Đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp

1.3.2. Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính

thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

- Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

+ Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.

+ Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tơn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ [7, tr.41].

+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.

+ Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

- Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai? Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh.

+ Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh

(hộ gia đình, cơng ty, doanh nghiệp, tập đồn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.

+ Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này khơng khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mịn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu “bán cái thị trường cần chứ khơng phải bán cái mình có” chưa hẳn đúng.

1.3.3. Văn hóa doanh nhân

- Xây dựng mơi trường làm việc

Kiến thức, kĩ năng, tinh thần, thái độ đối với các thành viên trong doanh nghiệp.

Trong bước này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đặt ra một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về kiến thức, trình độ chun mơn đối với các nhân viên trong doanh nghiệp ví dụ như u cầu về trình độ học vấn, yêu cầu về kĩ năng. Điều này là rất cần thiết vì nó giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở để tuyển chọn nhân viên phù hợp với từng vị trí cũng như đánh giá được chất lượng và hiệu quả cơng việc trong q trình làm việc.

Đồng thời, đây là cơ sở để các nhân viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện mình sao cho đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng riêng cho mình những tiêu chuẩn về thái độ của nhân viên đối với nhân viên, của nhân viên với khách hàng, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại lãnh đạo với nhân viên. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nó tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp khi giao tiếp với khách hàng, với đối tác, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng [7, tr.45].

+ Môi trường làm việc thân thiện và cởi mở

Một môi trường làm việc cởi mở sẽ là nơi mà người nhân viên có thể chia sẻ thơng tin và kiến thức một cách tự do, thoải mái và chắc chắn điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu của mình. Thực tế là nếu như người lãnh đạo không tạo ra được một môi trường làm việc cởi mở thì sẽ chẳng nhận được ý kiến phản hồi nào từ phía nhân viên, dẫn đến tình trạnh mù mờ về thơng tin. Nhân viên khơng có cơ hội đưa ra ý kiến của mình, dần dần đưa đến tình trạng bất mãn. Hậu quả là họ khơng làm việc hết mình, họ khơng muốn tìm tịi những ý tưởng mới hay ngại thay đổi vì sợ bị cấp trên khiển trách. Mơi trường làm việc thân thiện sẽ có sự tồn tại của niềm vui, sự chia sẻ, cộng tác và kết nối.

+ Cơ chế khen thưởng, kỉ luật

Việc khen thưởng, đề bạt vào các chức danh, các biểu tượng về địa vị và các tiêu chí đề bạt cần nhất quán với các tuyên bố về nhiệm vụ, về giá trị mà doanh nghiệp hướng tới. Kinh nghiệm của Mai Linh là không bỏ qua việc khen thưởng, động viên những nhân viên biết trả lại của rơi của khách hàng, những hành vi cứu giúp người bị nạn… Điều này nhằm củng cố thêm uy tín cho doanh nghiệp trước xã hội.

+ Cơ chế kết hợp hài hồ giữa lợi ích cá nhân và doanh nghiệp

Khơng phải lợi ích cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp bao giờ cũng thống nhất, cũng quy về một mối do vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần phải kiên trì, bền bỉ, quyết đốn trong việc kết hợp hài hồ hai lợi ích này. Lợi ích cá nhân và doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó với nhau. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả một tập thể và ngược lại lợi ích tập thể tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân được thực hiện. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được một cơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình đồng thời thực hiện lợi ích của doanh nghiệp.

- Thiết kế biểu tượng: logo, khẩu hiệu thương mại

Các lôgô, khẩu hiệu, ngôn ngữ, huyền thoại trong cơng ty, kiến trúc và màu sắc trang trí… cũng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi ứng xử của nhân viên, đến đời sống văn hố của doanh nghiệp. Có hai sản phẩm thường cho ta hiểu sâu về cơ cấu của văn hố một tổ chức là lơgơ và những tuyên bố về nhiệm vụ.

Ví dụ như lơgơ của hãng Volvo dùng hình ảnh tay nắm cổ tay, biểu hiện khơng che giấu giá trị của các mối quan hệ hợp tác. Hãng Apple dùng hình ảnh nhiều màu sắc của quả táo cấm Eden, có mất đi một miếng - tượng trưng cho sự sinh thành một tri thức mới. Các doanh nghiệp của chúng ta phần lớn chưa nhận thức ra ảnh hưởng của các yếu tố trên trong việc tạo ra nét văn hoá riêng, ấn tượng riêng của doanh nghiệp trong một thế giới cạnh tranh. Hay như Lôgô của Mai Linh có thể chưa tạo ra ấn tượng trong khách hàng của họ song rõ ràng màu xanh cây lá (màu áo lính sau chiến tranh gác súng cùng nhau gây dựng cơng ty, màu của môi trường trong sạch) trên tấm các giao dịch, trên phù hiệu, trên cà vạt nhân viên, trên màu sơn ở ơtơ… cùng cung cách ứng xử tận tình chu đáo thể hiện trong lời nói, trong hành động đã gợi nhớ về Mai Linh.

- Đồng phục cho nhân viên

Việc xây dựng đồng phục cho nhân viên là rất quan trọng trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện đồng phục tại các doanh nghiệp cịn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Ví dụ như cùng là đồng phục áo dài nhưng mỗi một nhân viên lại mặc một màu, một kiểu. Đó chưa thể coi là đồng phục được. Do vậy nếu chọn áo dài làm đồng phục cần phải thống nhất màu, thống nhất kiểu cũng như chất liệu. Về mẫu bảo hộ lao động: theo quan điểm của các nhà nghiên cứu và quản lý thì việc nghiên cứu thống nhất mẫu đồng phục và quần áo bảo hộ lao động cho từng chức danh trong đó có giao dịch viên là việc làm cần thiết để đảm bảo an tồn vệ sinh cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý lao động và tạo tác phong hiện đại

văn minh của cán bộ công nhân viên khi giao dịch với khách hàng, làm nổi bật văn hoá doanh nghiệp.

