Thực trạng về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.2. Thực trạng về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ

ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý: Quy định tổ chức bộ máy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn biện pháp làm việc an toàn

- Công ty đã xây dựng và ban hành các quy định về: + Nội quy công trường, nội quy sinh hoạt

+ Nội quy an toàn điện, nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy + Nội quy an toàn khi vận hành các loại máy, thiết bị

2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

- Do quy mô các công trình xây dựng của Công ty còn hạn chế, lực lượng lao động trực tiếp tại các công trường dưới 50 người nên cán bộ kỹ thuật thi công kiêm nhiệm luôn công tác ATVSLĐ. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) tại các công trường cũng được tổ chức, mỗi công trường có 1 đến 2 NLĐ trực tiếp kiêm nhiệm làm ATVSV. Mạng lưới ATVSV này chưa được đào tạo chuyên sâu về ATVSLĐ nên hoạt động chưa hiệu quả.

Biểu đồ 2.1. So sánh giữa tổng số ngƣời lao động và ngƣời lao động làm công tác an toàn vệ sinh lao động qua các năm từ 2017-2021

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Nhận xét:

Số lượng NLĐ làm công tác an toàn ở Công ty năm 2021 là 15 người, tuy nhiên toàn bộ lực lượng này là cán bộ kỹ thuật tại các công trường kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ, chưa được đào tạo chuyên sâu về ATVSLĐ nên hiệu quả hoạt động của lực lượng này còn thấp. Lực lượng ATVSV còn mỏng và chưa đáp ứng được các yêu cầu về ATVSLĐ.

2.2.3. Công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động

Công ty tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày cho cán bộ, công nhân trước khi triển khai thi công. Các nội dung tuyên truyền, huấn luyện bao gồm: Các nội quy an toàn điện, phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên chưa đào tạo chuyên sâu cho NLĐ về ATVSLĐ của phần việc mình thi công, hằng năm Công ty chưa triển khai hội thảo, tổ chức tuyên truyền về an toàn lao động trong Công ty.

2.2.4. Đánh giá rủi ro trong thi công

Mặc dù có cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ tại công trường nhưng công tác đánh giá rủi ro trước khi thi công hầu như không triển

khai, một phần vì tiến độ công trình, mặt khác do cán bộ phụ trách ATVSLĐ chưa hoạt động hiệu quả.

2.2.5. Các biện pháp an toàn đối với máy, thiết bị

Công ty đã xây dựng hệ thống biện pháp an toàn đối với các loại máy, thiết bị sử dụng. Hằng năm đều theo dõi, quản lý, tổ chức tiến hành kiểm định đúng thời hạn với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2.2.6. Trang bị và sử dụng thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân

Hằng năm Công ty đều lên kế hoạch và triển khai mua sắm, trang bị hệ thống PTBVCN cho NLĐ cơ bản như: Áo, mũ bảo hộ, găng tay, giày, ủng, dây đai an toàn v.v…

Thực trạng sử dụng PTBVCN: qua kết quả điều tra, khảo sát từ NLĐ trên công trường và kiểm tra thực tế cho thấy đa phần NLĐ được cấp phát các PTBVCN, tuy nhiên còn rất nhiều trường hợp không sử dụng các PTBVCN này hoặc sử dụng không đúng cách như: mũ bảo hiểm không cài dây, móc dây đai an toàn sai cách v.v…

2.2.7. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Công tác kiểm tra ATVSLĐ, an toàn trong vận hành sử dụng máy, an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn điện; kiểm tra sử dụng thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân không được duy trì đều đặn theo định kỳ do ban An toàn lao động chưa hoạt động hiệu quả, việc xử phạt đối với các vi phạm cũng chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở do chưa có các chế tài mang tính răn đe, xử phạt mạnh mẽ đối với các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)