CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC THI ĐẦY ĐỦ NỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ (BẢN 2) potx (Trang 29 - 33)

VIỆT NAM THỰC THI ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ

VI.1 Cơ hội

Tăng trưởng kinh tế: Các ngành công

nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ khổng lồ. Các dự báo tr ên được trình lên Ngân hàng thế giới cho rằng Việt Nam có thể tăng số lượng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên gần tám

trăm triệu đô la. Ngoài ra còn có các tác động tích cực khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Bằng cách khuyến khích cạnh tranh và các cải cách trong nước kèm theo, Hiệp định sẽ giảm chi phí và khuyến khích hiện đại hoá.

Việc làm: Các ngành công nghiệp

mới sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm. Hàng sản xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là một phần nhỏ trong nền kinh tế (chỉ chiếm $30/đầu người so với $660/đầu người ở Thái Lan). Do đó, tiềm năng phát triển quả là rất lớn.

Giáo dục và đào tạo: Người lao động

Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn về đào tạo nghề cũng như phát triển nghề nghiệp.

Ðầu tư nước ngoài: Việc ký kết Hiệp

định Thương mại Song phương sẽ thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và nó sẽ được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ giành được thêm cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. Hiệp định Thương mại Song phương sẽ giúp tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh

nghiệp. Nó cũng mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường ASEAN rộng lớn.

Công nghệ: Ðầu tư nước ngoài và sự

cải thiện về bảo vệ sở hữu trí tuệ được tăng cường sẽ khuyến khích công nghệ đổ vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ hiện đại hơn trong các quy trình sản xuất.

Phát triển nông thôn: Hiệp định

Thương mại Song phương sẽ khuyến khích nông nghiệp và tăng thu nhập nghề nông. Ví dụ: hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc sẽ tăng cường sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gia súc. Xuất khẩu nông sản sẽ tăng.

Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao: Giống như mọi quốc gia tham gia mậu dịch khác, ở Việt Nam, khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hoá và dịch vụ sẽ giảm đối với một người có thu nhập bình thường. Ví dụ: 10kg gạo tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam nhưng chỉ là 3% ở Thái Lan. Thu nhập từ thuế sẽ tăng khi buôn bán tăng lên, khuyến khích chi tiêu cho giáo dục, y tế, đường sá, nhà máy cấp nước và điện sinh hoạt đem lại lợi ích cho nhân dân.

VI.2 Thách thức

Thứ nhất là việc thực hiện một số cam kết về minh bạch hóa cần làm tốt hơn vì nhiều doanh nhân và đại diện DNNN hiện vẫn phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong các văn bản pháp lý của ta, gây cản trở cho việc đầu tư và kinh doanh của họ tại VN.

Thứ hai là việc thực hiện các cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn hạn chế. Mấy năm qua, Mỹ vẫn đưa VN vào danh sách các nước cần theo dõi về vấn đề tuân thủ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phía VN cần cải thiện tình hình này.

Thứ ba là các doanh nghiệp VN muốn đứng vững tại thị trường Mỹ cần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, phát triển tiềm năng sản xuất và xuất khẩu và phải thâm nhập được vào thị trường Mỹ.

Và cuối cùng chính là cần quan tâm đúng mức đến việc sử dụng đòn bẩy kinh tế khi làm ăn

Thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ đã vào VN song chưa nhiều. Cụ thể, trong dịch vụ viễn thông cơ bản 4 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hay như trong dịch vụ tài chính, các nhà cung cấp

dịch vụ Mỹ được phép tăng tỷ lệ góp vốn lên 50% sau 3 năm và 100% vốn sau 5 năm. Như vậy, mốc thời gian trên chỉ phần nào giúp các nhà cung cấp dịch vụ VN chứ khó có thể cho phép họ đủ khả năng cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hùng mạnh của Mỹ.

Năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ VN còn yếu, trong nhiều dịch vụ quan trọng như ngân hàng, vận tải và kinh doanh chưa có các nhà cung cấp lớn và giá dịch vụ còn cao. Trong khi khung pháp lý cho kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam thì chưa đồng bộ và chồng chéo. Tới nay vẫn chưa có văn bản chung điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Về vấn đề thu hút đầu tư và đầu tư, nếu thực hiện tốt các điều khoản của Hiệp định thì vị trí đầu tư của Mỹ vào VN sẽ là số 1 chứ không phải là số 10 như hiện nay với 157 dự án và 1,6 tỷ USD. Nông nghiệp, xe hơi, dệt may, cơ sở hạ tầng viễn thông, năng lượng và giao thông... sẽ là những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư của Mỹ. Tuy nhiên, cần cải cách môi trường đầu tư.

Chẳng hạn, quá trình cấp phép đầu tư của VN đang phức tạp hơn so với các nước khác. Tất cả các dự án đầu tư nước ngoài đều phải được cấp phép trong khi nhiều nước như Trung Quốc, Singapore chỉ cấp giấy phép cho một số lĩnh vực nhạy cảm cao. Nếu các doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài ở VN muốn sửa đổi, điều chỉnh giấy phép lại phải thực hiện quy trình xin cấp phép từ đầu rất tốn kém thời gian và chi phí. VN cũng nên quan tâm tới việc đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư tại Mỹ để tận dụng các cam kết đầu tư trong BTA. Về quy chế nền kinh tế thị trường, việc Mỹ không công nhận nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường dẫn tới việc hạn chế năng lực thương mại của hàng hóa VN, và điều này cũng trái với các nguyên tắc của BTA.

Tương tự, việc áp dụng các rào cản thương mại vi phạm nguyên tắc của BTA như nhãn hiệu catfish, lạm dụng quy định về bán phá giá để áp dụng thuế chống bán phá giá với cá tra, cá basa và đe dọa áp dụng với tôm cũng vi phạm tinh thần tạo thuận lợi cho thương mại của BTA.

Thủ tục xét cấp visa vào Mỹ cho thương nhân VN vào Mỹ rất khó khăn cũng gây cản trở cho hoạt động thương mại giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ (BẢN 2) potx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)