1.3.4. Văn hóa doanh nghiệp học hỏi được

- Sản phẩm: giống như nền văn minh lúa nước, chúng ta chưa nói đến tốt xấu nhưng nghe đến phở là người ta nhắc đến người Việt. Vậy thì khi sản phẩm, dịch vụ phát triển đến mức cao, trở thành thương hịêu, nó sẽ là biểu tượng lớn nhất của doanh nghiệp, xét về mặt giá trị, nó cũng là một yếu tố của văn hoá doanh nghiệp…

- Các nghi lễ: Đây là các hoạt động từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng gồm các hoạt động, sự kiện văn hố chính trị được thực hiện chính thức hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức.

Các nghi lễ gồm các loại sau đây:

+ Nghi lễ chuyển giao: Mục đích chính nhằm để giới thiệu các thành viên mới, bổ nhiệm, ra mắt. Tác dụng của chúng là tạo thuận lợi cho cương vị mới, vai trò mới.

+ Nghi lễ củng cố: là các lễ phát phần thưởng, nhằm mục đích củng cố hình thành bản sắc văn hố doanh nghiệp và tơn thêm vị thế của các thành viên.

+ Nghi lễ nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hố, chun mơn, khoa học. Mục đích của nghi lễ này là duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của tổ chức. Các cuộc hội họp thường kỳ của cơng ty cũng mang tính chất này. Ngày thành lập doanh nghiệp, ngày giỗ tổ ngành… cũng thuộc dạng này.

+ Nghi lễ liên kết: gồm lễ, tết, liên hoan, dã ngoại, các cuộc thi đấu thể thao…mục đích là khơi phục và khích lệ, chia sẽ tình cảm và sự cảm thơng gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức.

- Giai thoại: giai thoại thường được thêu dệt từ các sự kiện có thực của tổ chức, được mọi thành viên chia sẻ và nhắc lại với các thành viên mới. Những câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại về các năm tháng gian khổ và

vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người thủ lĩnh khởi nghiệp).

- Biểu tượng: gồm logo, kiểu chữ, đồng phục, thẻ nhân viên. Bản thân các yếu tố khác như lễ nghi, kiến trúc cũng truyền đạt các giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong về tổ chức.

- Khẩu hiệu thương mại: Nhiều tổ chức sử dụng các câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu hay một ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể của nhân viên mình và những người hữu quan. Khẩu hiệu thương mại luôn được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, và cạnh tranh vơ cùng hiệu quả. Nó khơng chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp, thúc đẩy họ mua sản phẩn mà cịn trở thành tơn chỉ hoạt động của công ty. Đấy là lý do mà gắn cùng với các nhãn hiệu với mỗi đợt sản phẩm mới phải là những slogan ấn tượng.

- Các hành vi giao tiếp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh: gồm giao tiếp thơng qua lời nói và giao tiếp thơng qua lời nói của nhân viên trong doanh nghiệp đối với xã hội. Giao tiếp thơng qua lời nói là sự giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) của những con người thuộc doanh nghiệp với xã hội như người bán hàng, người trực điện thoại, người gác cổng…Giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội là tập hợp tất cả các yếu tố để doanh nghiệp thể hiện mình là một tổ chức văn hóa với thế giới bên ngồi.

Nhờ đó, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hố của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp được ăn sâu vào tâm trí của mọi người và họ chấp nhận mua sản phẩm của doanh nghiệp. Phương thức giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhà nước. Chính vì vậy để hồn thiện được văn hố doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp phải hồn thiện văn hố giao tiếp cho các nhân viên của mình thơng qua các lớp học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục.

- Các phép ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau: Ngày nay doanh nghiệp không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi để con người cống hiến và phục vụ. Đó cịn là nơi con người sống, khôi phục và tái tạo sức lao động, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Do vậy doanh nghiệp không chỉ là mơi trường làm việc tốt mà cịn là mơi trường sống tối ưu cho người lao động - đó chính là mơi trường văn hố doanh nghiệp. Trong mơi trường đó mối quan hệ giữa các thành viên hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mối quan hệ này lâu dần thành hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, thái độ, chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong công việc và sinh hoạt của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.

Xây dựng văn hố doanh nghiệp khơng phải là ngày một ngày hai mà đòi hỏi rất nhiều cố gắng và cơng sức. Văn hố doanh nghiệp phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, xong khách hàng của công ty là một trong những điểm quan trọng nhất khi xác định các yếu tố văn hố doanh nghiệp. Thực tế có nhiều vấn đề cần xác định khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp xong hai yếu tố chi phí và thời gian là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chương trình thực hiện.

Vấn đề gây đau đầu nhất với các chủ doanh nghiệp là khơng có tiền thực hiện hoạt động kinh doanh, lấy đâu ra tiền để thực hiện chương trình? Việc thực hiện văn hố doanh nghiệp khơng phải ngày một ngày hai, mà là một quá trình lâu dài gồm các bước thực hiện khác nhau, thực hiện cái nào trước, cái nào sau. Hơn nữa, thời gian của doanh nghiệp còn để thực hiện kinh doanh, lấy đâu thời gian để thực hiện văn hố? Chính vì vậy áp lực về chi phí và thời gian rất lớn, là rào cản chính cho việc thực hiện văn hố hay khơng. Giải pháp cho vấn đề này là phải phân chi phí thực hiện thành nhiều “gói” khác nhau, xác định các loại chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra, phải tiến hành tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w