Nhóm đối tượng Nhóm 1, 5 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhóm đối tượng
Nhóm 6
Bảng 2.8. Tổng hợp số lƣợng học viên tham gia huấn luyện theo luật Nhóm đối tƣợng Nhóm 1, 5 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 6
- Ngoài việc huấn luyện, sát hạch theo yêu cầu của quy định pháp luật, công ty tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi thích hợp như tổ chức chiếu phim, nói chuyện chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ, nêu các gương tốt, việc tốt và đấu tranh phê phán những việc sai trái. Tất cả các học viên sau khi tham gia các khóa huấn luyện theo luật thì phải có ký nhận và làm bài kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. Việc làm tốt công tác huấn luyện, đào tạo an toàn vệ sinh lao động sẽ là công tác phòng ngừa tốt nhất trong lao động sản xuất.
- Kết thúc các khóa huấn luyện, bộ phận an toàn sẽ thống nhất với đơn vị đào tạo để chuẩn bị các phiếu đánh giá khóa đào tạo.
Bảng 2.9. Đánh giá khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM QUỐC GIA VỀ ATVSLĐ
ĐÁNH GIÁ KHOÁ HUẤN LUYỆN
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI ……….., TỪ … - …/…./2020
Hướng dẫn: Thang điểm từ 1 đến 5, „1‟ là điểm thấp nhất/kém nhất và „5‟ là điểm cao nhất/tốt nhât
1. Đánh giá chung
Anh/chị đánh giá thế nào về toàn bộ khoá huấn luyện? Khả năng đáp ứng về công tác ATLĐ ở đơn vị sau khi anh/chị tham dự khoá tập huấn này?
___________________________________________________________________________ __
2. Nội dung, Tài liệu
Mức độ thực tế của chuyên đề đối với đơn vị của anh/chị Mức độ phù hợp của nội dung được đào tạo với mục đích của chuyên đề đã đặt ra.
Thời lượng khóa học Hình thức tài liệu
Các hình ảnh và các công cụ giảng dạy khác Chi tiết: ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ __ 3.Giảng viên Ông/Bà: ……….
Kỹ năng trình bày/ giảng:
Mức độ thấu hiểu điều kiện/ bối cảnh của học viên Cách sắp xếp/ cấu trúc bài giảng
Ông/Bà: ……….
Kỹ năng trình bày/ giảng:
Mức độ thấu hiểu điều kiện/ bối cảnh của học viên Cách sắp xếp/ cấu trúc bài giảng
Ông/Bà: ……….
Kỹ năng trình bày/ giảng:
Mức độ thấu hiểu điều kiện/ bối cảnh của học viên Cách sắp xếp/ cấu trúc bài giảng
Chi tiết:
___________________________________________________________________________ 4. Công tác tổ chức, hậu cần
Phòng học
Lựa chọn địa điểm đi thực tế Các cán bộ hỗ trợ
Chi tiết:
___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________
Anh / chị thấy cần thay đổi điều gì để khóa đào tạo được hoàn thiện hơn?:
……… ……… ……… ………
Họ và tên ngƣời đánh giá: Cơ quan:
Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina 2.2.5.3. Công tác sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
- Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng, phải được kiểm định theo quy định [9].
- Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có YCNN về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tại nơi sử dụng theo thẩm quyền.
- Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.
Công tác kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại công ty như máy dập, máy cắt, xe nâng, bình áp lực,…
- Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
- Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
2.2.5.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc như quần áo bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ, mũ chụp đầu,…
- Khi thực hiện trang cấp PTBVCN luôn bảo đảm các nguyên tắc: + Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Không phát tiền thay cho việc trang cấp PTBVCN; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
+ Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng PTBVCN;
- Tại công ty, Bộ phận an toàn sẽ lưu trữ hồ sơ liên quan đến hợp chuẩn và hợp quy các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định, bên cạnh đó là sổ cấp phát trang bị PTBVCN có đầy đủ chữ ký của người nhận.
