STT Các bên có
liên quan Nhu cầu và mong đợi
I Nội bộ Công ty
1 Chủ tịch
- Thiết lập và đưa vào vận hành hệ thống quản lý ATVSLĐ.
- Doanh thu cao
2 Ban Giám đốc
- Tuân thủ các yêu cầu về ATVSLĐ và PCCN
- Không để xảy ra các sự cố nào về TNLĐ – PCCN – BVMT
- Không có khiếu nại/tố cào nào về các chính sách và phúc lợi của Công ty từ NLĐ
3 Người lao động
- Làm việc trong môi trường an toàn. - Cơ sở vật chất, điều kiện tiện nghi
II Các bên liên quan
1
Chính quyền địa
phương
- Doanh nghiệp chấp hành quy định ATVSLĐ, môi trường và PCCN
- Doanh nghiệp đóng góp về nhiều vật chất cho địa phương để phát triển kinh tế
- Đảm bảo an toàn, an ninh khu vực
2 Cư dân xung quanh
- Triển khai các phương án về bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động
- Người dân xung quanh có việc làm và thu nhập
- Ủng hộ vật chất cho các phong trào mà địa phương tổ chức
STT Các bên có
liên quan Nhu cầu và mong đợi
3 Đối tác
Khách hàng
- Có chứng nhận ISO 45001:2018 - Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định - Giá cạnh tranh, đảm bảo đúng tiến độ
- Chế độ được đảm bảo đối với người lao động
Nhà cung cấp
- Thanh toán đủ và đúng hẹn, có nhu cầu ổn định
Nguồn: Tác giả xây dựng 3.3.2.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
Theo Mục 4.3 tiêu chuẩn ISO 45001 thì tổ chức phải xác định phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý, cụ thể:
- Các vấn đề bên trong và bên ngài;
- Yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan; - Các hoạt động cụ thể có liên quan;
- Phạm vi và địa điểm hoạt động của Công ty;
- Quyền và trách nhiệm của tổ chức trong việc kiểm soát các tác động không mong muốn.
Phạm vi của Hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm các yếu tố sau:
- Tất cả CBCNV của Công ty, khách hàng, nhà thầu, khách tham quan của Công ty.
- Toàn bộ hoạt động của CBCNV của Công ty trong quá trình làm việc. - Các khu vực hành chính, nhà xưởng, nhà kho của Công ty.
3.4. Sự lãnh đạo và sự tham gia của ngƣời lao động
3.4.1. Sự lãnh đạo và cam kết
Sự lãnh đạo và cam kết được đề cập tại mục 5.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001. Cụ thể, Lãnh đạo Công ty cần phải chứng minh được cam kết triển khai, thực hiện và không ngừng cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ bằng cách:
- Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ.
- Đảm bảo chính sách ATVSLĐ, các mục tiêu ATVSLĐ được thiết lập cho Hệ thống quản lý và phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức phải cần phải tích hợp yêu cầu của Hệ thống quản lý.
- Đảm bảo hệ thống quản lý ATVSLĐ luôn được cung cấp các nguồn lực cần thiết.
- Truyền đạt ý nghĩa của việc quản lý hiệu quả và việc đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý.
- Đạt được kết quả mong muốn từ việc triển khai hệ thống.
- Hỗ trợ/tham gia chỉ đạo đóng góp vào hiệu quả thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ.
- Đẩy mạnh sự cải tiến.
- Có thể chứng minh vai trò lãnh đạo thông qua việc hỗ trợ hoặc tham vào vai trò quản lý liên quan khác trong quá trình vận hành hệ thống thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động khi báo cáo về tai nạn/sự cố, mối nguy, rủi ro và rủi ro cơ hội.
- Đảm bảo xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia, tham vấn của NLĐ.
