Biểu thuế suất toàn phần

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” doc (Trang 59 - 61)

- Việc ban hành và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập đối với ngườ

1. Thành phố Hồ Chí Minh a) Tổng số:

3.3.4.2 Biểu thuế suất toàn phần

Đối tượng áp dụng biểu thuế suất toàn phần là kế thừa những quy định hiện hành đang thực hiện có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, biểu thuế này được áp dụng đối với các loại thu nhập từ đầu tư vốn (lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay, lãi từ hợp động bảo hiểm nhân thọ, lãi trái phiếu, tín phiếu, lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh), thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu nhập khác (tiền bản quyền, tiền trúng thưởng xổ số, khuyến mại, trò chơi có thưởng, quà tặng, thừa kế).

Biểu thuế cụ thể như sau:

Thu nhập chịu thuế Thuế suất

1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn - Lãi tiền gửi tiết kiệm

- Lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, lãi từ hợp động bảo hiểm nhân thọ, lãi trái phiếu, tín phiếu.

- Lãi tiền cho vay.

2% 3% 5%

2. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn 14% 3. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản 20% 4. Thu nhập chịu thuế khác

- Thu nhập chịu thuế từ tiền bản quyền vượt trên 10 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập.

5% 10%

- Thu nhập chịu thuế từ tiền trúng thưởng xổ số, khuyến mại, trò chơi có thưởng, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập. - Thu nhập chịu thuế từ thừa kế vượt trên 100 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập.

5%

Bảng 3.11: Biểu thuế suất toàn phần

- Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn:

+ Lãi suất tiền gởi tiết kiệm hiện nay bình quân là 8,4%/năm (0,7%/tháng), nếu người có 100 triệu đồng tiền gởi thì mỗi tháng có tiền lãi 700.000 đồng. Tuy nhiên nếu người này không gởi tiết kiệm mà mua trái phiếu Chính phủ thì mức lãi suất là 8%/năm, bình quân mỗi tháng có tiền lãi 666.667 đồng, mà thu nhập từ trái phiếu Chính phủ thì tạm thời chưa thu thuế. Như vậy, mức động viên của thuế đối với lãi tiền gởi tiết kiệm phải thấp hơn với mức chênh lệch này (700.000 đồng - 666.667 đồng = 33.333 đồng). Theo phân tích như vậy Tôi cho rằng mức động viên của thuế đối với lãi suất tiền gởi tiết kiệm là 2%, khi đó người nhận được tiền lãi phải nộp 14.000 đồng, ít hơn so với khoảng chênh lệch trên là 19.333 đồng (33.333 đồng - 14.000 đồng = 19.333 đồng) và được xem là hợp lý vì ít nhiều khi gởi tiền vào các tổ chức tín dụng cũng có phần rủi ro hơn so với trái phiếu Chính phủ. Mặt khác với mức lãi suất như trên thì khá thấp sẽ không ảnh hưởng đến kênh huy động vốn của các tổ chức tín dụng phục vụ cho nền kinh tế.

+ Lợi tức được chia: Chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày nay đang khuyến khích đẩy mạnh phát triển các công ty cổ phần, phát triển thị thường chứng khoán, thực tế nhìn lại 6 năm chặng đường phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta cho thấy, nhiều đối tượng mua chứng khoán chỉ nhìn ở góc độ “đầu cơ” hơn là “đầu tư”. Vì vậy, đối với khoản thu nhập này chúng ta nên đánh thuế TNCN thấp để dễ dàng thu hút vốn đầu tư, đồng thời tạo điều kiện phát triển thị trường chứng khoán. Và mức thuế suất đề nghị chỉ cao hơn 1% so với thuế suất của lãi suất tiền gởi tiết kiệm, có nghĩa là 3%.

+ Lãi suất cho vay hiện nay bình quân là 0,9%/tháng (0,83%/tháng đối với vay ngắn hạn, 0,97%/tháng đối với vay trung dài hạn), người cho vay 100 triệu đồng mỗi tháng nhận tiền lãi là 900.000 đồng. Như vậy, thu nhập từ lãi suất cho vay sẽ lớn hơn nhiều so với thu nhập từ lãi suất tiền gởi tiết kiệm và ít rủi ro hơn trong trường hợp đầu tư mua chứng khoán (ví dụ: mua cổ phiếu nếu công ty cổ phần kinh doanh không có lãi thì không có thu nhập) nên tỷ lệ động viên của thuế trong trường hợp này phải cao hơn so với các khoản lợi tức và mức thuế suất đề nghị là 5%.

- Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn, hiện nay cá nhân kinh doanh nộp thuế là 28%, cá nhân không kinh doanh chưa nộp thuế đối với loại thu nhập này. Tuy nhiên, để công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì thu nhập này áp dụng một mức thuế suất chung đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn bất kể là kinh doanh hay không kinh doanh. Và mức thuế suất đề nghị là 14%. Vì: Đối với cá nhân nếu chuyển nhượng vốn có lãi thì nộp thuế TNCN trên mỗi lần chuyển nhượng, còn nếu lỗ đề nghị được được khấu trừ trong vòng một năm dương lịch. Đối với doanh nghiệp nếu chuyển nhượng vốn có lãi thì hạch toán vào thu nhập chịu thuế để nộp thuế TNDN, nếu lỗ được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính và được khấu trừ lỗ trong vòng 5 năm, đó là chưa kể kinh doanh vốn đối với doanh nghiệp còn được hưởng một phần các chi phí gián tiếp từ doanh nghiệp.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng giống như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đề nghị áp dụng một mức thuế suất chung là 20% đối với cá nhân có thu nhập. Mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cao hơn so với mức thuế suất của thu nhập từ chuyển nhượng vốn đó cũng một phần hạn chế các cá nhân đầu tư vào lãnh vực bất động sản, giữ thị trường này bình ổn.

- Thu nhập từ tiền bản quyền áp dụng thuế suất 5%, thu nhập từ trúng thưởng, quà tặng áp dụng thuế suất 10% là kế thừa chính sách thuế hiện hành. Tuy nhiên để đảm bảo công bằng giữa người có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế và người có thu nhập dưới ngưỡng chịu thuế, thuế chỉ tính trên phần vượt ngưỡng chịu thuế thay vì tính trên tổng thu nhập như hiện hành.

- Thu nhập từ thừa kế, riêng khoản thu nhập này như lý luận ở phần

3.3.2.1 (Thu nhập thuộc diện chịu thuế) thì ở nước ta nên đánh thuế đối với

trường hợp có thu nhập từ thừa kế lớn và điều chỉnh ở mức thuế suất tương đối 5%.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w