Bản đồ hành chính tỉnh BắcGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh bắc giang (Trang 52 - 60)

Lợi thế của tỉnh là nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 50 km, tiếp giáp cửa khẩu Lạng Sơn và hành lang tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh trong khu vực và Trung Quốc là thị trường rộng lớn. Hệ thống thủy nông phát triển khá, đảm bảo 80% diện tích tưới tiêu chủ động. Điện lưới quốc gia đã đến 100% số xã. Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình 120,2mm, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Với diện tích tự nhiên là 384,9 ngàn ha, trong đó đất Nông nghiệp là 129,4 ngàn ha, đất Lâm nghiệp 140,4 ngàn ha, đất chuyên dùng 52,6 ngàn ha, đất ở 23,3 ngàn ha. Tiềm năng du lịch có hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, Đồng Cao - Khe Rỗ, Suối Mỡ tuy còn hoang sơ nhưng nếu được đầu tư thoả đáng sẽ là một lợi thế.

Các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Năm 2019, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu và tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn đạt được những kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực chính: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 16,19%. Khu công nghiệp và xây dựng tăng trưởng vượt bậc, công nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và xây dựng tăng trưởng vượt bậc, công nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và giá trị, nên đã góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, du lịch tạo bước đột phá; Riêng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn ước đạt 95,71% so với cùng kỳ. Kết quả đạt được của các ngành, các lĩnh vực củ thể như sau:

Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2019 ước tăng 30,08% so với năm 2018, trong đó ngành khai thác mỏ ước tăng 12,52%; công nghiệp chế biến ước tăng 32,71%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt bằng 93,08% ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, nước thải ước tăng 19,69% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sản phẩm điện tử có tỷ trọng lớn vẫn duy trì được sản xuất ổn định, tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, ngoài ra có nhiều doanh nghiệp được ưu đãi về thuế, cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động; các doanh nghiệp năm trước đi vào hoạt động, năm nay ổn định day chuyền sản xuất nên sản lượng sản phẩm tăng cao.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Năm 2019, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tương đối thuận lợi; tình hình sâu bệnh ít, công tác thủy lợi được quan tâm và đảm bảo cung cấp đủ nước gieo cấy và tưới cho cây trồng, nên năng suất hầu hết các cây trồng đều tăng, riêng cây vải do thời kỳ ra hoa, thụ phấn và tạo trùng với thời điểm thời tiết mưa nhiều xen kẽ với gió mùa Đông Bắc kéo dài, nên tỷ lệ đậu không cao, sản lượng chỉ đạt 76,3% so với năm 2018

Sản xuất lâm nghiệp thuận lợi do lượng mưa đều, lượng mưa đảm bảo ổn định cho việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Chất lượng rừng trồng tăng cao. Sản lượng gỗ khai thác được ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát nên đảm bảo độ che phủ cũng như tái sinh và độ tuổi gỗ khai thác. Sản lượng gỗ năm 2019 toàn tỉnh khai thác tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Sản xuất thủy sản: Tuy diện tích nuôi trồng giảm nhưng nhờ áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh - bán thâm canh cho năng suất cao, cũng như việc đưa giống cá có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh và điều kiện ấm thuận lợi, các đợt rét ngắn và lượng mưa đảm bảo đủ mặt nước nuôi trồng nên ngành thủy sản đạt kết quả tốt.

Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng

Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 29.395,8 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 26.359,6 tỷ đồng, chiếm 89,6%; Dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.966 tỷ đồng, chiếm 6,7%; Du lịch lữ hành là 45,8 tỷ đồng, chiếm 0,2% và dịch vụ khác đạt 1.024,4 tỷ đồng, chiếm 3,5% trong tổng cơ cấu.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 26.359,6 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2018, trong đó một số nhóm hàng có tốc độ tăng cao: xăng dầu các loại tăng 17,8%; hàng may mặc tăng 16,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 17,8%... Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng.

Hoạt động du lịch khởi sắc: Số lượng khách trong nước và quốc tế đến tỉnh ngày càng đông. Năm 2019 tính đã đón 339.366 lượt khách du lịch, tăng 3,2% so với năm 2018.

Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp

Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của tỉnh Bắc Giang đạt 64,47 điểm (đây cũng là năm điểm số PCI cao nhất từ trước đến nay), tăng 1,46 điểm so với năm 2018; xếp hạng 40/63 tỉnh, thành (giảm 4 bậc so với năm 2018, đứng thứ 5/14 các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc), được xếp trong nhóm có chất lượng điều hành khá. Điều này phản ánh những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Bắc Giang tiếp tục nhận được những ghi nhận, đánh giá tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

Một điểm đáng mừng về chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang năm 2019 là những chỉ số thành phần những năm trước đây có điểm số thấp thì năm nay đều có sự cải thiện như: Tiếp cận đất đai (tăng 0,12 điểm); Chi phí thời gian được cải thiện và tăng điểm đáng kể (tăng 1,31 điểm); Cạnh tranh không bình đẳng (tăng 0,50 điểm); Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,38 điểm). Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về chỉ số PCI năm 2019 của tỉnh Bắc Giang trong năm nay là sự tụt giảm điểm số của một số chỉ số thành phần (những chỉ số năm 2018 đạt điểm cao) như: Chi phí gia nhập thị trường (giảm 0,48 điểm); Tính minh bạch (giảm 0,62 điểm); Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (giảm 0,50 điểm); Thiết chế pháp lý (giảm 0,20 điểm)./.

