Cuộc điều tra Doanh nghiệp năm 2006 là cuộc điều tra toàn diện của Tổng

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ (BẢN 2) potx (Trang 25 - 29)

2006 là cuộc điều tra toàn diện của Tổng cục Thống kê tiến hành trên phạm vi cả nước

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh và ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế

Tính đến 31/12/2005 số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của cả nước là 113352 doanh nghiệp, tăng 23,54% so với 31/12/2004 và gấp 2,7 lần so với năm 2000. Bình quân năm của thời kỳ 2001- 2005, số doanh nghiệp thực tế hoạt động tăng 28% (14213 doanh nghiệp). Đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế ngày càng tăng, riêng năm 2005 đóng góp tới 53% GDP của cả nước. Đầu tư của doanh nghiệp năm 2005 cũng chiếm tới 55% tổng số vốn đầu tư toàn xã hộUSD và đã góp phần tích cực vào tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề bức xúc của xã hội . Năm 2003 các doanh nghiệp đã giải quyết được việc làm cho 517 nghìn, năm 2004: 595 nghìn người và năm 2005: 473 nghìn người.

Theo ngành kinh tế thì khu vực nông, lâm, thuỷ sản năm 2005 có 2429 doanh nghiệp, chiếm 2,14% tổng số doanh nghiệp, giảm 2,9% so với năm 2004; công nghiệp xây dựng có 40816 doanh nghiệp, chiếm 36%, tăng 15%; dịch vụ có 70107 doanh nghiệp, chiếm gần 61,9%, tăng 30%, trong đó thương nghiệp có tới 47139 doanh nghiệp, tăng 30,7%.

Do thực hiện đổi mới, sắp xếp lại, nên số doanh nghiệp Nhà nước đã liên tục giảm: từ 5759 doanh nghiệp vào năm 2000, xuống còn 4845 doanh nghiệp năm 2003, 4596 doanh nghiệp năm 2004 và 4086 doanh nghiệp năm 2005. So với năm 2000, số doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 đã giảm được 20% (1673 doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp Nhà nước trung ương giảm 11,7% (242 doanh nghiệp), doanh nghiệp Nhà nước địa phương giảm 61,4% (1431 doanh nghiệp).

Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại liên tục tăng. Năm 2005 khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có 105569 doanh nghiệp, chiếm 93,13% tổng số doanh nghiệp, gấp trên 3 lần so với năm 2000, trong đó doanh nghiệp tư nhân có 3500 doanh nghiệp, gấp 1,7 lần; công ty TNHH có 52549 doanh nghiệp, gấp 5 lần; công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1096 doanh nghiệp, gấp 3,6 lần, công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 10551 doanh nghiệp, gấp 23,3 lần; công ty hợp danh có 37 doanh nghiệp, gấp 9,3 lần và doanh nghiệp tập thể 6335 doanh nghiệp, gấp 2 lần.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy số lượng không tăng mạnh, nhưng cũng tăng dần qua các năm: từ 1525 doanh nghiệp năm 2000 lên 2308 doanh nghiệp năm 2002, 3156 doanh nghiệp năm

2004 2005 Số doanh nghiệp – Doanh nghiệp 91755 113352 Số lao động – Nghìn người 5570,2 6243,5 Nguồn vốn – Nghìn tỷ đồng 2161,5 2863,6

TSCĐ và đầu tư dài hạn – Nghìn tỷ đồng

744,5 953,2

Doanh thu thuần – Nghìn tỷ đồng

1750,0 2223,1

Lợi nhuận trước thuế - Nghìn tỷ đồng 104,9 118,7 Thuế và các khoản nộp ngân sách – Nghìn tỷ đồng 138,7 158,7 Một số chỉ tiêu bình quân: - Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp - Người

62,9 55

- Số nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp - Tỷ đồng

23,6 23,7

2004 và 3697 doanh nghiệp vào năm 2005. So với năm 2000, thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 gấp 2,5 lần, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gấp 3,3 lần.

Quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp

Cũng theo kết quả cuộc điều tra nói trên thì năm 2005, số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 96,81% tổng số doanh nghiệp của cả nước (theo tiêu chí: có từ 300 lao động trở xuống và vốn dưới 10 tỷ đồng là thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ). Trong đó số doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm tới 51,3% tổng số và số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, chiếm 41,8%.

Bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 55 lao động và 23,7 tỷ đồng vốn, trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 499 lao động và 355 tỷ đồng; doanh nghiệp ngoài Nhà nước: 28 lao động , 6,7 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 330 lao động và gần 100 tỷ đồng.

Trình độ ký thuật, công nghệ được xem xét qua việc trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp cũng ở mức khá thấp, năm 2005 bình quân 1 lao động chỉ đạt 152,7 triệu đồng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, trong đó doanh nghiệp Nhà nước 239 triệu đồng, doanh nghiệp ngoài Nhà nước 66 triệu đồng, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài 221 triệu đồng. Số doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 86% tổng số doanh nghiệp.

Doanh thu tăng nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp và có xu hướng giảm.

Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp

Tổng số doanh thu thuần năm 2005 của các doanh nghiệp đạt 2223,1 nghìn tỷ đồng, tăng 27,03% so với năm 2004, bình quân 5 năm (2001-2005), tăng 28,72%. Doanh thu thuần bình quân 1 lao động năm 2005 đạt 356,1 triệu đồng, tăng 56% so với năm 2001, đạt cao nhất là doanh nghiệp Nhà nước 420,8 triệu đồng, tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 411,5 triệu đồng và doanh nghiệp ngoài nhà nước 289 triệu đồng (chỉ bằng 69% mức doanh thu thuân bình quân một lao động của doanh nghiệp Nhà nước). Tuy doanh thu tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận tính trên đồng vốn, một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lại giảm: từ 4,85% năm 2004 xuống 4,42% năm 2005. Tính riêng ở từng địa phương : Hải Phòng từ 2,23% giảm xuống còn 1,48%; TP. Hồ Chí Minh từ 9,39%

xuống 7,64%, Bình Dương từ 4,32% xuống 3,14%, Đồng Nai từ 6,09% xuống 3,74%...

Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước tính bình quân cho một doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm, năm 2005 đạt 1,4 tỷ đồng, chỉ bằng 92,7% năm 2004. Trong đó, Hải Phòng 0,9 tỷ, bằng 90%; thành phố Hồ Chí Minh 2,18 tỷ, bằng 80,7%; Bình Dương 1,7 tỷ đồng, bằng 90%..., riêng Hà Nội 1,4 tỷ đồng, băng 108%.

Năm 2005, số doanh nghiệp làm ăn có lãi chiếm 62,58% tổng số doanh nghiệp với mức lãi bình quân 1 doanh nghiệp là 1931 triệu đồng. Số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 27,35% với mức lỗ bình quân 1 doanh nghiệp là 592 triệu đồng. Còn lại số doanh nghiệp làm ăn không lãi, không lỗ (hòa vốn).

Thực tế trên đã lý giải vì sao theo công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2004, Việt Nam đứng ở vị trí 66/104 nước về chuyển giao công nghệ.

Rõ ràng khi áp lực cạnh tranh ngày càng tăng thì việc nâng cao trình độ công nghệ đối với mỗi DN là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó các chuyên gia cho rằng, trước hết các

cấp lãnh đạo DN phải đổi mới nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài. Sự thay đổi về nhận thức sẽ thúc đẩy các DN vượt qua được những trở ngại khác trong việc nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN trong hoạt động này, như ưu đãi thuế, mở ra các cơ hội tiếp cận vốn, hình thành các trung tâm nghiên cứu, lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ phù hợp với DN, cập nhật và phổ biến thông tin công nghệ, thiết lập các hoạt động dịch vụ khoa học-công nghệ theo nguyên tắc thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ (BẢN 2) potx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)