Các điểm mới trong tiêu chuẩn ISO45001

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long (Trang 72 - 77)

STT CHƢƠNG PHẠM VI THAY ĐỔI

1 Phạm vi • Phạm vi

• Giảm thiểu tối đa rủi ro đồng thời tạo điều kiện để hoàn thiện công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp • Xem xét bối cảnh doanh nghiệp với

những kỳ vọng của nhân viên và các bên liên quan

• Bao gồm các chương trình an sinh xã hội cho đội ngũ nhân viên

2

Các tham chiếu và công bố

• Các quy chuẩn

tham chiếu • Không có quy chuẩn tham chiếu 3 Thuật ngữ • Thuật ngữ • Các định nghĩa mới và thay đổi so

với quy định hiện hành 4 Bối cảnh doanh nghiệp • Bối cảnh • Các bên liên quan

• Các yêu cầu quy định mới và sự tập trung cao hơn dành cho đội ngũ nhân viên và các bên hữu quan

5 Quản lý • Quản lý

• Tập trung nhiều hơn vào quy trình làm việc

• Phần bổ sung về quá trình tham gia của đội ngũ nhân viên (5.4)

6 Hoạch định

• Các rủi ro/cơ hội

• Hoạch định thay đổi

• Tập trung cao hơn và công nhận các rủi ro

7 Hỗ trợ • Thông tin và liên hệ thông tin

• Nâng cao các yêu cầu quy định đối với chủ đề “nhận thức”

• Bổ sung hoạt động “liên hệ thông tin với bên ngoài và điều chỉnh „các thông tin được lập hồ sơ‟

8 Vận hành

• Vận hành

• Các quy trình thuê ngoài

• Mở rộng tiêu điểm và các yêu cầu quy định mới

STT CHƢƠNG PHẠM VI THAY ĐỔI 9 Đánh giá hiệu quả • Chỉ số hiệu quả thực hiện • Đánh giá quản lý

• Các yêu cầu quy định về rủi ro và chỉ số hiệu quả thực hiện mới và các điểm tập trung mở rộng 10 Cải tiến • Các trường hợp không tuân thủ • Các biện pháp khắc phục

• Mở rộng nội dung mô tả quy trình để quản lý các tình huống

• Các nội dung mô tả rõ ràng về các biện pháp phòng ngừa không còn cần thiết nữa

• Cải tiến • Mở rộng các quy trình để cải tiến liên tục

Nguồn: TÜV Rheinland GmbH

3.1.2. So sánh tiêu chuẩn ISO 45001:2018 với OHSAS 18001

- Đều sử dụng chu trình PDCA làm nền tảng.

- Mục đích của cả 2 tiêu chuẩn này đều tạo ra khuôn khổ quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của người lao động.

- Nhiều nội dung yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 mặc dù đã hợp nhất, xây dựng lại hoặc mở rộng đều được tìm thấy trong ISO 45001, bao gồm các yêu cầu chính sách; xác định các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác; mục tiêu cải tiến; yêu cầu nhận thức, năng lực; các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống; các yêu cầu để theo dõi, đo lường, phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của hệ thống quản lý ATVSLĐ.

Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001

Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 đều xây dựng trên nền tảng chu trình PDAC, tuy nhiên các điều khoản của hai tiêu chuẩn này có nhiều điểm khác biệt, về nội dung ISO 45001 có những điểm tiến bộ hơn so với OHSAS 18001 được nêu trong Hình 3.1.

Hình 3.1. Những điểm tiến bộ hơn so với OHSAS 18001:2007

Nguồn:TÜV Rheinland GmbH

3.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ISO 45001:2018

3.3.1. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018

*Bƣớc 1: Bối cảnh của Công ty Thuốc lá Thăng Long

Bước này gồm các nội dung chính như sau:

- Tìm hiểu bối cảnh của Công ty

- Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm - Xác định phạm vi của hệ thống quản lý ATVSLĐ * Bƣớc 2: Lãnh đạo và sự tham gia của ngƣời lao động

Nội dung chính được trình bày ở bước này, gồm có:

- Lãnh đạo và cam kết

- Thiết lập Chính sách về ATVSLĐ

- Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức - Sự tham gia/tham vấn của NLĐ

