STT Nội dung đánh giá Mẫu
(người) Phƣơng án đánh giá (%) Điểm TB 1 2 3 4 5 1
Hệ thống tiêu chuẩn chức danh điều dưỡng viên được xây dựng rõ ràng, bám sát tiêu chuẩn của Bộ Y tế
120 0 0 19,6 50,0 30,4 4,11
2
Căn cứ hệ thống tiêu chuẩn chức danh điều dưỡng viên, Bệnh viện đã xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí điều dưỡng viên
120 8,7 17,4 43,5 21,7 8,7 3,04
3
Hệ thống tiêu chuẩn chức danh điều dưỡng viên là căn cứ quan trọng cho các hoạt động khác như: tuyển dụng, sứ dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ
120 0 0 15,2 52,2 32,6 4,17
Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel của tác giả
Qua số liệu tổng hợp tại Bảng 2.4 cho thấy, những cán bộ được hỏi đánh giá tốt đối với hệ thống tiêu chuẩn chức danh điều dưỡng viên được
Bệnh viện xây dựng: tiêu chí về mức độ rõ ràng, bám sát tiêu chuẩn của Bộ Y tế được đánh giá 4,11 điểm, trong đó, không có cán bộ nào lựa chọn mức 1 và 2 điểm. Bên cạnh đó, những cán bộ được hỏi cũng cho rằng, hệ thống tiêu chuẩn chức danh là căn cứ rất quan trọng để Bệnh viện thực hiện các nội dung quản trị (hay nâng cao năng lực) của đội ngũ điều dưỡng viên (tiêu chí này được đánh giá 4,17 điểm trung bình và cũng không có cán bộ nào lựa chọn mức 1 và 2 điểm).
Qua phỏng vấn ngẫu nhiên, cán bộ quản lý và điều dưỡng viên cho thấy: Đa số điều cho rằng từ khi có hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc mọi việc phân công được rõ ràng hơn, mọi người đều biết được mình phải làm gì, tiêu chuẩn làm việc như thế nào, để được đề bạt vào hạng ngạch điều dưỡng viên thì cần phải làm gì, bổ sung kiến thức trình độ ra sao.
Anh Nguyễn văn B (Phòng tổ chức cán bộ): từ khi có hệ thống chức danh công việc, mọi người tích cực hẳn lên, chủ động đăng ký đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện chứng chỉ để được xếp thăng hạng, nâng lương. Phòng tổ chức cán bộ cũng căn cứ và hồ sơ để động viên, nhắc nhở mọi người hàng năm, lập danh sách để cử cán bộ đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Khi xét duyệt cũng dễ dàng hơn, không xảy ra tình trạng thắc mắc, khiếu nại, giữa người này người khác. Nhất là trong tuyển dụng, cứ căn cứ vào tiêu chuẩn mà xét, tránh con ông nọ, bà kia. Vì tiêu chuẩn rất rõ ràng, có muốn thiên vị cũng khó…
Chị Đỗ Thị Minh N. (điều dưỡng viên Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế): Theo tôi hệ thống chức danh công việc hiện nay là rất rõ ràng, minh bạch, tạo sự công bằng để chúng tôi có cơ sở phấn đấu. Chứ trước đây cứ mỗi lần xét nâng hạng là chạy chọt, nhờ vã người này, người kia. Muốn được đi học, thì lý do này lý do khác từ chối khước từ, ai không quen thì khó đến lượt. Nghĩ mà mất hết cả động lực phấn đấu. Hiện nay cứ gần đủ tiêu chuẩn quy định là làm đơn đề xuất lãnh đạo bộ phận bố trí có lớp nào mở là tham gia. Nếu đủ người thì mở tại Bệnh viện, ít người thì gửi sang đơn vị, Bệnh viện khác để học và thi. Tôi cho như vậy là khá công bằng. (trích phỏng vấn tháng 9/2021)
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy: Hệ thống chức danh công việc mới chỉ dừng lại ở các tiêu chí chung của Bộ Y tế, đối với 3 hạng điều dưỡng viên, trong khi đó Bệnh viện có nhiều đơn vị chức năng và nhiều vị trí công việc khác nhau. Vì vậy, Bệnh viện cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, chức trách công việc, đặc biệt là phải mô tả từng vị trí công việc cho cụ thể hơn. Điều này sẽ tốt cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân viên, điều dưỡng viên và qua đó các điều dưỡng viên sẽ có ý thức, trách nhiệm cá nhân đối với từng vị trí, công việc hơn và từ đó sẽ nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực hơn.