3.4.2. Ban hành các Chính sách về An toàn vệ sinh lao động
Mục 5.2 của tiêu chuẩn ISO 45001 đề cập đến các yêu cầu của Chính sách ATVSLĐ, cụ thể Chính sách ATVSLĐ cần đáp ứng trình tự sau:
Phân tích thông tin
Các thông tin cần thiết cho việc thiết lập Chính sách ATVSLĐ bao gồm: - Bản chất, quy mô, các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho công tác phòng ngừa tai nạn và BNN liên quan đến công việc;
- Những yêu cầu có thể đáp ứng được của khách hàng và các bên quan tâm. Xác định các điểm chiến lược trong Chính sách ATVSLĐ
Khi thiết lập Chính sách ATVSLĐ, Công ty phải xem xét trên các nguyên tắc sau:
- Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý và thực hiện việc đánh giá và kiểm soát rủi ro định kỳ.
- Thực thi các quy định có liên quan của pháp luật cũng như các yêu cầu khác về ATVSLĐ mà tổ chức cam kết thực hiện.
- Chia sẻ thông tin của Công ty với cộng đồng về hệ thống quản lý ATVSLĐ. Xây dựng Chính sách ATVSLĐ
HĐATVSLĐ của Công ty xây dựng Chính sách ATVSLĐ dựa trên cơ sở phân tích thông tin liên quan và các nội dung chiến lược của Chính sách ATVSLĐ, cần đảm bảo:
- Thể hiện được cam kết môi trường làm việc của NLĐ được an toàn.
- Chính sách ATVSLĐ phải gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các rủi ro liên quan và kết quả đã được ghi nhận trước đó của công tác ATVSLĐ.
- Chính sách ATVSLĐ có thể là một văn bản độc lập hoặc được hợp nhất trong một văn bản khác của Công ty có giá trị tương đương.
- Chính sách ATVSLĐ phải rõ ràng, rành mạch nhưng ngắn gọn để có thể đánh giá được mức độ tuân thủ.
- Nội dung tuyên bố và cam kết trong Chính sách ATVSLĐ phải được Giám đốc của Công ty xác nhận và cam kết thực hiện. Chính sách ATVSLĐ sẽ được phổ biến đến tất cả các bộ phận, người lao động trong Công ty và cho các bên liên quan.
Bảng 3.3. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty Thuốc lá Thăng Long
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Giám đốc cùng toàn thể CBCNV Công ty Thuốc lá Thăng Long cam kết thực hiện Chính sách ATVSLĐ với nội dung nhƣ sau:
- Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và quốc tế. - Bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho nhân viên của Công ty, nhà thầu và
các bên liên quan.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông qua việc định kỳ
xem xét, đánh giá cải tiến Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 và kết quả thực hiện.
- Đảm bảo luôn có phương án ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp về
con người, môi trường và tài sản trong mọi hoạt động của Công ty.
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và thực hiện hiệu quả Chính
sách ATVSLĐ.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Thông tin với các bên liên quan về Chính sách ATVSLĐ
- Phổ biến đến nhân viên trong Công ty và các bên liên quan về Chính sách ATVSLĐ của Công ty.
- Trong các cuộc họp nội bộ hoặc với các bên liên quan, có thể phổ biến lại Chính sách ATVSLĐ của Công ty.
- Đăng tải Chính sách ATVSLĐ lên các bảng tin, bảng thông báo cũng như trang thông tin điện tử của Công ty hoặc đưa vào các hợp đồng.
- Để nâng cao nhận thực của người lao động về công tác ATVSLĐ, nội dung Chính sách ATVSLĐ được đưa vào chương trình đào tạo định kỳ của Công ty.
Phổ biến Chính sách ATVSLĐ
Chính sách ATVSLĐ được phổ biến đến toàn thể CBCNV trong Công ty bằng các hình thức, cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 3.4. Hình thức phổ biến Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty
.STT Đối tƣợng Hình thức
1 Đối với người lao
động. - Đưa Chính sách lên bảng tin, phát thanh. 2 Tại các bộ phận ở văn
phòng
- Chính sách được dán trong phòng họp và phòng làm việc.
3 Tại các Phân xưởng
- Bản Chính sách được treo tại Phân xưởng; - Sau khi ký kết Hợp đồng lao động, NLĐ được
phổ biến Chính sách ATVSLĐ và được lồng ghép trong các khóa học định kỳ về An toàn, trong các cuộc họp nội bộ.
