máy
Trong quá trình XLNT, doanh nghiệp cần chú trọng công tác vận hành ổn định, kiểm soát chặt chẽ hệ thống XLNT để tránh xảy ra sai sót, sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Ngoài công tác kiểm soát, vận hành ổn định hệ thống XLNT, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả, giảm giá thành xử lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường. Trong công tác vận hành, đòi hỏi người quản lý và vận hành phải có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản lý và vận hành hệ thống XLNT; phải nắm bắt được nguyên lý, thao tác kỹ thuật; chủ động điều chỉnh hệ thống XLNT khi cần thiết hoặc khi có sự cố xảy ra.
Đối với hệ thống Fenton và hệ thống xử lý hóa lý: Thường xuyên theo dõi chất lượng nước thải đầu ra, thí nghiệm Jartest mẫu nước thải đầu vào để cân đối lượng hóa chất sử dụng cũng như điều chỉnh hệ thống XLNT khi có biến động lưu lượng và tải lượng đầu vào. Thường xuyên kiểm tra đường ống, thiết bị trong hệ thống XLNT với tần suất 2 – 4 giờ/lần, đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng tốt, hoạt động ổn định; thay nhớt, mỡ bò định kỳ cho thiết bị với tần suất 3 - 6 tháng/lần; cần chạy luân phiên các bơm, thiết bị để tăng tuổi thọ; chuẩn bị sẵn sang các thiết bị dự phòng để thay thế ngay khi có sự cố, tránh ảnh hưởng đến quá trình XLNT.
Đối với hệ thống vi sinh: Kiểm tra hàng ngày các thông số của bể vi sinh: pH, DO, SV30, MLSS, MLVSS… để theo dõi, điều chỉnh khi cần thiết; lập phương án khắc phục sự cố bể vi sinh, trong đó nêu cụ thể: hiện tượng, nguyên nhân, biện pháp xử lý… để người quản lý hệ thống XLNT căn cứ điều chỉnh hệ thống khi xảy ra sự cố. Kiểm tra thường xuyên máy thổi khí, vệ sinh lọc gió, thay nhớt, mỡ bò định kỳ 3 tháng/lần; vận hành máy thổi khí luân phiên, cần có dự phòng tránh trường hợp hư hỏng, không có thiết bị vận hành ổn định hệ vi sinh. Đối với các nhà máy đã xây dựng bể anoxic, cần vận hành ổn định, kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý; các nhà máy chưa xây dựng bể anoxic cần cải tạo hoặc xây dựng thêm để tăng hiệu quả khử tổng Nitơ trong nước thải.
Đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Các nhà máy tự xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT chưa lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục cần phải lắp đặt trước khi đi vào hoạt động chính thức. Các nhà máy đã lắp đặt cần vận hành ổn định, kiểm tra thường xuyên hệ thống, dữ liệu truyền về Sở với tần suất 2 giờ/lần; vệ sinh thiết bị đo định kỳ hằng ngày; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị định ky hằng năm bởi đơn vị thứ ba đủ chức năng. Lập nhật ký vận hành, nhật ký kiểm tra thiết bị để theo dõi, ghi nhận các sự cố gặp phải và hướng khắc phục nhằm tích lũy kinh nghiệm, thao tác nhanh khi gặp sự cố tương tự.
Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào: Ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên vật liệu, hóa chất có chất lượng tốt, chứa ít tạp chất, có nguồn gốc, xuất xử rõ ràng, ít gây tác động đến hệ thống vi sinh, môi trường. Kiểm tra nguồn nguyên liệu trước khi cho nhập khol, không nhập kho nguyên liệu không đạt yêu cầu, không đúng chất lượng cam kết như trong hợp đồng. Thay thế nguồn nguyên liệu chứa nhiều ure bằng nguồn nguyên liệu khác thích hợp hơn.
Đối với hệ thống thu gom nước thải và bể tách dầu mỡ tại nhà ăn: Nạo vét bùn trong hệ thống thu gom nước thải định kỳ 3 tháng/lần, thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý dầu mỡ trong bể tách dầu mỡ nhà ăn với tần suất 1 lần/tuần để tránh hiện tượng tắc nghẽn đường ống thu gom. Thường xuyên kiếm tra, thông đường ống dẫn nước thải nhà ăn về bể tách dầu và từ bể tách dầu ra hệ thống thu gom nước thải của KCN.