C ƣơng 1 Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ HI U QU H OT NG KINH DOANH
1.3. Nhân tố ản ƣởng đến hi u quả hoạt động kinh doanh
1.3.1. Nhân tố thu c về bên trong doanh nghi p
1.3.1.1. Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp
Nhân tố quản trị liên quan trực tiếp đến việc lập kết hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện kinh doanh hay nói cách khác là liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn có bộ máy quản trị tốt nhất phải có đội ngũ cán bộ co trình độ học vấn cao, không những nắm vững kiến thức về trình độ quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm bắt đƣợc xu hƣớng biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trƣờng phải co khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích các tình huống để hoạch định cho mình một bƣớc đi trong tƣơng lai.
Hơn nữa việc lựa chọn bộ máy quản trị phù hợp với từng doanh nghiệp,
từng loại hình kinh doanh đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt sẽ giúp cho quá trình trôi chảy, có thể kết hợp các nguồn lực đầu vào tối ƣu nhất từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3.1.2. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn và nguồn vốn kinh doanh là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn, nó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đầu tƣ vào trang thiết bị sản xuât, nguyên nhiên vật liệu sản xuất. Vốn là nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoá phƣơng thức kinh doanh, đa dạng hoá thị trƣờng, đa dạng hoá mặt hàng, xác định đúng chiến lƣợc kinh doanh và mở rộng thị trƣờng, tăng thị phần. Ngoài ra vốn còn giúp doanh nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ vững ƣu thế lâu dài trên thị trƣờng.
1.3.1.3. Nhân lực
Đây là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi nỗ lực đƣa khoa học kỹ thuật trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu
quả kinh doanh đều do con ngƣời tạo ra và việc thực hiện chúng. Việc sử dụng nhân lực sao cho hợp lý và hiệu quả là còn dựa vào công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Việc chiêu mộ nhân tài và chính sách đãi ngộ cho công nhân viên là một hình thức thúc đẩy doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ công nhânn viên có lƣợng kiến thức chuyên ngành nghề cao, sẽ góp phần vào ứng dụng vào trong sản xuất tốt, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trƣờng mang lại mợi ích cho doanh nghiệp.
1.3.1.4. Trang thiết bị kỹ thuật
Ngày nay có nhiều công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong tƣơng lai. Sự thay đổi này mang lại những thách thức cũng nhƣ đe doạ với các doanh nghiệp. Việc chạy theo công nghệ kỹ thuật của thời đại, thay thế sức lao động của con ngƣời, làm tăng năng suất lên rất nhiều lần trong cùng một thời gian là điều mà các doanh nghiệp nên làm. Mặt khác trang thiết bị kỹ thuật không những đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, hình dáng đẹp, ít xâm hại đến sức khoẻ mà còn đáp ứng thoả mãn những nhóm khách hàng đòi hỏi sản phẩm có thuộc tính đặc biệt.
1.3.1.5. Vị thế của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp là nhân tố cơ bản tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhất là trong cơ chế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi uy tín doanh nghiệp là sức mạnh, sinh mệnh, chiến lƣợc phát triển trong cơ chế mới. Đó là tài sản vô hình mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đƣợc. Giá trị nguồn tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, mở rộng thị phần, tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ đƣợc nâng cao và ngƣợc lại.
Uy tín của doanh nghiệp cao sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại ổn định và đững vững trên thị trƣờng có sự cạnh tranh đầy khốc liệt. Mặt khác nó cũng góp phần thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và đƣợc ƣu đãi trong
quan hệ với bạn hàng. Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm chú trọng đến hình ảnh của công ty để không ngừng nâng cao uy tín của mình nhằm đạt đƣợc mục tiêu hiệu quả kinh doanh cao ở tất cả các lĩnh vực.
1.3.2. Nhân tố thu c về bên ngoài doanh nghi p
1.3.2.1. Giá cả và các mặt hàng cạnh tranh
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một ngành hoặc một số ngành có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh, giúp nhau vè vốn, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm. Nhƣng ngƣợc lại các doanh nghiệp này cũng có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trƣờng đầu vào và đầu ra.