4 Đối với khách
- Chính sách được phổ biến ngay từ ngày đầu đến Công ty.
- Đưa vào nội dung chương trình học an toàn.
5 Đối với khách hàng, đối tác
- Chính sách được đính kèm trong file tài liệu về công ty.
6 Đối với dân cư xung quanh
- Đưa lên trang web của Công ty;
- Đính kèm Chính sách trong tài liệu về Công ty.
Rà soát lại Chính sách ATVSLĐ
NLĐ có thể bị tác động tiêu cực bởi mối nguy, HĐBDLĐ định kỳ rà soát theo quý để kịp thời phát hiện và điều chỉnh phù/cập nhật hợp với Chính sách ATVSLĐ. Chính sách ATVSLĐ được xem xét vào các cuộc họp và báo cáo theo quý.
3.4.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
Các yêu cầu xác định “Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức” được đề cập tại Mục 5.3 trong Tiêu chuẩn ISO 45001, cụ thể: “Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn đối với các vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý ATVSLĐ được phân công và truyền đạt cho tất cả các cấp trong tổ chức. Người lao động ở từng cấp độ của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với các khía cạnh của hệ thống quản lý ATVSLĐ mà họ kiểm soát.
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn để: Đảm bảo rằng hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này; Báo cáo việc thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ với Lãnh đạo cao nhất”.
Hiện HĐATVSLĐ phụ trách công tác ATVSLĐ của Công ty, tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu nêu trên của tiêu chuẩn ISO 45001 thì Công ty cần tổ chức lại bộ máy HĐATVSLĐ, quyền và trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng phải được phân công cụ thể hơn. Các bước đề xuất thực hiện như sau:
Bước 1: Kiện toàn HĐATVSLĐ
Phân công rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong HĐATVSLĐ.
Bước 2: Xây dựng cơ cấu quản lý ATVSLĐ
Chủ tịch HĐATVSLĐ (CTHĐ) có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban về công tác ATVSLĐ trong Công ty, trong đó:
- Làm rõ quyền hạn, vai trò và trách nhiệm của thành viên trong hệ thống và nguồn lực đưa vào các vị trí này.
- Quyền hạn, vai trò và trách nhiệm đối với ATVSLĐ phải gắn với quyền hạn, vai trò và trách nhiệm vốn có trong từng bộ phận.
Bước 3: Công bố cơ cấu quản lý ATVSLĐ
CTHĐ công bố cơ cấu quản lý ATVSLĐ đến các bộ phận trong Công ty. Trưởng các bộ phận truyền đạt lại cho CBCNV mà mình quản lý để nắm được và thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ được giao.
Bước 4: Xem xét định kỳ
Hàng năm, thông qua các cuộc họp, Lãnh đạo sẽ tiến hành rà soát lại cơ cấu quản lý ATVSLĐ và có hành động cụ thể như:
- Bất cứ thành viên nào trong Hội đồng mà có quyền và trách nhiệm không tương đương thì CTHĐ phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Trong trường hợp vị trí CTHĐ không phù hợp thì Ban Lãnh đạo Công ty phối hợp với tổ chức Công đoàn sẽ xem xét và phân công người khác.
Bước 5: Lưu thông tin dạng văn bản
Các thông tin liên quan cần lưu trữ dạng văn bản và truyền đạt cho NLĐ trong Công ty.
3.4.4. Sự tham gia và tham vấn của người lao động
Nội dung yêu cầu về “Sự tham gia và tham vấn của người lao động” được đề cập tại Mục 5.4 trong tiêu chuẩn ISO 45001, cụ thể: “Tổ chức phải thiết lập và thực hiện và duy trì các quá trình tham gia (bao gồm cả tư vấn) trong việc hoạch định, thực hiện, đánh giá và hành động để cải thiện hệ thống quản lý ATVSLĐ bởi NLĐ ở tất cả các cấp độ và chức năng”.