2.2.2. Lập kế hoạch về đội ngũ điều dưỡng viên
Công tác lập kế hoạch đội ngũ điều dưỡng viên được Bệnh viện xác định là nhiệm vụ của quan trọng và được thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp lãnh đạo trong Bệnh viện. Những năm qua, công tác lập kế hoạch đội ngũ điều dưỡng viên được xây dựng hàng năm, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Công tác lập kế hoạch đội ngũ điều dưỡng viên được bệnh viên tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu và nguồn cung ứng điều dưỡng viên
Bước 2: So sánh cung – cầu, xác định sự mất cân đối giữa cung- cầu điều dưỡng viên
Bước 3: Đề xuất các giải pháp cân đối cung cầu trong trường hợp thừa thiếu, điều dưỡng viên
Bước 4: Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện và điều chỉnh kế hoạch khi có có bất cập.
Qua xem xét các quy trình trên cho thấy:
- Việc lập kế hoạch điều dưỡng viên của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương được căn cứ vào kết quả dự báo nhu cầu của Phòng Điều dưỡng. Tuy nhiên có thể thấy, Phòng Điều dưỡng cũng như Phòng Tổ chức cán bộ không tiến hành phân tích môi trường do đặc trưng của công việc điều dưỡng
tại Bệnh viện. Hiện nay, có sức hút lao động lớn và cạnh tranh về điều dưỡng viên trên địa bàn là thấp. Theo quan điểm của tác giả, quy trình lập kế hoạch điều dưỡng viên của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiện nay khá khoa học. Kế hoạch điều dưỡng viên được xây dựng sẽ có tính khả thi và có thể đảm bảo tốt hiệu quả của công tác quản trị điều dưỡng viên tại Bệnh viện. Nếu như những người làm công tác quản trị tuân thủ các nguyên tắc khách quan, minh bạch trong quá trình lập kế hoạch điều dưỡng viên.
- Việc xác định phương án kế hoạch và các chính sách thực hiện kế hoạch điều dưỡng viên được dựa trên sự so sánh khoa học giữa nhu cầu và khả năng sẵn có về điều dưỡng viên của Bệnh viện là đúng đắn, nó quyết định tính chính xác, khả thi của kế hoạch điều dưỡng viên. Giai đoạn này bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất giữa kết quả dự báo về điều dưỡng viên và việc khả năng đáp ứng nhu cầu điều dưỡng viên đó của Bệnh viện. Về một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính toán đơn thuần, phân tích phần tồn dư giữa nhu cầu và nguồn lực.
