Mức độ nghiêm trọng (M) của mối nguy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 30)

Các mức độ (M) Điểm Tiêu chí đánh giá

TNLĐ gây chấn thương nhẹ 1

Chấn thương nhẹ, xử lý ngay trên công trường, mức độ nhẹ, nghỉ làm từ 1 ngày trở xuống.

TNLĐ gây chấn thương vừa 2 Tai nạn nhẹ phải điều trị y tế; nghỉ làm từ 2 đến 7 ngày.

TNLĐ gây chấn thương nặng 3

Tai nạn lao động làm gãy tay, chân; chấn thương nặng. Cần điều trị y tế và nghỉ làm từ 7 ngày trở lên.

TNLĐ nghiêm trọng 4

Tai nạn lao động gây chấn thương sọ não, đa chấn thương. Cần điều trị y tế và nghỉ làm từ 7 ngày trở lên.

TNLĐ gây chết người 5

Các tai nạn lao động gây chết người, kể cả các trường hợp chết khi đang vận chuyển đi cấp cứu hoặc điều trị tại bệnh viện.

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Bảng 1.5. Mức độ rủi ro (R) Mức độ rủi ro (R) R = M*T Mức độ nghiêm trọng (M) 1 2 3 4 5 Tần suất xảy ra (T) 1 Rất thấp Rất thấp Thấp Thấp Trung bình 2 Rất thấp Thấp Trung bình Trung bình Cao 3 Thấp Trung bình Trung bình Cao Rất cao 4 Thấp Trung

bình Cao Rất cao Nghiêm trọng 5 Trung

bình Cao Rất cao Nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Bảng 1.6. Hƣớng dẫn xác định mức độ rủi ro

Từ 1-2 điểm Từ 3 - 4 điểm Từ 5 - 9 điểm Từ 10 - 12 điểm Từ 15 - 16 điểm Từ 20 - 25 điểm Cấp I - Rất thấp Cấp II - Thấp Cấp III – Trung bình Cấp IV - Cao Cấp V - Rất cao Cấp VI - Nghiêm trọng

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Cấp I, II: Chấp nhận được, không yêu cầu các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Cấp III: Có thể tiến hành công việc và áp dụng các biện pháp giảm thiểu cần thiết.

Cấp IV: Tạm dừng công việc và chỉ bắt đầu trở lại sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát bắt buộc.

Cấp V: Tạm dừng công việc, chỉ bắt đầu trở lại sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát bắt buộc và đánh giá rủi ro trước khi thi công trở lại.

Cấp VI: Tạm dừng công việc, xây dựng lại biện pháp an toàn, chỉ bắt đầu trở lại sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát bắt buộc và đánh giá rủi ro trước khi thi công trở lại.

Bảng 1.7. Mẫu bảng đánh giá rủi ro

TT Tên công việc/ hoạt động Mối nguy Rủi ro ATSKNN Đánh giá rủi ro Mô tả Nguyên nhân Tần suất (T) Mức độ nghiêm trọng (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ 1 2 3 4 5

1.3.5. Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Biểu đồ 1.3. Mô hình tháp kiểm soát rủi ro

Các giải pháp kiểm soát rủi ro được xắp xếp theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: *Các giải pháp loại ỏ: Loại bỏ các công việc, quá trình, máy móc, nguyên vật liệu gây nguy hại ra khỏi quá trình sản xuất;

*Các giải pháp thay thế:

- Thay thế công việc, quá trình hay nguyên vật liệu bằng công việc, quá trình hay nguyên vật liệu khác ít nguy hại hơn;

- Thiết kế lại quá trình sản xuất sao cho đảm bảo an toàn và vệ sinh hơn. *Các giải pháp kỹ thuật ao gồm:

- Cách li, cô lập, bao kín nguồn để cho người lao động không tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy hại;

- Cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất gây nguy hại;

- Hấp thụ các mối nguy hại (ví dụ: sử dụng các tấm vật liệu xốp che chắn xung quanh máy đột dập, máy phát điện,.. để hấp thụ tiếng ồn);

- Thu bắt và xứ lý các mối nguy hại (ví dụ: bố trí hút bụi, hơi khí độc tại các nguồn phát thải, dẫn ra thiết bị xử lý trước khi thải ra môi trường);

- Pha loãng các chất độc hại nhằm giảm tác hại của mối nguy hại (Ví dụ: trong phân xưởng may, bụi bông lơ lửng trên toàn phân xưởng chúng ta tổ chức

thông gió chung theo sơ đồ thổi-hút toàn phân xưởng để pha loãng nồng độ bụi trong không gian nhà xưởng ).

*Các giải pháp quản lý hành chính ao gồm: - Áp dụng qui trình làm việc an toàn;

- Giám sát, tập huấn cho người lao động nhận biết và biết cách phòng tránh các mối nguy hại;

- Bố trí làm việc luân phiên để giảm bớt tác hại của các mối nguy hại; - Sử dụng rào chắn ngăn chặn các mối nguy hại;

- Vệ sinh nhà xưởng, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; - Vệ sinh cá nhân.

