Xác định thu nhập chịu thuế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” doc (Trang 25)

Trong Luật thuế thu nhập cá nhân ở hầu hết các nước thường không đưa ra một định nghĩa chung về thu nhập, nhưng đều có khái niệm thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế và đây là cơ sở tính thuế thu nhập. Khái niệm thu nhập chịu thuế thường được định nghĩa là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế.

Đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng dựa theo nguồn hình thành, và thường bao gồm các loại chủ yếu sau:

• Thu nhâp tư lao động như tiền lương, tiền công.

• Thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ hành nghề độc lập.

• Thu nhập từ tài sản.

• Thu nhập từ đầu tư gián tiếp.

• Thu nhâp khác.

Tuy nhiên, tuỳ theo việc lựa chọn mô hình đánh thuế và chính sách của từng nước trong từng thời kỳ mà thái độ đánh thuế đối với từng loại thu nhập nêu trên giữa các nước cũng không giống nhau, thậm chí trong một nước giữa các thời kỳ khác nhau cũng không giống nhau.

Hiện nay, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta không thực hiện phân loại thu nhập chịu thuế theo từng nguồn mà dựa theo tính chất ổn định, đều đặn của thu nhập phát sinh, có nghĩa là thu nhập được phân thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên, theo đó, mỗi loại thu nhập phải chịu thuế theo cơ chế riêng. Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy chúng ta nên xác định đánh thuế theo từng nguồn hình thành thu nhập chịu thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” doc (Trang 25)