Kết luận: Bắc Giang là một địa phương có diện tích tương đối rộng, vị trí kết

nối các khu vực xung quanh với thủ đô Hà Nội. Tiềm năng phát triển của Bắc Giang là rất lớn tuy nhiên do diện tích rộng và phân hóa địa hình nên tốc độ phát triển của tỉnh còn chưa đồng đều. Các khu vực phát triển ấn tượng là các khu vực xung quanh Thành Phố Bắc Giang gần các tuyến đường quốc lộ với các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc. Ngược lại các huyện xa trung tâm như Sơn Động, Lục Nam… chưa có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, các tuyến đường liên huyện các công trình phục vụ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sản xuất nhờ vào nguồn vốn NSNN đã có những thay đổi tích cực trong nhưng năm gần đây nhưng vẫn cần phải có sự đầu tư quan tâm hơn nữa để phát huy hết được những tiềm năng vốn có ở các địa phương.

2.1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Bắc Giang

2.1.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

Về thu ngân sách: NSNN trên địa bàn tăng về quy mô và thay đổi về cơ cấu.

Quy mô thu NSNN tăng từ 17.658,8 tỷ đồng năm 2015 lên 31.806,0 tỷ đồng năm 2019. Thu ngân sách trên địa bàn còn thấp nhưng tăng qua các năm từ 2 - 8,5%. Trong cơ cấu thu, tỷ trọng thu tiền sử dụng đất khá cao: năm 2015 đạt 1.131,1 tỷ đồng, chiếm 21,67%; năm 2019 đạt 6.470,7 tỷ, chiếm 59,43% tổng thu NSNN trên địa bàn (Bảng 2.1).

Nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành vượt dự toán được Trung ương và HĐND tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Các ngành, các cấp triển khai thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu của NSNN, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo pháp luật, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Đẩy mạnh thu hồi nợ đọng thuế của các tổ chức, cá nhân và các khoản phải truy thu theo kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan chức năng.

Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2015 - 2019

Đơn vị: tỷ đồng

TT CHỈ TIÊU

TỔNG THU

1 Thu trên địa bàn 2 Thu về nhà, đất 2 Thu chuyển nguồn

3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

4 Thu từ NS cấp dưới nộp lên cấp trên

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang) Công tác điều hành chi ngân sách

được thực hiện chủ động, tích cực. Dự toán chi ngân sách hàng năm được lập và phân bổ theo quy định của Luật NSNN; giảm các khoản chi không cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho một số lĩnh vực chi như nông nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, dành nguồn cân đối NSĐP cho chi đầu tư phát triển. Điều hành ngân sách cơ bản bám sát dự toán được giao, hạn chế bổ sung ngoài dự toán; kịp thời phân bổ và cấp kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách phát sinh trong năm.

Bảng 2.2: Tình hình chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2015 - 2019

Đơn vị: tỷ đồng

STT NỘI DUNG

Tổng chi NSNN

A Tổng chi NSĐP

1 Chi đầu tư phát triển 2 Chi thường xuyên 3 Chi chuyển nguồn

Về chi ngân sách: Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân

sách, năm 2015 là 7.139,3 tỷ đồng, chiếm 42,66%; năm 2019 là 12.531,6 tỷ đồng, chiếm 42,57% (Bảng 2.2)

2.1.2.2. Tình hình vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh

Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Các số liệu về cơ cấu vốn của tỉnh từ năm 2015 - 2019 được thể hiện qua (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2015 - 2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

Danh Mục I. Phân theo cấp quản lý

- Vốn trung ương quản lý - Vốn địa phương quản lý

II. Phân theo nguồn vốn

- Vốn khu vực nhà nước - Vốn khu vực ngoài NN - Vốn đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang) Qua số liệu trên ta thấy rằng tổng số

vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2015 - 2019 là 194.200,12 tỷ đồng. Trong đó đóng góp của nguồn vốn ngoài quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo 58%, là động lực chính thúc đẩy KT-XH của tỉnh Bắc Giang. Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng 19,2% qua từng năm trong thời kỳ 2015 - 2019 và dự báo sẽ tăng trong các năm tiếp theo xu hướng phát triển của đất nước.

Nguồn vốn ngân sách tuy không giữ vài trò lớn nhất nhưng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh. Cơ cấu trung bình trong thời kỳ là 25% tuy nhiên đang bắt đầu có xu hướng giảm do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tập thể và tư nhân.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh bắc giang (Trang 52 - 60)