KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của các nhóm nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp phước đông tỉnh tây ninh và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả p3 (Trang 36 - 38)

1 Kết luận

KCN Phước Đông gồm 03 nhóm nhà máy: Nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm, nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN và nhóm nhà máy phát sinh nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại. Các nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm sẽ xử lý nước thải đạt QCVN

40:2011/BTNMT, cột A, kq = kf = 0,9 tại từng nhà máy rồi xả thải về hồ sinh thái

Nhà máy XLNT tập trung của KCN để quan trắc trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN và nhóm nhà máy phát sinh nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Phước Đông tại từng nhà máy trước khi dẫn về Nhà máy XLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý đạt QCVN

40:2011/BTNMT, cột A, kq = kf = 0,9 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Chất lượng nước thải đầu ra của nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm và nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN đều đạt quy chuẩn tương ứng theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng nước thải tại vị trí đấu nối của nhóm nhà máy phát sinh nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại có các chỉ tiêu vượt Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải KCN Phước Đông do nhóm nhà máy này không có hệ thống XLNT.

Nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm và nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN đã xây dựng hệ thống XLNT với công suất thiết kế đáp ứng đủ khả năng thu gom, xử lý nước thải phát sinh tại từng nhóm nhà máy, khối lượng nước thải tại nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm chiếm từ 6,93 – 63,67% công suất thiết kế của hệ thống XLNT và khối lượng nước thải tại

nhóm nhà máy phát sinhnước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN chiếm 35,70

– 82,33% công suất thiết kế của hệ thống XLNT. Khối lượng nước thải thu gom về nhà máy XLNT tập trung của KCN chiếm 38,35% công suất thiết kế của hệ thống, đảm bảo công tác thu gom và xử lý nước thải của KCN.

Trong thời gian tới (2022 – 2016), lưu lượng nước thải phát sinh tại KCN Phước Đông nói chung và tại các nhóm nhà máy nói riêng sẽ tăng lên do các nhà máy mở rộng, nâng công suất và các nhà máy đang xây dựng sẽ đi vào hoạt động chính thức. Lượng nước thải từ năm 2022 - 2026 tại nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm chiếm từ 29,61 – 93,28% công suất hệ thống XLNT, lượng nước thải của nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN trong 5 tới chiếm từ 66,40 – 91,46% công suất thiết kế của hệ thống XLNT, lượng nước thải dẫn về nhà máy XLNT tập trung chiếm 88,15% công suất thiết kế. Do đó, hệ thống XLNT tại các nhà máy và Nhà máy XLNT tập trung KCN vẫn đáp ứng công tác thu gom, xử lý nước thải phát sinh tại KCN Phước Đông.

Ngoài việc đánh giá hiệu quả và công suất xử lý tại các nhóm nhà máy, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cho hệ thống XLNT cho các nhóm nhà máy để đảm bảo hệ thống XLNT tại các nhà máy hoạt động ổn định, đạt hiệu quả hơn.

2 Kiến nghị

Qua quá trình thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng hệ thống XLNT của các nhà máy trong KCN Phước Đông, luận văn đã đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý hệ thống XLNT. Tuy nhiên, để các biện pháp này được thực hiện một cách hiệu quả cần có cơ chế phối hợp giữa BQL KCN Phước Đông và các nhà máy, giữa các nhà máy với nhau, sự phối hợp này phải dựa trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định bảo vệ môi trường.

Đồng thời, BQL KCN Phước Đông cần ban hành quy chế về bảo vệ môi trường, quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các nhóm nhà máy tại KCN Phước Đông phù hợp với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của các nhóm nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp phước đông tỉnh tây ninh và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả p3 (Trang 36 - 38)