Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ AN TOÀN
2.2. Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty
2.2.8. Các kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và biện
biện pháp phòng ngừa
2.2.8.1. Giới thiệu chung
* Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Ban lãnh đạo đã tổ chức đánh giá, kiểm soát YTNH, YTCH tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ, chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ;
thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khoẻ NLĐ thì Ban lãnh đạo đã tổ chức quan trắc MTLĐ để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc MTLĐ có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
- Đối với yếu tố nguy hiểm thì Ban lãnh đạo thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc và ít nhất 01 lần trong một năm tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
- Ngay sau khi có kết quả quan trắc MTLĐ để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, Ban lãnh đạo đã:
- Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc MTLĐ và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
- Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
- Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
* Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc Ban lãnh đạo đã bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
- Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Ban lãnh đạo đã quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
- Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định;
- Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;
- Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp theo quy định.
* Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
* Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
- Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ của họ tại nơi làm việc.
- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định.
* Xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, Ban lãnh đạo đã xác định mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại Công ty, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
+ Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các YTNH, YTCH bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ; xây dựng nội quy, quy trình làm việc ATVSLĐ; chế độ HLĐ, chăm sóc sức khoẻ NLĐ; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ).
- Xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
* Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Ban lãnh đạo có hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
- Ban lãnh đạo đã lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; Công ty kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
- Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại Công ty gồm nội dung:
+ Tình trạng ATVSLĐ của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
+ Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;
+ Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
+ Kiến thức và khả năng của NLĐ trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp; + Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ NLĐ;
+ Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ, điều tra TNLĐ.
- Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại Công ty gồm các nội dung sau đây:
+ Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống YTNH, YTCH tại nơi làm việc;
+ Kết quả cải thiện điều kiện lao động.
2.2.8.2. Các yếu tố nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống
* Một số khái niệm
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
- Nhóm các yếu tố nguy hiểm là tập hợp các yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ có cùng nguồn gốc và nguyên nhân.
- Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm tác động một cách thường xuyên, theo chu kỳ hoặc bất ngờ, ngẫu nhiên gây TNLĐ.
Yếu tố nguy hiểm cho phép nhận dạng và xác định chính xác mối nguy hiểm, còn vùng nguy hiểm cho phép xác định phạm vi ảnh hưởng và tác động của yếu tố nguy hiểm.
Các yếu tố nguy hiểm trong Công ty
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nguyên nhân gây ra tai nạn
Từ các biên bản điều tra về tai nạn lao động tại Công ty thì tai nạn lao động xảy ra bao gồm cả lỗi của NLĐ và NSDLĐ.
- Máy, thiết bị khi thiết kế không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người sử dụng (thuộc phạm trù nhân trắc học).
- Các máy, thiết bị, khu vực sản xuất phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại như: bụi, hơi, khí độc, nhưng bố trí không phù hợp, thiếu thiết bị lọc bụi, thông gió, khử độc...
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, ví dụ như thiếu mặt nạ phòng độc...
- Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo khi sử dụng.
- Không tổ chức hoặc tổ chức huấn luyện phương pháp làm việc an toàn cho người lao động một cách hình thức, thiếu cụ thể, thiết thực.
- Bố trí lao động chưa hợp lý: Tổ chức LĐ không phù hợp với trình độ nghề, sức khoẻ, trạng thái tâm, sinh lý NLĐ nên không đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn Không xây dựng các quy trình, quy phạm, nội quy an toàn phù hợp với các quy định pháp luật chung, với từng máy, thiết bị và từng chỗ làm việc cũng như không thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất trong từng giai đoạn. và phòng tránh BNN.
Biện pháp phòng ngừa
An toàn nhà xưởng
Nhà xưởng phải có cửa sổ, hoặc cửa trời (bằng kính có lưới bảo vệ) để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Phải có biện pháp chống tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt người lao động. Đối với một số nhà xưởng sử dụng cho:
+ Bộ phận sản xuất có sử dụng hoặc phát sinh các chất ăn mòn phải có kết cấu thông thoáng, làm từ vật liệu chống ăn mòn.