Qua việc lập kế hoạch đã giúp cho đơn vị, Bệnh viện nắm vững về đội ngũ điều dưỡng viên cả về số lượng, chất lượng, chủ động có kế hoạch tuyển dụng, điều động, bổ sung nhân sự vào các vị trí trống. Bệnh viện cũng đã đề ra các phương án cho đào tạo và bồi dưỡng điều dưỡng viên giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến 2030, theo đó, đến năm 2030 quy mô đội ngũ điều dưỡng viên phải tăng tối thiểu gấp 3 lần so với số lượng điều dưỡng viên hiện tại, chưa kể về chất lượng phải đạt ít nhất 75% có trình độ đại học và trình độ chuẩn chuyên môn của điều dưỡng viên là trình độ cao đẳng. Nhờ việc lập kế hoạch hàng năm và dài hạn mà bệnh viên điều tiết được đội ngũ nhân sự nói chung và điều dưỡng viên nói riêng. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch cũng gặp những khó khăn do đặc thù thời tiết theo mùa không thể lường trước, có thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi só lượng bệnh nhân tăng vọt, bất thường gây nên tình trạng quá tải về nhu cầu y, bác sĩ, cung như điều dưỡng viên. Trong nhiều trường hợp, Bệnh viện đã phải huy động cả những y, bác sĩ, điều
dưỡng viên đã nghỉ chế độ hoặc sinh viên các trường tham gia vào công tác điều dưỡng. Và cũng trong tình trạng chung như các Bệnh viện khác trong cả nước, số lượng điều dưỡng viên hiện nay tại bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương chỉ đạt tỷ lệ điều dưỡng viên / 01 bác sĩ là 1,9 :1, vì vậy, áp lực công việc của điều dưỡng viên quá lớn. Trước hoàn cảnh đó, buộc Bệnh viện phải vận động điều dưỡng viên làm tăng ca, tăng giờ và điều đó phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của điều dưỡng viên. Chưa kể do áp lực công việc, Bệnh viện cũng không thể có kế hoạch bố trí, dành thời gian để các điều dưỡng viên tham gia đào tạo tại các cơ sở đào tạo, cũng như tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tại Bệnh viện được.
Kết quả của công tác xác định nhu cầu điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương giai đoạn 2018-2020 được thể hiện ở bảng 2.5. sau:
Bảng 2.5: Kế hoạch điều dƣỡng viên
tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: người
Ch tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng số điều dƣỡng viên Trong đó: 29 29 33 32 34 34 - Trình độ đại học 3 3 4 3 4 4 - Trình độ trung cấp 26 26 29 29 30 30
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Bảng số liệu cho thấy, kế hoạch điều dưỡng viên được Bệnh viện xây dựng hàng năm khá sát với tình hình thực tế. Riêng chỉ có năm 2019, Bệnh viện đặt chỉ tiêu tuyển dụng một điều dưỡng viên có trình độ đại học, nhưng kết quả là không thực hiện được, mục tiêu này phải chuyển sang năm 2020 mới có thể hiện thực hóa.
Đánh giá về công tác lập kế hoạch điều dưỡng viên của Bệnh viện, những cán bộ được hỏi cho thấy nhiều bất cập trong công tác này. Cụ thể đó là việc Phòng Điều dưỡng và Phòng Tổ chức cán bộ không tham khảo ý kiến của chính đội ngũ điều dưỡng viên trong việc xác định nhu cầu điều dưỡng viên. Đây rõ ràng là một hạn chế lớn, bởi vì chính những người điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện công việc trên thực tế họ mới có cái nhìn rõ ràng nhất về năng lực của đội ngũ so với yêu cầu của công việc, chứ không phải là những người chỉ làm công tác quản trị nhân lực của Bệnh viện. Bệnh viện hiện nay cũng chưa có phương pháp khoa học trong việc đánh giá, xác định nhu cầu điều dưỡng viên, mà chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của Trưởng phòng Điều dưỡng. Như vậy tác giả cho rằng, việc bổ sung lấy ý kiến của đội ngũ điều dưỡng viên trong quá trình xác định nhu cầu đối với đội ngũ này của Bệnh viện là điều cần làm trong thời gian tới. Cần tăng cường giao quyền cho các bộ phận xây dựng kế hoạch nhân sự, phải có các quy định mở rộng dân chủ để mọi người trong bộ phận có ý kiến đóng góp vào kế hoạch này, có như vậy công tác lập kế hoạch mới có tính khả thi hơn.
2.2.3. Tuyển dụng và sử dụng điều dưỡng viên
2.2.3.1. Tuyển dụng điều dưỡng viên
Trong giai đoạn 2018-2020, công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức y tế của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương được triển khai đúng quy trình, đúng quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ như: Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 (Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức), Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 (Ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức).
dưỡng viên, trình Bộ Y tế thẩm định phê duyệt và trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng. Công tác thi tuyển, xét tuyển được Bệnh viện tiến hành cạnh tranh, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình.
Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng điều dưỡng viên những năm qua bám rất sát với kế hoạch về đội ngũ này, do đó, việc xác định những vị trí điều dưỡng viên cần tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn.
Hiện nay, Bệnh viện đã được Bộ Y tế phân cấp cho chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức thi tuyển đối với điều dưỡng viên, đây là một điều kiện thuận lợi để Bệnh viện có thể tìm kiếm được những ứng viên có năng lực tốt nhất cho các vị trí điều dưỡng viên cần tuyển dụng.
Nguồn tuyển dụng điều dưỡng viên trong những năm qua đều là từ nguồn bên ngoài thị trường, không có sự thiên vị, ưu tiên trong tuyển dụng, đảm bảo được sự cạnh tranh cũng như chất lượng nhân lực tuyển dụng được. Tuy nhiên, Phòng Tổ chức cán bộ chưa thực hiện tốt việc tuyển mộ, nên khả năng thu hút hồ sơ ứng tuyển còn thấp.
Bảng 2.6: Kết quả tuyển mộ điều dƣỡng viên
TT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng viên (người)
50 70 90
2 Số hồ sơ ứng tuyển (hồ sơ) Trong đó:
200 190 180
- Nguồn từ website của Bệnh viện
200 190 180
- Nguồn từ website tìm việc làm 0 0 0
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Qua số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy: Số lượng hồ sơ ứng tuyển so với nhu cầu tuyển dụng đạt tỷ lệ sấp sĩ 4:1. Tuy nhiên do chất lượng ứng viên trên thị trường thấp nên kết quả tuyển dụng không đạt được so với kế hoạch đề ra cụ thể năm 2018 đạt 80% so với kế hoạch, tương tự năm 2019 đạt 71,4% và năm
2020 đạt 66,6%. Cụ thể: kết quả tuyển dụng năm 2018-2020 được phản ánh qua Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả tuyển dụng điều dƣỡng viên năm 2018-2020
Đơn vị tính: Người
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch/ Thực hiện (%) Kế hoạc h Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch/ Thực hiện (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch/ Thực hiện (%) 50 40 80 70 50 71,4 90 60 66,6
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Theo thống kê của Phòng tổ chức cán bộ, trong các năm 2018 và 2019 có 81/150 (chiểm 54% điều dưỡng viên) được tuyển dụng chỉ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Nguyên nhân chính là do Bệnh viện không thu hút được điều dưỡng viên có trình độ cao hơn. Số ứng viên được tuyển đa số đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên, chỉ ở những công việc ít phức tạp, còn những công việc vị trí tương đối phức tạp thì những điều dưỡng viên này phải có một thời gian nhất định, cũng như phải qua đào tạo ban đầu sau khi tuyển dụng.
Như vậy, trong giai đoạn vừa qua với sự nỗ lực để nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng mới chỉ đáp ứng được một phần chất lượng điều dưỡng viên đầu vào, do yếu tố khách quan về nguồn ứng viên trên thị trường không đủ đáp ứng. Từ năm 2019, Bệnh viện đã thí điểm tuyển dụng nội bộ ở một số vị trí quản lý, đồng thời thực hiện thi nâng hạng cho các điều dưỡng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng điều dưỡng viên. Kết quả trong 2 năm, tổng cộng đã thi tuyển nâng hạng và bổ nhiệm được tổng cộng 36 vị trí, trong đó có 5 vị trí quản lý và 31 vị trí còn lại là thi nâng hạng. Việc tổ chức thi tuyển vào các vị trí công việc đối với ứng viên trong nội bộ được tiến hành khá khách quan với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín, được thực hiện
một cách công khai, khách quan, có tính cạnh tranh, đảm bảo chất lượng. Kết quả những người được tuyển/ bổ nhiệm vào vị trí đều phát huy được năng lực. Theo các nhân viên phòng tổ chức cán bộ: Việc thi tuyển nội bộ cũng là