Đối với thị triƣờng đầu vào: Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả buộc doanh nghiệp phải tìm mọi giá để giảm chi phí nhất là chi phí vật tƣ, nguyên vật liệu…
Đối với thị trƣờng đầu ra: Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả sản phẩm thuộc nhân tố khách quan, nó phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt thúc đẩy doanh số bán hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng và tăng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp định giá cao hơn thị trƣờng tất yếu sức mua hàng hoá đó sẽ giảm vì còn vô số các doanh nghiệp khác đang bán những hàng hoá tƣơng tự,có chất lƣợng tƣơng đƣơng hoặc kém hơn một chút cũng có thể là tốt hơn nhƣng giá lại rẻ hơn. Ngƣợc lại nếu doanh nghiệp định giá quá thấp thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị ảnh hƣởng.
1.3.2.2. Nhân tố sức mua và cấu thành sức mua
Nhân tố này chịu sự tác động của: giá cả, chất lƣợng sản phẩm, thu nhập thói quen và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, nhƣng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức mua chịu ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng và cơ cấu mật hàng sản xuất. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua và cấu thành sức mua cũng khác nhau làm cho hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản xuất kinh doanh các mặt
hàng phù hợp với nhu cầu, có hiệu quả cao, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp thì hiệu quả của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhân tố này để có kế hoạch kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
1.3.2.3. Nhân tố thời vụ
Trong sản xuất và tiêu dùng luôn có nhân tố thời vụ, thời vụ sản xuất và thời vụ tiêu dùng có khi phù hợp nhau có khi lại mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này ảnh hƣởng tới thời gian dự trữ, ảnh hƣởng tới chi phí dự trữ, từ đó tác động đến hiệu quả. Nhân tố này tác động đến cơ cấu mặt hàng kinh doanh nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
1.3.2.4. Nhân tố tài nguyên môi trường
Các yêu tố thuộc môi trƣờng địa lý sinh thái không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan tới khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Các yếu tố địa lý này đã đƣợc nghiên cứu và xem xét để đƣợc xem trọng và ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủa yếu tác động tới việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp và có ảnh hƣởng lớn đến quy trình tiến bộ thực hiện các hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên dồi dào phong phú sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, tạo hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh và ngƣợc lại nếu nguồng tài nguyên cạn kiệt sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình khai thác cản trở hoạt động kinh doanh.
Nhân tố khí hậu, thời tiết, mùa vụ: Nhân tố này có ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có tính chất thời vụ. Với mỗi điều kiện thời tiết, khí hậu ổn định, doanh nghiệp có chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện đó. Do đó, khi các yếu tố này thay đổi thất thƣờng sẽ làm
cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp không ổn định, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, giao dịch mà còn tác động đến các mặt văn hóa – xã hội, ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng gần nơi tiêu thu sản phẩm, gần đầu mối cung cấp hàng hóa đầu vào sẽ giảm đƣợc chi phí kinh doanh và do đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3.2.5.Nhân tố kinh tế vĩ mô và các chế độ, chính sách Nhà nước
Từ khi Nhà nƣớc thay đổi cơ chế chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc, phát triển đất nƣớc theo chiều hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bộ mặt nền kinh tế đã có nhiều sự thay đổi. Các doanh nghiệp trong nƣớc có thể liên doanh, liên kết với các công ty nƣớc ngoài mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, các chính sách đầu tƣ thông thoáng hơn, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp phải xuát phát từ định hƣớng phát triển của đất nƣớc. Lợi ích cua doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Những công cụ chính mà Nhà nƣớc sử dụng nhằm để điều tiết nền kinh tế là: luật pháp, các cơ chế chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng. Đó là hệ thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy định mức lãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lợi nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh sẽ giảm. Điều này sẽ thấy rõ qua việc Nhà nƣớc ban hành cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999 nó đã ảnh hƣởng hầu hết đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, khi môi trƣờng pháp luật ổn định, thích hợp với các loại hình kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Điều này hết sức cần thiết.Nó tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành
sản xuất kinh doanh tập trung, dồn toàn bộ nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh cao nhất trong hoạt động của mình.
1.4. Nghiên cứu kinh nghi m và rút ra bài học cho Tổng Công ty i n lực Hà Nội
1.4.1. Nghiên cứu kinh nghi m
Trong nền kinh tế quốc dân nƣớc ta ngành điện luôn đƣợc coi trọng những ngành công nghiệp mũi nhọn để thúc đẩy sự tăng trƣởng nền kinh tế, sự phát triển của xã hội. Xét về mọi mặt, năng lƣợng là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong các quá trình sản xuất cũng nhƣ lĩnh vực xã hội. Mặt khác hầu hết các nguồn năng lƣợng sau khi tiêu dùng đều không có khả năng tái sinh cho nên nó chịu tác động mạnh mẽ của quy luật khan hiếm các nguồn lực, sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn năng lƣợng đã trở hành một yếu tố hàng đầu của sự phát triển.