Trên cơ sở xem xét thực tế, thì nhu cầu tham gia tham vấn của CBCNV Công ty về công tác ATVSLĐ như sau:
- Tham gia nhận diện, xác định mối nguy, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ và đưa ra cách xử lý. Ý kiến đề xuất liên quan của NLĐ được trình lên quản lý trực tiếp và HĐATVSLĐ.
- Tham gia xem xét, đánh giá việc cải tiến mục tiêu và chính sách ATVSLĐ; - Có thể tham vấn với các các bên liên quan đến về công tác ATVSLĐ trong trường hợp cần thiết.
- Tham gia quá trình điều tra sự cố về ATVSLĐ của Công ty;
- Thực hiện tham vấn khi có sự tác động không mong muốn đến hiệu quả công tác ATVSLĐ;
Sự tham gia của NLĐ được đề xuất theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin
Khi có ý kiến đề xuất cải tiến hệ thống hoặc xác định hệ thống quản lý ATVSLĐ có vấn đề thì NLĐ phải báo cáo với trưởng phòng/bộ phân, từ đây thông tin được báo đến CTHĐ. Trưởng các phòng ban trực tiếp tham gia thảo luận và cho ý kiến thông qua họp với Ban Lãnh đạo và HĐATVSLĐ.
CTHĐ sẽ là người trực tiếp tiếp nhận và xem xét khi Công ty nhận được thông tin từ bên ngoài về ATVSLĐ.
Bước 2: Xem xét và xử lý thông tin
Nội dung thông tin tiếp nhận phải liên quan đến sự không phù hợp và cải tiến hệ thống.
Trên cơ sở thông tin tiếp nhận được từ CTHĐ, thành viên HĐATVSLĐ sẽ xem xét, đề xuất và báo cáo CTHĐ giải pháp xử lý.
Đề xuất của thành viên HĐATVSLĐ sẽ được CTHĐ xem xét, trong trường hợp cần thiết CTHĐ sẽ đề cập vấn đề này trong cuộc họp tháng của HĐATVSLĐ hoặc triệu tập đột xuất các thành viên HĐATVSLĐ cũng như Trưởng các bộ phận để cùng thảo luận, trao đổi và xử lý.
Bước 3: Phản hồi
Sau khi thống nhất được phương án giải quyết từ CTHĐ hoặc sau khi áp dụng phương án giải quyết để khắc phục/cải tiến hiệu quả công tác ATVSLĐ, thành viên HĐATVSLĐ sẽ phản hồi cho bên gửi yêu cầu đề xuất cải tiến hệ thống quản lý.
Bước 4: Ban hành áp dụng
Bộ phận ATVSLĐ ban hành và chuyển tài liệu đến các đầu mới bộ phận liên quan trong Công ty.
3.5. Hoạch định
Tổ chức phải xác định các rủi ro và cơ hội khi hoạch định hệ thống quản lý ATVSLĐ, để đảm bảo hệ thống quản lý ATVSLĐ có thể đạt được kết quả dự kiến; ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động không mong muốn. Để đạt được những điều này, tổ chức phải tiến hành nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.
Yêu cầu về xác định mối nguy và đánh giá rủi ro được quy định tại Mục 6.1.2 trong tiêu chuẩn ISO 45001, cụ thể:
Nhận biết mối nguy: Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quá trình để xác định chủ động các mối nguy phát sinh. Quá trình này sẽ tính đến nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
- Cách thức công việc được tổ chức, các yếu tố xã hội (bao gồm cả khối lượng công việc, giờ làm, trù dập, quấy rối và bắt nạt), sự lãnh đạo và văn hóa trong tổ chức.
- Các hoạt động và tình huống thường xuyên và không thường xuyên, bao gồm các mối nguy phát sinh từ:
+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư, các chất và các điều kiện vật lý của nơi làm việc.
+ Thiết kế sản phẩm và dịch vụ bao gồm trong quá trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, cung cấp dịch vụ, bảo trì và thải bỏ.
Đánh giá rủi ro: Các phương pháp và chuẩn mực đánh giá rủi ro ATVSLĐ của tổ chức phải được xác định tương thích với phạm vi, bản chất và thời gian, để