7. Kết cấu luận văn
2.4.6. Thực trạng phân tích rủi ro tài chính
Để phân tích rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu thường được dùng là hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II. Hệ số an toàn vốn là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống, theo quy định hệ số này cần lớn hơn hoặc bằng 8% mới đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Hệ số an toàn vốn riêng lẻ CAR của ngân hàng công thương 2020 ở mức 9.24% đáp ứng mức yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN, trong mức độ an toàn theo hiệp ước Base II.
Rủi ro tín dụng: Trong giai đoạn 2018-2020, toàn hệ thống ngân hàng đều tích cực xử lý nợ quá hạn.
Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình nhà quản trị VietinBank đã sử dụng phương pháp phân tổ để phân loại nợ thành các loại sau:
- Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nợ cần chú ý.
- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ.
- Nợ có khả năng mất vốn.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện rủi ro tín dụng của VietinBank giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng dư nợ 535.321.404 621.573.249 724.290.102 Tổng nợ quá hạn 10.991.947 10.004.079 8.364.465 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,05% 1,61% 1,15% Nợ quá hạn nhóm 1 524.329.457 611.569.170 715.925.637 Nợ quá hạn nhóm 2 4.783.258 3.781.086 2.560.532 Nợ quá hạn nhóm 3 684.223 291.788 686.839 Nợ quá hạn nhóm 4 3.584.263 1.160.507 587.253 Nợ quá hạn nhóm 5 1.940.203 4.770.698 4.529.841 Nợ xấu 6.208.689 6.222.993 5.803.933 Số DPRRTD được trích lập 8.113.056 10.293.509 10.416.789 Tỷ lệ nợ xấu 1,16% 1,00% 0,80% Tỷ lệ trích lập DPRRTD 1,52% 1,66% 1,44%
Bảng phân tích cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức trung bình. Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 2,05%, đến năm 2019 là 1,61%, năm 2020 có xu hướng giảm đi với mức 1,15%. Dư nợ cho vay khách hàng của toàn ngân hàng tăng đều qua các năm giai đoạn 2018-2020 và nợ quá hạn có xu hướng thay đổi tương đương tuy nhiên dưới các mức độ khác nhau.
Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2018-2020giảm qua các năm. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 1,16% đến năm 2019 giảm còn 1,00%, và có xu hướng giảm vào năm 2020 với tỷ lệ nợ xấu là 0,8%.
Các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng phương pháp phân tích để phân chia các khoản nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như: theo tiêu thức thời gian, tiêu thức nguyên nhân để có thể có cái nhìn toàn diện hơn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời và có hiệu quả.
Qua việc khảo sát thực trạng phân tích rủi ro tài chính của Vietinbank, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tại ngân hàng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý, chẳng hạn trong tiêu chuẩn kiểm tra và phân loại nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay thì chỉ những khoản nợ đã quá thời hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được nợ (trừ các khoản nợ đã được gia hạn nợ) mới được xếp vào nợ quá hạn, còn những khoản nợ chưa đến hạn hay đang trong giai đoạn gia hạn nợ vẫn được xem là những khoản nợ tốt và tỷ lệ trích lập dự phòng trên những khoản nợ này bằng 0%. Có thể khẳng định rằng, một khoản vay chưa đến hạn trả nợ thì tổn thất chưa xảy ra nhưng không có nghĩa là không có tổn thất.Điều này đã không phản ánh hết những rủi ro trong hoạt động tín dụng dẫn đến việc tính toán và lên các BCTC cũng như sử dụng các chỉ tiêu phân tích trở nên thiếu chính xác.