*Giải pháp s dụng các phương tiện ảo vệ cá nhân:

- Đây là giải pháp cuối cùng theo thứ tự ưu tiên được sử dụng khi không thể áp dụng được các giải pháp khác hay khi cần sử dụng bổ sung. PTBVCN được thiết kế, chế tạo nhằm mục đích dành cho người lao động mặc hay đeo vào người khi làm việc, có chức năng bảo vệ người lao động chống lại một hay nhiều mối nguy hại.

Tiểu kết chƣơng 1

Điều kiện lao động là khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố như: yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa; yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics; yếu tố môi trường lao động; yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, TNLĐ.

Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra TNLĐ trên 1 công trường xây dựng nên nội dung chính chỉ chú trọng nghiên cứu các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, TNLĐ bằng phương pháp đánh giá rủi ro.

Các chính sách quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở các quốc gia;các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các thống kê, báo cáo, hồ sõ về tình hình ATVSLĐ các năm, các giai đoạn của các Bộ, ngành có giá trị tham khảo cả về lý luận lẫn thực tiễn cho tác giả khi thực hiện luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG T C AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NAM ĐÔ VÀ

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRỤ SỞ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Giới thiệu về nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô Nam Đô

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô tiền thân là Công ty cổ phần Dịch vụ Xây lắp Nam Định được thành lập năm 2009, với ngành nghề chính là thi công xây dựng. Với năng lực thi công, năng lực tài chính ban đầu còn hạn chế, lực lượng nhân sự mỏng Công ty đã gặp không ít những khó khăn trong những ngày mới thành lập. Tuy nhiên với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng ý chí mạnh mẽ sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển Nam Đô đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện tại Công ty đã trở thành ngôi nhà chung của hơn 200 cán bộ, nhân viên và là doanh nghiệp xây dựng uy tín, với hàng loạt dự án xây dựng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật v.v... trên cả nước.

Những năm gần đây, yêu cầu về tính chất phức tạp trong thi công tăng dần đòi hỏi yêu cầu cao hơn về an toàn trong lao động, sản xuất. Cùng với đó, các chính sách Pháp luật của Nhà nước về ATLĐ đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp xây dựng, những điều này đã khiến Công ty buộc phải thay đổi trong công tác quản lý ATVSLĐ để tồn tại và phát triển. Bước đầu, Công ty đã xây dựng được hệ thống văn bản, nội quy, quy định về ATVSLĐ, xây dựng được kế hoạch ATVSLĐ hàng năm; bố trí đội ngũ làm công tác ATVSLĐ; tổ chức đào tạo, tập huấn về ATVSLĐ cho người quản lý, người lao động trong Công ty. Tuy nhiên do còn gặp nhiều khó khăn trong thi công; áp lực về vốn, tiến độ, chất lượng công trình; cùng với đó bộ máy làm công tác ATVSLĐ tại

các công trường còn kém về chất lượng là những nguyên nhân khiến công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty chưa hiệu quả.

2.1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

2.1.3. Tình hình sử dụng lao động

 Tổng số lao động đã ký kết HĐLĐ đến hết năm 2020 là 226 người, trong đó:

- HĐLĐ không xác định thời hạn: 132 người

- HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 54 người - HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng: 40 người.

 Theo thống kê của bộ phận nhân sự Công ty, số lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:

- Trên đại học: 1 người - Đại học: 32 người - Cao đẳng: 9 người

- Trung cấp, sơ cấp nghề: 121 người - Lao động phổ thông: 63 người

Tỷ lệ lao động nam là: 76% (172 người); tỷ lệ lao động nữ là: 24% (54 người)

 Độ tuổi của người lao động: - Từ 18-30: 61 người (27%) - Từ 30-45: 102 người (45%) - Từ 45-60: 52 người (23%) - Trên 60: 11 người (5%)

2.1.4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Số vụ tai nạn lao động gây chết người: 01 vụ năm 2019

Nguyên nhân: Công nhân lái xe chở vật liệu quá nặng không chú ý đến tải trọng hàng hóa dẫn đến khi lên dốc xe bị lật đè chết người lái xe.

- Số vụ tai nạn lao động gây thương tích: 03 vụ. - Số ca bệnh nghề nghiệp: 0 ca

2.2. Thực trạng về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý: Quy định tổ chức bộ máy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn biện pháp làm việc an toàn

- Công ty đã xây dựng và ban hành các quy định về: + Nội quy công trường, nội quy sinh hoạt

+ Nội quy an toàn điện, nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy + Nội quy an toàn khi vận hành các loại máy, thiết bị

2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

- Do quy mô các công trình xây dựng của Công ty còn hạn chế, lực lượng lao động trực tiếp tại các công trường dưới 50 người nên cán bộ kỹ thuật thi công kiêm nhiệm luôn công tác ATVSLĐ. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) tại các công trường cũng được tổ chức, mỗi công trường có 1 đến 2 NLĐ trực tiếp kiêm nhiệm làm ATVSV. Mạng lưới ATVSV này chưa được đào tạo chuyên sâu về ATVSLĐ nên hoạt động chưa hiệu quả.