2.2.5.5. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện an toàn vệ sinh lao động Đây là công việc nhằm thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, là cơ sở để đánh giá và đề xuất các biện pháp điều chỉnh tức thì. Công việc này gồm các nội dung chủ yếu:
- Tự kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện từng chỉ số trong mục tiêu được giao: thực hiện thống kê, báo cáo việc thực hiện
- Điều tra về TNLĐ, các sự cố và bệnh tật liên quan đến nơi làm việc trong thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra toàn diện là một quá trình kiểm tra độc lập và mang tính hệ thống, thông thường là
của người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác ATVSLĐ hoặc của đơn vị cấp trên.
Tự kiểm tra, đánh giá về an toàn vệ sinh lao động
- Kiểm tra và tự kiểm tra là một yêu cầu rất cơ bản, đồng thời cũng là yêu cầu thông thường của bất kỳ công tác chỉ đạo nào. ATVSLĐ thuộc nội dung công tác quản lý của công ty, vì vậy công tác kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ cần phải được tăng cường hơn và thực hiện thường xuyên. Qua đó giúp cho lãnh đạo kịp thời phát hiện những thiếu sót để có kế hoạch khắc phục nhằm tích cực ngăn ngừa TNLĐ và BNN.
- Kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ còn là biện pháp có tính chất quần chúng, có tác dụng vận động giáo dục đông đảo cán bộ, NLĐ, làm cho cán bộ, NLĐ qua kiểm tra và tự kiểm tra mà nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và TCVS lao động, khắc phục các thói quen, nếp suy nghĩ thiếu trật tự, thiếu vệ sinh, làm cho công tác ATVSLĐ thực sự là một công tác của quần chúng lao động và vì NLĐ.
- Giám sát thường xuyên là việc tự kiểm tra định kỳ hàng ngày hay hàng tuần nhằm đánh giá thực tế việc NLĐ tuân thủ những quy trình đề ra trong kế hoạch. Thường xuyên thực hiện việc giám sát bằng cách đánh giá lại mỗi quy trình trong hướng dẫn thực hành và sau đó kiểm tra việc thực hiện diễn ra trong thực tế. Trường hợp có sự khác biệt giữa thực tế và quy trình đề ra thì cần phải có hành động cải tiến.
Sau khi hoàn thành việc giám sát thường xuyên, cần viết một báo cáo, bao gồm những lưu ý về mọi điểm thiếu sót còn tồn tại, đề xuất chiến lược cải tiến, nhân sự có trách nhiệm và ngày đánh giá. Khi đã hoàn thiện và kiểm tra, báo cáo này phải được nộp và lưu trữ. Việc giám sát này nên được thực hiện liên tục tại nơi làm việc.
Các bước tiến hành công tác tự kiểm tra tại công ty
Bước 1: Xây dựng chương trình tự kiểm tra, đánh giá theo đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp; được thể hiện bằng văn bản của doanh nghiệp, có sự tham gia của NSDLĐ, Ban chấp hành công đoàn.
Bước 2: Phổ biến toàn doanh nghiệp để mọi đối tượng biết cùng tham gia. Bước 3: Có cơ chế theo dõi các hoạt động tự kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ sản xuất.
Bước 4: Tiến hành các hoạt động đánh giá theo nội dung phiếu tự kiểm tra và bảng hệ thống chỉ tiêu tự kiểm tra giám sát.
Bước 5: Viết báo cáo tình hình tự giám sát, đánh giá.
Công ty tiến hành lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ như sau:
- Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATVSLĐ là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra ATVSLĐ, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình an toàn và VSLĐ, là hồ sơ theo dõi việc giải quyết các thiếu sót tồn tại.
- Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn và VSLĐ được đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết;
- Mọi trường hợp phản ánh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về ATVSLĐ để có cơ sở xác định trách nhiệm.
Điều tra tai nạn, sự cố và bệnh tật liên quan đến công việc
- Sự cố có thể được hiểu là một sự kiện không mong muốn, không có trong kế hoạch đồng thời làm ngắt quãng quá trình hoàn thành một hoạt động. Tai nạn có thể hiểu là sự kiện hoặc chuỗi sự kiện không mong muốn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm trong lao động, gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ, hoặc gây tử vong trong quá trình lao động.
