốc tế Nữ Nam

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Ở đề tài cấp trường, sự khác biệt giữa nam và nữ cán bộ làm chủ nhiệm đề tài là khá lớn (61% nam và 39% là nữ), ở cấp Bộ/ ĐHQG và cấp nhà nước cũng tương tự (biểu đồ 2.8). Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao với lực lượng đội ngũ cán bộ nữ đơng đảo như vậy lại có ít nữ làm chủ nhiệm đề tài? Phải chăng do cán bộ nữ kém năng lực hay do họ có ít cơ hội hơn nam giới. Để tìm hiểu vấn đề này cần xem xét trên 2 khía cạnh. Thứ nhất là tỉ lệ nữ trong tổng số cán bộ có học hàm, học vị của trường. Thứ hai là tỉ lệ nữ trên tổng số cán bộ quản lý. Có thể nhận thấy cán bộ có học hàm, học vị cao sẽ có nhiều khả năng làm chủ nhiệm đề tài hơn; giả định thứ hai là so với nhân viên, cán bộ quản lý có cơ hội làm chủ nhiệm đề tài hơn. Cơ hội ở đây hiểu theo nghĩa là cơ hội nắm bắt thơng tin, có điều kiện thể hiện và khẳng

định bản thân. Có sự tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ nữ cán bộ có trình độ học hàm, học vị và tỷ lệ nữ chủ trì đề tài, có nghĩa càng ở mức cao về trình độ đào tạo về cấp độ lớn của đề tài khoa học thì số lượng nữ càng giảm dần theo hình chóp.

Số liệu được nêu trong cuốn “Danh mục các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2001-2003” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004) cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa cán bộ giảng dạy nam và nữ làm chủ nhiệm đề tài. Từ năm 2001 đến năm 2003 có 1.794 đề tài, dự án khoa học cơng nghệ được nghiệm thu thì trong đó có 1.418 đề tài, dự án chiếm 79%, do cán bộ nam làm chủ nhiệm và chỉ có 376 đề tài, dự án do cán bộ nữ làm chủ nhiệm, chiếm 21%.

Phân tích số liệu thống kê về tham gia NCKH trong 5 năm (2000- 2004) ở các cấp khác nhau của cán bộ giảng dạy của Trường ĐHKHTN cũng cho thấy có sự khác biệt về số lượng và chất lượng tham gia NCKH của cán bộ nam so với nữ.

Bảng 2.4. Tham gia làm chủ nhiệm đề tài NCKH các cấp phân theo giới tính (2000-2004)

Nam Nữ Tổng Đề tài các cấp SL % SL % SL % Đề tài cấp trường 84 59 59 41 143 100 - 1 đề tài 72 58 53 42 125 100 - 2 đề tài 10 63 6 37 16 100 - 3 đề tài trở lên 2 100 0 0 2 100 Đề tài cấp Bộ 85 79 22 21 107 100 - 1 đề tài 65 79 17 21 82 100 - 2 đề tài 19 79 5 21 24 100 - 3 đề tài trở lên 1 100 0 0 1 100 Đề tài trọng điểm 37 90 4 10 41 100 - 1 đề tài 28 88 4 12 32 100 - 2 đề tài 9 100 0 0 9 100

Đề tài nghiên cứu cơ bản 92 92 8 8 100 100

- 1 đề tài 36 90 4 10 40 100

- 2 đề tài 53 93 4 7 57 100

- 3 đề tài trở lên 3 100 0 0 3 100

(Nguồn: Báo cáo của ĐHQGHN năm 2004)

Số liệu cho thấy sự tham gia NCKH của đội ngũ cán bộ nữ thấp hơn nam ở tất cả các cấp và đặc biệt, các đề tài ở cấp càng cao thì sự có mặt của nữ càng thấp. Nếu như ở cấp trường có 59 đề tài do nữ cán bộ là chủ nhiệm, chiếm tỷ lệ 41% thì đến đề tài cấp Bộ cịn có 21% nữ làm chủ nhiệm. Đề tài trọng điểm và đề tài nghiên cứu cơ bản chỉ có 10% do nữ làm chủ nhiệm. Khơng có nữ làm chủ nhiệm 3 đề tài khoa học trong 5 năm liền ở tất cả cấp, trong khi nam cán bộ có việc đó.

Hoạt động NCKH của nữ cán bộ không chỉ thể hiện qua việc tham gia các đề tài, chương trình mà cịn thể hiện qua số giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí trong và ngồi nước.

Số liệu về số lượng giáo trình trong 5 năm gần đây của giảng viên theo giới được tổng hợp qua bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5. Số lượng giáo trình của nam, nữ giảng viên trong 5 năm qua

Nam Nữ Số lượng SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ(%) 0 50 50.0 69 73.4 1-3 47 47.0 24 25.5 4-6 3 3.0 1 1.1 100 100.0 94 100.0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )

Đã có 24/94 nữ giảng viên tham gia viết từ 1-3 giáo trình phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy, chiếm tỷ lệ 25.5% trong tổng số cán bộ nữ được hỏi. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nam là 47.0%. Bên cạnh đó, việc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên cũng như việc tham gia viết các bài báo khoa học cho các hội nghị trong nước và quốc tế cũng được nhiều nữ cán bộ tham gia (bảng 2.6).

Bảng 2.6. Số lượng các ấn phẩm, tài liệu khoa học của nữ cán bộ trong 5 năm qua

SL Tỷ lệ (%)

Giáo trình 24 25.5

Sách chuyên khảo 12 12.8

Sách tham khảo 15 15.9

Số bài đăng tạp chí trong nước 17 18.1

Số bài đăng tạp chí nước ngồi 14 14.9 Khơng có tài liệu, ấn phẩm công bố 12 12.8

Tông 94 100.0

Biểu đồ 2.9. Tương quan giới về bài viết đăng tạp chí 67.9 32.1 72.7 27.3 0 20 40 60 80

Bài viết đăng tạp chí trong

nước

Bài viết đăng tạp chí nước

ngồi

Nam Nữ

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )

Số liệu trên cho thấy có sự khác biệt giữa cán bộ giảng dạy nam và nữ tham gia vào việc viết bài đăng tạp chí. Khoảng cách khác biệt lớn nhất giữa nam và nữ (72.7% và 27.3%) ở việc tham gia viết các bài báo khoa học trong các tạp chí quốc tế đã cho thấy sự khác biệt về trình độ chuyên môn và cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn.

NCKH là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội. Đây là cầu nối gắn kết giữa việc nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn. Quán triệt phương châm này, hoạt động NCKH của trường đi vào chiều sâu, đổi mới mục tiêu và nội dung để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu lý luận cơ bản và ứng dụng. Khối lượng công việc các nữ cán bộ đảm nhận là rất lớn và bao hàm tất cả mọi lĩnh vực: giảng dạy, NCKH, tham gia quản lý và tham gia các hoạt động đoàn thể. Trong lĩnh vực NCKH, các nữ giảng viên chủ trì hoặc tham gia các đề tài NCKH các cấp, viết báo, viết bài cho tạp chí, biên soạn giáo trình. Nữ cán bộ trở thành một lực lượng quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường.

Nhận xét về năng lực NCKH của nữ cán bộ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.10. Nhận xét về năng lực NCKH của nữ cán bộ

76.8

18 1.53.7 Tốt

Bình thường Khơng tốt Khơng ý kiến

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )

Theo ý kiến đánh giá của cán bộ về năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ nữ có tới 76.8% người trả lời là tốt, chỉ có 1.5% nhận xét khơng tốt. Như vậy, trong cách nhìn nhận của các cán bộ đã có những đánh giá đúng mực và công bằng hơn đối với cán bộ nữ. Các cán bộ trong trường đại học thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội, có nhiều điều kiện tiếp thu và chịu ảnh hưởng những quan điểm tiên tiến trên thế giới. Trong so sánh với cán bộ nam, 82% ý kiến đánh giá năng lực NCKH của nữ cán bộ ngang bằng với nam cán bộ, chỉ có 13.9% nhận xét là năng lực thấp hơn, 3.6% khơng có ý kiến gì.

Biểu đồ 2.11. Nhận xét về năng lực NCKH của nữ cán bộ so với nam cán bộ 13.9 82 3.6 0.5 Thấp hơn Ngang bằng Cao hơn Không ý kiến

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )

Tìm hiểu thái độ của nam giới trong việc đánh giá về năng lực NCKH của cán bộ nữ, trong tổng số nam cán bộ được hỏi có tới 80% ý kiến đánh giá nữ cán bộ có năng lực NCKH ngang bằng với nam giới, 18% nhận xét “thấp hơn” và 2% khơng có ý kiến gì. Đặc biệt, khơng có ý kiến nào đánh giá năng lực cán bộ nữ cao hơn so với nam giới. Bản thân các nữ cán bộ khi tự đánh giá cũng có rất ít ý kiến khẳng định nữ “hơn nam giới”, chỉ có 5.4%, thậm chí có 10.8% ý kiến đánh giá năng lực NCKH của nữ cán bộ “thấp hơn nam giới”, 83.8% đánh giá ngang bằng.

Nhìn chung, đối với nghề dạy học thì khơng có nhiều sự phân biệt và

đòi hỏi giữa nam và nữ. Chất lượng và phương pháp giảng dạy của nữ

giảng viên so với nam là không hề thua kém nhưng về NCKH thì nữ khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại đại học quốc gia hà nội (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)