* Bƣớc 3: Lập kế hoạch

Bước này tập trung trình bày các nội dung sau:

- Đánh giá cơ hội và các cơ hội khác liên quan ATVSLĐ. - Xác định các yêu cầu của pháp luật cũng như các yêu cầu khác

- Mục tiêu ATVSLĐ và lập kế hoạch * Bƣớc 4: Hỗ trợ

Nội dung chính ở bước này tập trung trình bày:

- Nguồn lực, năng lực và nhận thức - Trao đổi thông tin

- Thông tin dạng văn bản * Bƣớc 5: Thực hiện

Các vấn đề cần đề cập đến ở bước này gồm có:

- Hoạch định và kiểm soát vận hành.

- Chuẩn bị để đáp ứng tình huống khẩn cấp * Bƣớc 6: Đánh giá kết quả thực hiện

Bước này tập trung giải quyết các vấn đề gồm:

- Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

- Đánh giá việc thực thi các quy định của pháp luật cũng như các yêu cầu khác - Đánh giá nội bộ

- Xem xét của lãnh đạo * Bƣớc 7: Cải tiến

Công tác cải tiến bao gồm các nội dung như sau:

- Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục - Cải tiến liên tục

3.3.2. Bối cảnh của Công ty Thuốc Lá Thăng Long

3.3.2.1. Tìm hiểu bối cảnh của Công ty

Tiêu chuẩn ISO 45001 tập trung nhiều hơn vào nội dung “bối cảnh của tổ chức”. Do đó, nội dung mục này sẽ đi vào xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài tác động đến mục tiêu đạt được kết quả như mong đợi của tổ chức đối với hệ thống quản lý.

Các vấn đề bên trong và bên ngoài được thể hiện ở các Hình 3.2 và Hình 3.3 dưới đây. Trước hết, chúng ta sẽ đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các vấn đề bên trong, qua đó xác định được thách thức và cơ hội của tổ chức.

Cơ hội

- Hệ thống quản lý ATVSLĐ được coi là công cụ hữu hiệu để định hướng chiến lược, kiểm soát được mối nguy/rủi ro trong vận hành tổ chức;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động;

Hình 3.2. Các vấn đề bên ngoài ảnh hƣởng đến Công ty

Nguồn: Tác giả xây dựng

Hình 3.3. Các vấn đề bên trong của Công ty

Nguồn: Tác giả xây dựng

Thách thức

- Chưa có sự đảm bảo về năng lực của cán bộ và NLĐ sẽ đáp ứng được yêu cầu, do nhận thức về công tác ATVSLĐ cũng như trong PCCC còn có nhiều hạn chế;

- Yêu cầu của Tiêu chuẩn không ngừng được điều chỉnh cũng như cập nhật phiên bản, gặp khó khăn trong việc cập nhật một cách kịp thời;

- Tiêu chuẩn ISO 45001 mới được đưa vào áp dụng nên có nhiều vướng mắc khi triển khai/áp dụng.

3.3.2.2. Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Yêu cầu về xác định “Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm” được thể hiện tại Mục 4.2 của Tiêu chuẩn ISO 45001. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty cần thực hiện như sau:

- Bộ phận ATVSLĐ và Ban Lãnh đạo phải xác định được mối liên hệ của các bên liên quan và nhu cầu mong đợi của họ đến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Trên cơ sở đó, xác định và lựa chọn được yêu cầu và mong đợi như là yêu một cầu pháp lý. Do đó, đòi hỏi việc lựa chọn phải được thực hiện một cách cẩn trọng, kỹ càng nhằm tránh việc phải tuân thủ quá nhiều và không khả thi khi thực hiện yêu cầu và mong đợi của các bên, tác động không mong muốn đến kết quả vận hành hệ thống.

- Để hạn chế được trường hợp nêu ở trên, Công ty cần xây dựng bảng các bên liên quan với nhu cầu và mong đợi của họ đã được xác định. Các bên liên quan có thể bao gồm: cơ quan chức năng sở tại, khách hàng, nhà cung cấp, cư dân xung quanh. Định kỳ rà soát nhu cầu và mong đợi của các bên để kịp thời sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)