- Mọi sự cố, TNLĐ dù là chưa gây hoặc có gây hậu quả nhiều hay ít đều phải được thông tin đến người có trách nhiệm của bộ phận làm công tác an toàn và lãnh đạo doanh nghiệp; đồng thời được điều tra xác định nguyên
nhân một cách cầu thị, nghiêm túc, đưa ra kịp thời biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sự cố, tai nạn tương tự tái diễn. Sở dĩ phải làm như vậy vì sự cố, TNLĐ là những cảnh báo rõ nhất về các nguy cơ đe doạ đến an toàn - sức khoẻ NLĐ và tài sản của doanh nghiệp.
- Khi xem xét nguyên nhân phải quan tâm đến cả nguyên nhân quản lý, tổ chức quản lý tức là những vấn đề mà các cấp lãnh đạo phải tự đánh giá những sơ hở thiếu sót trong quản lý là nguyên nhân sâu xa đã đưa đến sự cố, tai nạn. Tiếp đó là xem xét đến các biện pháp kỹ thuật, cuối cùng là xem xét đến việc tuân thủ biện pháp làm việc an toàn, quy trình điều tra.
- Quan trọng nhất của việc điều tra TNLĐ là nhằm tìm ra nguyên nhân và ngăn chặn tai nạn tái diễn. Khi tai nạn đã được điều tra, mấu chốt cần tập trung vào việc tìm tận gốc nguyên nhân gây ra tai nạn thay vì chỉ tuân thủ các thủ tục điều tra thông thường.
Khi tai nạn xảy ra tiến hành các bước sau:
- Báo cáo về tình hình tai nạn cho người được có trách nhiệm trong công ty;
- Tiến hành sơ cứu và chăm sóc y tế cho những người bị thương; - Tiến hành điều tra tai nạn;
- Xác định các nguyên nhân;
- Thực hiện chế độ đối với nạn nhân; - Báo cáo những phát hiện;
- Xây dựng một kế hoạch nhằm thực hiện việc khắc phục; - Thực hiện kế hoạch đã đề ra;
- Đánh giá sự tác động của hành động khắc phục.
Lãnh đạo công ty căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này và quy mô tổ chức, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp để xây dựng quy chế trách nhiệm đối với việc điều tra tai nạn, sự cố xảy ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Quy chế đó đảm bảo:
- Mọi sự cố, tai nạn dù là chưa gây chấn thương nặng đối với người, chưa gây thiệt hại về tài sản cũng phải được báo cáo để điều tra, xác định nguyên nhân.
- Phân cấp trách nhiệm điều tra để đảm bảo việc điều tra được tiến hành kịp thời.
- Ra quyết định bổ nhiệm các thành viên thực hiện điều tra. Những người này phải có hiểu biết về kỹ thuật, về tổ chức quản lý, đồng thời cũng phải có đức tính trung thực. Thành phần đoàn điều tra nhất thiết phải có đại diện NLĐ, đại diện tổ chức công đoàn.
- Để đảm bảo tính trung thực của một biên bản điều tra phải nhận thức được mục đích của điều tra là tìm nguyên nhân xẩy ra tai nạn hoặc sự cố; tức là tìm lỗi về kỹ thuật, lỗi về quản lý để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, chứ không phải tìm xem ai có lỗi hoặc lỗi đó là của ai. - Việc tiếp theo sau khi điều tra là phải thông báo sự cố, tai nạn, nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn và các biện pháp phòng ngừa đến NLĐ, đến các phân xưởng, phòng ban trong doanh nghiệp để rút kinh nghiệm, không phạm phải các sai lầm đó nữa.
- Biên bản điều tra tai nạn, sự cố được lưu giữ. Tai nạn, sự cố được ghi chép vào sổ thống kê để rút kinh nghiệm cho cán bộ quản lý cũng như NLĐ các thế hệ sau. Đối với các sự cố, tai nạn nghiêm trọng còn phải khai báo với các cơ quan chức năng địa phương và chấp hành các quy định về điều tra theo quy định hiện hành.
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
* Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị TNLĐ, BNN;
* Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT;
* Trả đủ tiền lương cho người lao động bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
* Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ,