1.2.2 .Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kếtoán
3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhànước
Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CPngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ, đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu có sự thay đổi căn bản: Từ chỗ là đơn vị thực hiện dự toán ngân sách sang chủ động tìm kiếm nguồn thu và bù đắp các khoản chi. Do đó hệ thống kế toán hiện hành cần có sự thay đổi tương ứng. Nhà nước cần bổ sung Thông tư hướng dẫn cho Nghị định này.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban hành chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập với khu vực và thế giới.
Để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL nói chung và Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nói riêng phù hợp với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như Luật Kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán HCSN hiện hành theo hướng cơ bản sau đây:
- Về Luật kế toán: Cần tiếp tục triển khai việc hướng dẫn Luật Kế toán ra phạm vi toàn xã hội thông qua các văn bản cụ thể để các các đơn vị sự nghiệp dễ thực hiện. Đồng thời, định kỳ hàng năm phải có sự kiểm tra, tổng kết của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành luật của các đơn vị nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
- Ngoài việc ban hành Luật Kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN, cùng với tiến trình cải cách hành chính công, Nhà nước cần sớm ban hành chuẩn mực Kế toán công của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế và phù hợp với đặc điểm của các đơn vị HCSN của Việt Nam.
- Nhà nước cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn, vận dụng kế toán quản trị ở các đơn vị sự nghiệp có thu để giúp các đơn vị có thể vận dụng cụ thể vào trong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả tối đa theo mục tiêu đề ra.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần hoàn thiện và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn; xây dựng được các định mức chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển đất nước cũng như phù hợp với điều kiện phát triển của ngành y tế. Bởi hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, là những chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lường tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động. Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu được tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Mặt khác, Nhà nước phải có chính sách tiền lương hợp lý, thể hiện được chính sách ưu tiên cho cán bộ, công chức nhằm khuyến khích họ nghiên cứu phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
- Tăng cường nguồn đầu tư, phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các Bệnh viện công, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tăng cường đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện máy móc thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh...
Bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện tự chủ tài chính trong Bệnh viện. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đề nghị Chính phủ điều chỉnh các quy
định hiện hành về mức thu viện phí, chính sách phân phối thu nhập để tăng quyền tự chủ toàn diện cho các Bệnh viện công, chứ không phải thuần túy là cắt giảm ngân sách chi thường xuyên của các Bệnh viện. Điều này sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và hệ thống kế toán trong Bệnh viện.
Bộ Y tế cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác kế toán của các đơn vị SNCL, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành y tế.