Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.4. Tổ chức thực nghiệm
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo hƣớng tăng cƣờng tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng giải toán cho HS trong dạy học phƣơng trình vô tỉ.
- Hƣớng dẫn GV sử dụng tài liệu.
- Trao đổi với GV dạy thực nghiệm và tổ chức dạy các tiết đã chọn cho lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng thực hiện giảng dạy bình thƣờng theo kế hoạch.
- Đánh giá chất lƣợng hiệu quả và hƣớng khả thi của việc vận dụng các biện pháp trong dạy học nội dung phƣơng trình vô tỉ cho học sinh lớp thực nghiệm.
Do không thể tách lớp để dạy riêng cho các HS học yếu nên chúng tôi vẫn tổ chức lớp học theo lớp học bình thƣờng. Đối với lớp thực nghiệm thực hiện theo kế hoạch thực nghiệm thiết kế theo hƣớng sử dụng các biện pháp đã đề xuất, đối với lớp đối chứng, thực hiện theo kế hoạch chung và giảng dạy bình thƣờng
Kế hoạch dạy học (giáo án) đƣợc trình bày trong mục 2.3 của chƣơng 2 với 2 bài dạy (02 tiết):
- Phƣơng trình vô tỉ cơ bản (01 tiết)
- Một số phƣơng trình vô tỉ thƣờng gặp (01 tiết)
Các kế hoạch dạy học này, chúng tôi đã trình bày cụ thể trong mục 2.3, chƣơng 2 của luận văn.
73
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm, chúng tôi cho các em học sinh ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một bài kiểm tra trong vòng 45 phút. Bài kiểm tra sau thực nghiệm đƣợc trình bày trong Phụ lục 3. Đề kiểm tra gồm 3 câu với hàm ý đánh giá kĩ năng giải phƣơng trình vô tỉ của HS nói chung, HSY nói riêng.
Câu 1. Gồm hai bài toán đánh giá kĩ năng giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản
Câu 2. Gồm hai bài toán giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản nhƣng mức độ khó hơn Câu 3. Yêu cầu giải hai bài toán giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản nhƣng mức độ phức tạp và khó hơn
Tuy vậy, các câu hỏi yêu cầu HS thực hiện không quá khó so với sức học của các em có học lực trung bình
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích quan sát
Kết quả thực nghiệm bƣớc đầu cho thấy, khi tiếp cận với các biện pháp dạy học mới này, HSY học tập rất tích cực. Tỉ lệ HSY ít chăm chú học, học nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn. Sau các buổi học, HSY có tinh thần, biểu lộ thái độ yêu thích môn Toán mặc dù đây là môn học khó và rất trừu tƣợng.
Sau khi nghiên cứu và sử dụng những tình huống đã đề xuất trong Chƣơng 2, GV dạy thực nghiệm cho rằng: Vận dụng các biện pháp dạy học trong dạy học nội dung này là tƣơng đối khả thi; đặc biệt là cách tạo ra tình huống, đặt câu hỏi và dẫn dắt hợp lý, vừa sức đối với HSY, vừa kích thích đƣợc tính tích cực độc lập của HSY, vừa kiểm soát, khắc phục đƣợc những khó khăn, sai lầm có thể phát sinh; chính HSY cũng lĩnh hội đƣợc tri thức phƣơng pháp trong quá trình giải bài tập.
GV hứng thú khi vận dụng các tình huống dạy học này, HSY học tập một cách tích cực hơn. Những khó khăn về nhận thức của HSY giảm đi nhiều, và đặc biệt đã hình thành cho HSY một phong cách tƣ duy khác trƣớc.
Qua phỏng vấn HSY, chúng tôi nhận thấy rằng, các em chủ động, tích cực hơn trong việc giải bài tập toán học, biết thƣờng xuyên giải bài tập nâng cao kĩ năng. Chúng tôi cũng nhận thấy, HSY đƣợc rèn luyện các thao tác tƣ duy (phân tích, tổng
74
hợp, so sánh, khái quát hóa, tƣơng tự hóa, trừu tƣợng hóa, đặc biệt hóa,…) trong suốt quá trình giải bài tập. Ngoài ra, qua quan sát chúng tôi thấy HSY lớp thực nghiệm thƣờng xuyên phát hiện ra cách giải bài tập và không bị nhầm lẫn khi giải bài tập.
3.5.2. Phân tích định lượng
Việc phân tích định lƣợng dựa trên bài kiểm tra đƣợc HS thực hiện khi kết thúc đợt thực nghiệm sƣ phạm. Dụng ý sƣ phạm của bài kiểm tra là nhằm khảo sát kĩ năng giải bài tập của HS và đánh giá kết quả đầu ra sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra của học sinh
Lớp Tổng số HS Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN (9/1) 40 0 0 1 3 4 7 7 6 7 5 ĐC (9/2) 40 0 0 2 5 7 6 5 8 5 3
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất kết quả đầu ra
Lớp Tổng số HS Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN (9/1) 40 0 0 2,5 7,5 10,0 17,5 17,5 15,0 17,5 12,5 ĐC (9/2) 40 0 0 5,0 12,5 17,5 15,0 12,5 20,0 12,5 7,5
Dựa vào Bảng 3.2 chúng tôi rút ra đƣợc một số nhận xét sau đây: Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC điều này hệ số phân tán của lớp TN giảm so với lớp ĐC. Từ đó cho thấy tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém, trung bình của nhóm TN thấp hơn so với lớp ĐC. Ngƣợc lại, tỉ lệ HS đạt loại khá và giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
75
Nhƣ vậy, kết quả học tập của lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp ĐC.
Cụ thể nhƣ sau: Lớp Thực nghiệm có 38/40 (chiếm 95,0 %) đạt trung bình trở lên, trong đó 27/40 (chiếm 67,50 %) đạt khá giỏi. Lớp Đối chứng có 33/40 (chiếm 80,0 %) đạt trung bình trở lên, trong đó 21/40 (chiếm 52,5 %) đạt khá giỏi.
Nội dung Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Điểm trung bình 7,5 6,5
Phƣơng sai 3,2 3,7
Độ lệch chuẩn 1,7 1,9
Nhƣ vậy, điểm trung bình chung của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, phƣơng sai và độ lệnh chuẩn của lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC chứng tỏ mức điểm của HS lớp TN đều hơn. Tiến hành kiểm định điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa”.
Ta có: F=
Giá trị tới hạn tra trong bảng phân phối ứng với mức ý nghĩa , với các bậc tự do và /là . Với mức ý nghĩa , tra bảng phân phối t – Student với bậc tự do
Giá trị tới hạn tra trong bảng phân phối ứng với mức ý nghĩa , Với các bậc tự do và /là . Ta đƣợc =1,05. Ta có giá trị kiểm định: √ = √ Với ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ √
Ta có . Nhƣ vậy, giả thuyết bị bác bỏ, điều đó có nghĩa là điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm sự phạm là có nghĩa.
76
3.5.3. Một số nghiên cứu trường hợp
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên tác giả không trực tiếp về Lào để trực tiếp tổ chức thực nghiệm nên hƣớng dẫn cho thầy yeng Norkorlor dạy lớp thực nghiệm quan sát 02 trƣờng hợp HS có lực học yếu (HS Kham Sy và HS Ame) thuộc lớp 9/1 trƣờng Dân tộc nội trú Huyện Sinh tỉnh Luông Năm Tha (nƣớc CHDCND Lào) để theo dõi quá trình học tập và sự tiến bộ của các em về các mặt:
- Tinh thần và thái độ của các em trong quá trình học tập - Mức độ hiểu bài, ghi nhớ các nội dung của bài học - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập
Tình hình học sinh trƣớc thực nghiệm nhƣ sau:
(1)Học sinh Kham Sy, lớp 9/1 trƣờng Dân tộc nội trú Huyện Sinh
Học sinh Kham Sy trƣớc khi thực nghiệm là HS học yếu, không chịu khó học bài, không tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, có biểu hiện mất kiến thức gốc. Điểm trung bình môn Toán của học kì 2 năm 2019-2020 đạt 4,2.
(2)Học sinh Ame, lớp 9/1 trƣờng Dân tộc nội trú Huyện Sinh
Học sinh Ame là một HS ngoan, hiền lành, trƣớc khi thực nghiệm là HS học yếu, thƣờng hay bị mất tập trung, ít tham gia các hoạt động trên lớp. Điểm trung bình môn Toán của học kì 2 năm 2019-2020 đạt 4,5.
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đánh giá 02 HS đƣợc quan sát, đánh giá nhận thấy:
Về thái độ học tập: Các em đã thể hiện sự quan tâm đến việc học nói chung, học môn toán nói riêng, trong lớp đã chú ý nghe giảng, ghi chép bài, làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên
Về các kiến thức thuộc chủ đề giải phƣơng trình vô tỉ: Các HS đã nắm đƣợc phƣơng trình vô tỉ, hiểu đƣợc cách giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản nhƣng vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình biến đổi do có một số kiến thức còn bị hổng.
Về kĩ năng thực hiện giải toán chủ đề giải phƣơng trình vô tỉ: Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm, em Kham Sy đƣợc 5 điểm, em Ame đƣợc 6 điểm. Đánh giá trên một số kĩ năng của các em với mức độ cụ thể:
77
Mức 2: Thực hiện đƣợc nhƣng cần phải có sự trợ giúp của giáo viên Mức 3: Tự thực hiện đƣợc các yêu cầu của giáo viên
Kết quả cụ thể nhƣ sau: Học sinh
Kĩ năng Kham Sy Ame
Giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản
Mức 2: Có thể nhận ra cách giải phƣơng trình vô tỉ cơ bản. Tuy nhiên còn thƣờng xuyên nhầm lẫn trong quá trình biến đổi, tính toán cần có sự hỗ trợ của giáo viên
Mức 2: Nắm đƣợc cách giải các dạng PT này. Biết cách biến đổi tính toán, ít nhầm lẫn nhƣng vẫn gặp khó khăn trong việc kết hợp nghiệm
Biến đổi để đƣa về phƣơng trình vô tỉ cơ bản
Mức 1. Chƣa thực hiện đƣợc các biến đổi để đƣa một phƣơng trình về phƣơng trình vô tỉ cơ bản
Mức 1. Chƣa thực hiện đƣợc các biến đổi để đƣa một phƣơng trình về phƣơng trình vô tỉ cơ bản Kết hợp nghiệm, đối chiếu
điều kiện của nghiệm
Mức 2: Biết thực hiện các yêu cầu nhƣng cần có sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của giáo viên
Mức 2: Tự xác định đƣợc yêu cầu đặt điều kiện cho phƣơng trình vô tỉ trƣớc khi giải nhƣng thƣờng hay quên, để giáo viên phải hƣớng dẫn, nhắc trong việc đối chiếu, kết hợp nghiệm
Có thể đánh giá chung, qua việc tham gia hoạt động thực nghiệm các em HSY có những chuyển biến nhất định nhƣng vẫn còn chậm và chƣa chắc chắn, đòi hỏi cần có thời gian dài hơn cũng nhƣ có sự quan tâm, giúp đỡ của GV đối với HSY nhiều hơn theo hƣớng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn
78
3.6. Kết luận chƣơng 3
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm sƣ phạm cho thấy mục đích thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp dạy học đã đƣợc khẳng định thông qua kết quả học tập của HS. Thực hiện các biện pháp sƣ phạm đề xuất đã góp phần phát triển kĩ năng giải bài tập cho HS, giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trƣờng THCS tỉnhLuông Năm Tha nƣớc CHDCND Lào
79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng giải toán thông qua dạy học giải phƣơng trình vô tỉ cho học sinh lớp 9 học yếu tại tỉnh Luông Nậm Thà (Lào), có thể rút ra một số kết luận sau:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS, hệ thống hóa quan điểm của nhiều nhà khoa học kỹ năng giải toán; phân tích một số khó khăn, sai lầm thƣờng gặp của HSY khi giải phƣơng trình vô tỉ ở trƣờng phổ thông.
Đề xuất 4 biện pháp sƣ phạm nhằm rèn luyện kỹ năng toán thông qua dạy học giải phƣơng trình cho HSY. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sƣ phạm đƣợc đề xuất.
Những kết quả thu đƣợc ở trên bƣớc đầu cho phép kết luận rằng: Mục đích nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đƣợc.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ánh, Đỗ Tiễn Đạt, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Văn Tuấn (2006), Hỏi - Đáp về dạy học Toán, Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục Lào (2013), Toán 9 (sách giáo khoa), Viêng Chăn.
3. Bộ Giáo dục Lào (2009). Khung phát triển ngành giáo dục từ 2009-2015, Viêng Chăn.
4. Phan Văc Các (1992), Từ điển Hán-Việt, Nxb Giáodục.
5. Nguyễn Hữu Châu (2008), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
6. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT, Nxb Giáo Dục.
7. Nguyễn Thái Hòe (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Kim (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Bá Kim (2009), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb ĐH Sƣ Phạm.
10. Trần Thị Kiều (2013), Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém môn toán 11 trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên.
11. Krutecxki A. V (1982), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. M. Alêcxêep, V.Onhsuc, M.Crugliac, V.Zabôtin (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục Hà Nội.
13. Trần Thành Minh, Nguyễn Thuận Nhờ, Nguyễn Anh Trƣờng (2004), Giải toán tích phân, giải tích tổ hợp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
15. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
16. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Pêtrôvxki.A.V (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Tập 2, Nxb
81 Giáo dục, HàNội.
19. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐàNẵng. 20. Polya G (1995), Giải một bài toán như thế nào, Nxb Giáo dục HàNội. 21. Polya G (1997), Sáng tạo toán học (bản dịch), Nxb Giáo dục HàNội. 22. Quốc hội Lào (2008), Luật Giáo dục CHDCND Lào
23. Trịnh Thị Phƣơng Thảo, Hoàng Trọng Duẩn (2018), Ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ học sinh yếu kém học tập toán, Hội nghị Khoa học Trẻ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, trang 36
24. Nguyễn Thụy Phƣơng Trâm (2018), Nghiên cứu về học sinh học chậm ở nước ngoài và những gợi ý áp dụng trong dạy học đối tượng học sinh học chậm môn Toán trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam, Tạp chí khoa học giáodục, trang 15 25. Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2018), Dạy học theo hướng hỗ trợ HS lớp 4 gặp khó khăn trong học toán, luận án tiến sĩ, ĐH Sƣ phạm2.
26. Thái Duy Tuyên (1992), Một số vấn đề hiện đại lý luận dạy học, Viện khoa học Giáodục.
27. Phouthong VONGPHANKHAM (2016), Rèn luyện kỹ năng giải bài tập giải tích cho sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa nước CHDCND Lào. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
PHỤ LỤC Phụ lục 1.
PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN
(Dành cho giáo viên đã và đang dạy toán lớp 9)
Để góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông, đề nghị các Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu này. Những thông tin thu đƣợc từ phiếu này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học không có mục đích nào khác.
Thầy/Cô lựa chọn bằng cách đánh dấu X vào ô tƣơng ứng (có thể đánh dấu nhiều ô trong một câu hỏi nếu thấy phù hợp)
Câu 1: Khi học chủ đề Giải phƣơng trình vô tỉ, thầy/cô có thấy khó với học sinh không?
Không khó Bình thƣờng Khó Rất khó
Câu 2: Những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học chủ đề giải phƣơng trình vô tỉ là gì?
Không biết phải bắt đầu làm nhƣ thế nào
Không biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập
Không biết cách trình bày
Tính toán, biến đổi thƣờng hay sai
Ý kiến khác
………
Câu 3: Theo thầy/cô, các lí do khiến học sinh gặp khó khăn khi học chủ đề giải phƣơng trình vô tỉ là gì?
Do không nhớ cách giải
Do không nắm chắc kiến thức