Biểu đồ 2.1. So sánh giữa tổng số ngƣời lao động và ngƣời lao động làm công tác an toàn vệ sinh lao động qua các năm từ 2017-2021

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Nhận xét:

Số lượng NLĐ làm công tác an toàn ở Công ty năm 2021 là 15 người, tuy nhiên toàn bộ lực lượng này là cán bộ kỹ thuật tại các công trường kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ, chưa được đào tạo chuyên sâu về ATVSLĐ nên hiệu quả hoạt động của lực lượng này còn thấp. Lực lượng ATVSV còn mỏng và chưa đáp ứng được các yêu cầu về ATVSLĐ.

2.2.3. Công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động

Công ty tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày cho cán bộ, công nhân trước khi triển khai thi công. Các nội dung tuyên truyền, huấn luyện bao gồm: Các nội quy an toàn điện, phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên chưa đào tạo chuyên sâu cho NLĐ về ATVSLĐ của phần việc mình thi công, hằng năm Công ty chưa triển khai hội thảo, tổ chức tuyên truyền về an toàn lao động trong Công ty.

2.2.4. Đánh giá rủi ro trong thi công

Mặc dù có cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ tại công trường nhưng công tác đánh giá rủi ro trước khi thi công hầu như không triển

khai, một phần vì tiến độ công trình, mặt khác do cán bộ phụ trách ATVSLĐ chưa hoạt động hiệu quả.

2.2.5. Các biện pháp an toàn đối với máy, thiết bị

Công ty đã xây dựng hệ thống biện pháp an toàn đối với các loại máy, thiết bị sử dụng. Hằng năm đều theo dõi, quản lý, tổ chức tiến hành kiểm định đúng thời hạn với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2.2.6. Trang bị và sử dụng thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân

Hằng năm Công ty đều lên kế hoạch và triển khai mua sắm, trang bị hệ thống PTBVCN cho NLĐ cơ bản như: Áo, mũ bảo hộ, găng tay, giày, ủng, dây đai an toàn v.v…

Thực trạng sử dụng PTBVCN: qua kết quả điều tra, khảo sát từ NLĐ trên công trường và kiểm tra thực tế cho thấy đa phần NLĐ được cấp phát các PTBVCN, tuy nhiên còn rất nhiều trường hợp không sử dụng các PTBVCN này hoặc sử dụng không đúng cách như: mũ bảo hiểm không cài dây, móc dây đai an toàn sai cách v.v…

2.2.7. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Công tác kiểm tra ATVSLĐ, an toàn trong vận hành sử dụng máy, an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn điện; kiểm tra sử dụng thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân không được duy trì đều đặn theo định kỳ do ban An toàn lao động chưa hoạt động hiệu quả, việc xử phạt đối với các vi phạm cũng chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở do chưa có các chế tài mang tính răn đe, xử phạt mạnh mẽ đối với các trường hợp vi phạm.

2.3. Giới thiệu về công trình xây dựng: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định

Tên dự án: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định;

Địa điểm xây dựng: Số 01 đường Hà Huy Tập, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định;

Chủ đầu tư: Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định;

Nhóm, cấp công trình: Công trình dân dụng nhóm B, cấp II;

Quy mô xây dựng: Gồm 7 tầng, 1 tầng hầm và mái tum bao gồm các phòng chức năng: Các phòng làm việc của cơ quan LĐLĐ tỉnh, phòng hội họp, phòng truyền thống, nhà ăn tập thể, khu vực tư vấn pháp luật hỗ trợ đoàn tiếp viên và các khu vực chức năng khác.

Hình 2.1. Dự án Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định

(Nguồn: Phòng quản lý thi công)

2.4. Các hiện trạng về quản lý tại công trƣờng

2.4.1. Tình hình an ninh trật tự

Công tác an ninh, trật tự của công trình do tổ an ninh phụ trách, tổ gồm 4 người chia làm 2 ca làm việc. Tuy nhiên an ninh trật tự tại công trình vẫn chưa được đảm bảo, NLĐ của Công ty đã được cấp phát thẻ ra vào nhưng công nhân của các nhà thầu phụ thì không.

NLĐ có thể ra vào công trường dễ dàng, không cần xuất trình giấy tờ do việc kiểm soát của tổ an ninh còn lỏng lẻo, khách ra vào không được ghi chép lại cụ thể. Tổ an ninh không được qua đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp.

2.4.2. Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ của NLĐ trên công trường được bộ phận Nhân sự Công ty kiểm soát đầy đủ. NLĐ trực thuộc Công ty đều được ký HĐLĐ không thời hạn và đóng BHXH, BHTNLĐ-BNN. Tất cả NLĐ trên công trường đều được khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo quy định.

BCH công trường đã xây dựng kế hoạch tổng hợp về ATLĐ, đã xây dựng nội quy, quy trình làm việc với các loại máy, thiết bị.

Tuy nhiên chưa xây dựng quy trình làm việc đối với các công việc có rủi ro, nguy cơ cao gây TNLĐ như làm việc trên cao, lắp dựng ván khuôn, đà giáo, nâng hạ vật tư, vật liệu v.v…

2.4.3. Cấp phát, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động

PTBVCN được BCH công trường trang bị cho NLĐ phù hợp theo từng vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)