Đối với Công ty Điện lực Thái Bình:
Sự ảnh hƣởng cùa ngành điện đối với quá trình phát triển các ngành sản xuất vật chất là vô cùng to lớn, đối với nhiều ngành có ý nghĩa sống còn trong sản xuất kinh doanh vì nhiều lý do:
Thứ nhất, nhƣ đã nêu trên điện năng là một dạng năng lƣợng phổ biến về giá rẻ so với nguồn năng lƣợng khác hiện nay, trong nhiều ngành sản xuất cũng nhƣ trong tiêu dùng tỷ trọng sử dụng điện năng thƣờng chiếm đa số.
Thứ hai, ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới thói quen sử dụng năng lƣợng điện đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ chúng ta có thể rất dễ dàng nhận thấy hầu hết các hệ thống thiết bị sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ đều trực tiếp sử dụng năng lƣợng điện.
Thứ ba, điện năng là một nguồn năng lƣợng đƣợc sử dụng nhƣ một nhân tố sản xuất không thể thiếu đƣợc của rất nhiều ngành sản xuất vật chất. Cùng với nguyên liệu điện năng cũng là nhiêu liệu chính trong quá trình tạo ra
sản phẩm, hay là chất xúc tác hoặc là điều kiện để cho các công nghệ sản xuất đƣợc thực hiện.
1.4.2. Bài học rút ra cho T n l c Hà N i
Từ những bài học kinh nghiệm của các Công ty Điện lực và tình hình thực tế của Công ty Điện lực Hà Nội thì Công ty cần áp dụng những kinh nghiệm sau vào sản xuất kinh doanh nhằm để đạt hiệu quả:
- Thứ nhất, Công ty cần tranh thủ sự ủng hộ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc để sớm đầu tƣ áp dụng và đƣa khoa học công nghệ mới nhƣ các trƣơng trình quản lý tin học phục vụ sản xuất kinh doanh, lắp đặt hệ thống đo xa, chốt chỉ số, chấm xóa nợ bằng máy tính bảng, hóa đơn điện tử, quản lý lƣới điện trên bản đồ GIS … vào công tác kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động.
- Thứ hai, Công ty cần lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, xây dựng chƣơng trình và thực hiện các nội dung của đề án: Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện giai đoạn 2020-2025; Đề án giảm tổn thất điện năng lƣới điện giai đoạn 2020-2025; Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp … và thực hiện điều chỉnh kế hoạch kinh doanh đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của Công ty, đồng thời giảm thiểu rủi ro, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Thứ ba, Công ty cần đề nghị Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về việc đổi mới tổ chức, thƣờng xuyên đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý của lãnh đạo các Điện lực nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.
- Thứ tƣ, Công ty tập trung các giải pháp, biện pháp để giảm tổn thất điện năng lƣới điện, tiết kiệm tối ƣu hóa các chi phí, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng, áp dụng công nghệ mới … đảm bảo lƣới điện vận hành an toàn, liên tục và ổn định.
Tiểu ết c ƣơng 1
Kinh doanh bán điện là hoạt động cuối cùng của quá trình SXKD điện năng, thực hiện mục đích của sản xuất là tiêu dùng, đƣa điện đến nơi sử dụng cuối cùng, nó là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, đóng vai trò quyết định sự sống còn của Tổng Công ty Điện lực, cụ thể là:
+ Kinh doanh bán điện gắn ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, nó giúp Công ty biết đƣợc kết quả SXKD của mình thông qua nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Khi điện năng đƣợc tiêu thụ tức là nó đã đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện uy tín của Công ty, chất lƣợng của sản phẩm điện và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác nó phản ánh điểm mạnh và điểm yếu của Công ty, giúp Công ty hiểu thêm về quá trình sản xuất của mình và rút ra đƣợc các bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Mặt khác thông qua cách thức kinh doanh bán điện khách hàng hiểu rõ về năng lực SXKD của Công ty.
+ Kinh doanh bán điện giúp Công ty xác định đƣợc phƣơng hƣớng và