+ Bộ phận sản xuất có toả nhiệt, bức xạ lớn hoặc dễ cháy phải làm từ vật liệu không cháy.
+ Bộ phận sản xuất có sử dụng các loại hoá chất ăn mòn phải được làm bằng vật liệu chống được tác động ăn mòn của chúng.
- Nền nhà, xưởng phải bằng phẳng, không trơn trượt, không sinh bụi, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh. Nền nhà xưởng của các bộ phận có thải nước hoặc chất lỏng khác phải đảm bảo không thấm nước, có độ dốc cần thiết để thải chất lỏng.
Cửa nhà xưởng phải đủ rộng, phải có ít nhất 2 cửa cho 1 phân xưởng. Cửa mở ra phía ngoài để đề phòng cháy nổ, công nhân thoát được dễ dàng.
- Phải có hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nếu nước thải có nồng độ chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, phải xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.
An toàn nơi làm việc
Chỗ làm việc phải đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh cho người lao động. - Các yếu tố độc hại tại chỗ làm việc không được vượt quá giới hạn cho phép.
- Việc bố trí sắp xếp chỗ làm việc phải đảm bảo đi lại an toàn và sơ tán nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn bất ngờ, đường đi lại cần được chiếu sáng đầy đủ.
- Cấm tiến hành các công việc có sử dụng ngọn lửa trần hoặc phát sinh tia lửa.
- Các thiết bị điện phải là loại phòng nổ hoặc có thiết bị phòng cháy nổ đi kèm.
- Định kỳ đo nồng độ bụi, khí cháy nổ. - Trang bị thiết bị báo hiệu cháy nổ.
- Trang bị vật liệu và phương tiện chữa cháy.
2.2.8.3. Các yếu tố có hại tại nơi làm việc và các biện pháp phòng chống
Khái niệm
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
- Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp…
Các yếu tố có hại và biện pháp phòng ngừa
Các yếu tố có hại
Sơ đồ 2.2: Các yếu tố có hại trong Công ty
Nguồn: Tác giả tổng hợp Các yếu tố có hại Vi khí hậu Tiếng ồn Hoá chất Bụi Rung Nhiệt độ
Để kiểm soát các yếu tố có hại NSDLĐ đã lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và tiến hành quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất 1 năm 1 lần ngày sau khi có kết quả quan trắc MTLĐ để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc Ban lãnh đạo đã:
- Thông báo công khai cho NLĐ tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý tố nguy hiểm
- Cung cấp thông tin khi tổ chức Công đoàn, cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
- Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các YTNH, YTCH tại nơi làm việc nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ.
Việc thực hiện quan trắc MTLĐ nhằm xác định vị trí làm việc có các yếu tố có hại tác động đến sức khoẻ của NLĐ để:
- Lập kế hoạch cải thiện môi trường làm việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; - Quản lý đối tượng tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ rủi ro;
- Tổ chức tập huấn cho người lao động hiểu biết về tác động của yếu tố đó đến sức khoẻ và biện pháp an toàn tại nơi làm việc để họ có đủ năng lực tự kiểm soát;
- Bồi dưỡng hiện vật tại chỗ cho người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại; - Trang cấp phương tiện bảo vệ sức khoẻ phù hợp với từng yếu tố có hại; - Xây dựng quy trình đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội quy vệ sinh tại nơi làm việc theo quy chuẩn;
- Lập hồ sơ quản lý vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Các biện pháp phòng ngừa
- Tập huấn cho người lao động về tác hại của vi khí hậu xấu, biện pháp phòng ngừa rủi ro, kỹ năng kiểm tra.
- Nhà xưởng thiết kế hai mái để hơi khí nóng bốc lên thoát ra ngoài và không khí mát bên ngoài tràn qua các cửa tạo dòng đối lưu để giảm nhiệt độ.
- Che chắn nguồn phát sinh nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt như trần nhà, mành che, mái hiên và tấm chắn cách nhiệt
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân